Giải đáp xem ăn lá lốt có mất sữa không cùng chuyên gia

Thu gọn
Mục lục

Lướt trên các hội mẹ bỉm sữa câu hỏi mà được nhiều mẹ quan tâm nhất chính là các thực phẩm lợi sữa, thực phẩm gây mất sữa. Không ai trên đời sinh ra đã biết “làm mẹ” từ việc bế con, cho con ăn, ru con ngủ,... rồi đến cả việc làm thế nào để mẹ luôn đủ sữa cho con bú cũng trở thành nỗi trăn trở đối với mẹ. Hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu ăn lá lốt có bị mất sữa không nhé !

ăn lá lốt có bị mất sữa không

Thành phần dinh dưỡng của lá lốt và công dụng

Lá lốt thuộc dạng cây thân thảo sống lâu năm, thuộc họ Hồ tiêu, Tên khoa học của lá lốt là Piper sarmentosum. Chiều cao của cây lá lốt khoảng 30-40cm, lúc còn nhỏ cây mọc thẳng, khi cây lớn lên, thân phát triển dài ra thì có thể bò trên mặt đất. Lá lốt có thể làm rau tăng hương vị cho các món ăn hoặc dùng đắp vào chỗ đau của những vết thương.

Người ta thường sử dụng cây lá lốt để làm gia vị nấu ăn và làm thuốc trị các bệnh nhất định. Cây lá lốt chứa các ancaloit và tinh dầu, trong khi lá lốt còn chứa nhiều protein, Gluxit, canxi, photpho, sắt, vitamin C, caroten. 

Theo y học cổ truyền, lá lốt là một vị thuốc có vị nồng, hơi cay, có tính ấm có công dụng chống hàn (như bị lạnh bụng), giảm đau, chống phong hàn, tay chân lạnh, tê tê, nôn mửa, đầy hơi, khó tiêu, đau đầu vì cảm lạnh… Ngoài ra nước lá lốt còn được những người bị bệnh tê thấp, ra mồ hôi trộm dùng để ngâm tay chân để giảm triệu chứng.

Trong ẩm thực Việt, lá lốt là một nguyên liệu không thể thiếu để nấu các món ăn như chả băm viên lá lốt, ốc nấu chuối đậu, canh lá lốt,chả lá lốt… bởi hương vị đặc trưng và giàu chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe con người.

Ăn lá lốt có bị mất sữa không

Lá lốt được biết đến như một thực phẩm tốt cho sức khỏe con người, cũng như mùi vị đặc trưng rất hợp cho khẩu vị người Việt. Trong nền ẩm thực Việt Nam, lá lốt được coi là đặc trưng của rất nhiều món ngon như Bò cuốn lá lốt và chả lá lốt ốc nhồi. Mặc dù được đánh giá cao, nhưng ăn lá lốt có mất sữa không? Theo các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo là không nên dùng cho bà đẻ, mẹ sau sinh vì ăn lá lốt có thể gây nên tình trạng ít sữa hoặc bị mất sữa. 

Các thực phẩm sạch có nguồn gốc từ thiên nhiên như rau xanh, trái cây có tác dụng tốt trong việc hồi phục sức khỏe của của phụ nữ sau khi sinh. Đồng thời thực phẩm xanh cũng góp phần bổ sung đầy đủ các vitamin và chất dinh dưỡng cần thiết trong quá trình chuyển hóa thành sữa mẹ. Mặt khác, những loại rau xanh như bắp cải, lá lốt,.. được coi như là một loại thực phẩm có thể tiêu diệt nguồn sữa mẹ. Nếu các mẹ sau sinh ăn lá lốt mất sữa hoặc gây tình trạng giảm tiết sữa cho con một cách nhanh chóng.

Cho nên, phụ nữ đang cho con bú tốt nhất là hạn chế việc ăn lá lốt, các món ăn được chế biến từ lá lốt để có thể bảo vệ nguồn sữa mẹ cân cần thiết cho con mỗi ngày. Mặc dù, trên thị trường luôn tồn tại rất nhiều các loại sữa công thức được quảng cáo có thể “thay thế sữa mẹ”, thực tế không có một loại sữa công thức nào chứa các hàm lượng hoàn toàn phù hợp với hệ tiêu hóa của trẻ như sữa mẹ. Thậm chí, trong các loại sữa công thức luôn luôn ngầm chứa các loại độc tố gây hại đến cơ thể trẻ như 3-MCP được các hội người tiêu dùng Hồng Kông tìm thấy trong sữa bột từ tháng 8-2020. Luôn có độ rủi ro và mức độ thiếu an toàn nhất định trong sữa công thức như phân tử sữa lớn dễ khiến trẻ táo bón, sữa thiếu vitamin A,E cần thiết cho sự phát triển của trẻ nhỏ. Vì thế, giữ được nguồn sữa mẹ dồi dào cũng là “tấm vé” cho sự phát triển đồng đều về cả thể chất và trí tuệ.

