Giải đáp thắc mắc: Mẹ sau sinh ăn mướp đắng có bị mất sữa không

Thu gọn
Mục lục

Ăn mướp đắng có mất sữa không? Đây là vấn đề được nhiều mẹ sau sinh rất quan tâm vì lo lắng cho nguồn sữa. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, sữa mẹ đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của trẻ nhỏ, chỉ duy nhất sữa mẹ có đủ các hàm lượng chất dinh dưỡng cho sự phát triển của trẻ trong những năm tháng đầu đời. Cũng chính vì thế, các mẹ luôn mong muốn mình có nguồn sữa dồi dào cho con ti. Thế nhưng có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến lượng sữa mẹ, mà trong đó có cả chế độ ăn uống. Dân gian lưu truyền rằng ăn mướp đắng mất sữa, cùng tìm hiểu xem thực hư vấn đề này ở bài viết dưới đây nhé!

ăn mướp đắng có mất sữa không

Thành phần và tác dụng của Mướp Đắng

Như chính tên“mướp đắng”  đã cho mọi người biết đây là  loại thực phẩm có vị đắng lạ khiến nhiều người phải lắc đầu tránh xa, nhưng nó cũng là món khoái khẩu của rất nhiều chị em cúng chính vì cái vị đắng lạ ấy. 

Mướp đắng là cây leo, thường mọc ở những vùng khí hậu nhiệt đới, cận nhiệt đới. Mướp đắng thuộc họ Bầu bí. Quả mướp đắng là loại của đắng nhất trong số các loại rau củ quả dùng làm món ăn.

Các chất dinh dưỡng có trong mướp đắng rất cần thiết cho hoạt động của cơ thể như các vitamin nhóm B, canxi, beta-caroten...và các khoáng chất như mangan, kẽm, magie,..có khả năng thanh lọc, giải nhiệt cơ thể, nhuận tràng, điều trị tình trạng nóng trong và có khả năng tăng cường thị lực.

Trong Đông y cũng ứng dụng thực phẩm này như một vị thuốc. Với vị đắng, tính hàn, không độc, mướp đắng thường được ứng dụng để đặc trị các bệnh ngoài da và tăng cường sức khỏe làn da.

Y học hiện đại thì thường dùng chiết xuất từ mướp đắng để chữa các bệnh về vi khuẩn và virus, có khả năng chống các tế bào ung thư. Đây cũng là một trong những thành phần chiết xuất hỗ trợ đắc lực cho các bệnh nhân ung thư đang chữa trị bằng tia xạ.

Ngoài ra mướp đắng còn được biết đến với tác dụng dược lý sau:

- Có khả năng chống lại các gốc tự do. 

Đây cũng chính là tác nhân gây tình trạng lão hoá sớm cũng như các bệnh về tim mạch như tăng huyết áp, rối loạn lipid máu,..và các bệnh đường tiết niệu cũng như ảnh hưởng đến hệ thần kinh.

- Ăn mướp đắng giúp hoạt động oxy hóa glucose hiệu quả hơn.

Trong mướp đắng có thành phần giúp ngăn chặn quá trình hấp thu glucose vào các tế bào và ức chế hoạt tính các men tổng hợp glucose.

- Dùng mướp đắng đồng nghĩa với việc tăng tiết insulin cho cơ thể và hỗ trợ chữa bệnh tiểu đường.

Đây là công dụng tuyệt vời của mướp đắng giúp hỗ trợ những bệnh nhân tiểu đường trong quá trình điều trị hiệu quả hơn. Các kiểm nghiệm chỉ ra rằng nước ép mướp đắng có khả năng chữa tiểu đường tuýp 2 khi mới mắc bệnh ( chưa dùng các loại tân dược để chữa). Khi phối hợp với thành phần sulfamid chữa tiểu đường dạng 2 có thể tăng hiệu quả thuốc, giảm liều dùng và các tác dụng phụ khác từ thuốc.

- Đông Y nhắc đến công dụng khác của mướp đắng đó là chữa ho và các bệnh ngoài da như mụn trứng cá, rôm sảy.

Người ta thường xay nhuyễn trái mướp đắng rồi lọc lấy phần nước cốt. Có thể uống hoặc bôi trực tiếp ngoài da để giảm các tình trạng rôm sảy, mụn nhọt, giúp da sáng mịn hơn.

Ngoài ra thì nước sắc từ loại quả này còn có khả năng giúp cơ thể phòng ngừa các bệnh về tim mạch, hệ thần kinh, các bệnh ung thư cũng như giảm các tác hại của tia xạ cho người đang điều trị bệnh.

Mẹ sau sinh ăn mướp đắng có mất sữa không

Mặc dù trong mướp đắng chứa rất nhiều vitamin và vi khoáng chất cần thiết cho cơ thể, nhưng sử dụng mướp đắng thường xuyên lợi không được khuyến khích với phụ nữ cho con bú. Ăn mướp đắng có nguy cơ hạ đường huyết cao nên mẹ cần hạn chế thực phẩm này nhé.

Thành phần vicine có trong quả mướp đắng là nguyên nhân gây thiếu máu rất hại cho cơ thể. Đối với những mẹ sau sinh khi chưa phục hồi sức khoẻ mà ăn một lượng mướp đắng nhất định sẽ có các triệu chứng như đau đầu, đau thắt bụng thậm chí là hôn mê.

Thêm vào đó ăn mướp đắng có bị mất sữa không? Đặc tính tính hàn của mướp đắng rất dễ gây ảnh hưởng đến hoạt động hệ tiêu hoá như tiêu chảy, rối loạn tiêu hoá. Từ đây khiến cơ thể mẹ giảm tiết sữa và chất lượng sữa không được đảm bảo.

Một tác hại nữa của mướp đắng với phụ nữ mang thai và đang cho con bú không nên ăn thực phẩm này là mướp đắng gây co thắt tử cung, xuất huyết và làm hư thai