Mặc dù mẹ đã rõ ăn lá lốt có bị mất sữa không, tuy nhiên thì nguyên nhân gây mất sữa còn phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố khác như cơ địa, chế độ sinh hoạt. Vì vậy nên để đảm bảo chất lượng và số lượng sữa cho con thì mẹ cũng cần thiết điều chỉnh và duy trì một chế độ ăn uống, nghỉ ngơi lành mạnh nhất.

Những thực phẩm gây mất sữa nên tránh

Mẹ thân mến, mẹ cần rất nhiều sức lực để sinh con, vì thế sau sinh sức khỏe sản phụ trở lên rất yếu vì thế mẹ cần có chế độ dinh dưỡng phù hợp. Việc lựa chọn thực đơn vừa bồi dưỡng được sức khoẻ vừa đảm bảo cung cấp đủ sữa cho con là điều cần thiết với mẹ sau sinh. Mẹ nên ăn uống những thực phẩm đảm bảo, ăn chín uống sôi là một trong những tiền đề bảo vệ sức khỏe chính mình từ đó có thể chăm sóc bé yêu tốt hơn. Ngoài việc ăn lá lốt có mất sữa không thì vẫn còn nhiều những loại thực phẩm cấm kỵ sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Nhẹ thì ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, nặng thì gây tình trạng mất sữa hoàn toàn ở mẹ.

Dưới đây chuyên gia chăm sóc mẹ và bé sẽ liệt kê một số thực phẩm mẹ cần hạn chế ăn để có nguồn sữa dồi dào cho con yêu như:

- Rau Mùi Tây: Có khả năng ảnh hưởng cực lớn đến nguồn sữa mẹ. Các mẹ sau sinh ăn mùi tây có thể bị giảm lượng sữa, mất sữa, gây mùi lạ ở sữa. Vì vậy mẹ cần cân nhắc loại thực phẩm này trong thực đơn nhé.

- Măng: Đây cũng là thực phẩm mẹ cần liệt kê trong danh sách cần kiêng trong thời kỳ ở cữ. Trong măng có thành phần độc tố xyanua khá lớn. Ngoài ra thì măng cũng được cho là một trong những nguyên nhân mất sữa ở mẹ.

- Bạc Hà: Kết quả nhiều nghiên cứu ở những phụ nữ sau sinh khi ăn một lượng lớn kẹo bạc hà mỗi ngày sẽ làm số lượng sữa cho ra giảm rõ rệt. Ngoài ra mẹ ăn vào sẽ ảnh hưởng đến mùi sữa cho con bú. 

- Bắp Cải: Người ta cũng hay sử dụng phương pháp đắp bắp cải lên ngực để trị tắc tia sữa, thông sữa, giảm đau tức cho mẹ sau sinh. Nhưng việc ăn bắp cải lại được cho là một trong những lý do khiến mẹ mất sữa, tắc tuyến sữa, giảm lượng sữa cho con bú. Tuy chưa có dẫn chứng khoa học nào cụ thể về ảnh hưởng này nhưng tốt nhất là mẹ nên không nên lạm dụng thực phẩm này, ăn vừa đủ, đúng liều lượng.

- Lá Dâu: Được biết biết đến là thực phẩm khiến cho phụ nữ sau khi sinh bị mất sữa. 

Sau sinh mẹ cần phải kiêng cữ nhiều thứ, ngay cả những món ăn mà thường ngày rất bổ dưỡng, những sau sinh lại trở thành “sát thủ” lấy đi nguồn sữa mẹ. Bài viết ăn lá lốt có bị mất sữa không đã giải đáp thắc mắc về món lá lốt có làm mẹ mất mất sữa hay không đồng thời cung cấp cho các mẹ thêm thông tin về các loại thực phẩm nên hạn chế trong thời gian ở cữ. Hy vọng qua bài viết này mẹ có thêm hành trang hữu ích nhằm giữ gìn sức khoẻ thật tốt để nuôi con lớn khôn, khỏe mạnh nhé.

 

 

Bài viết liên quan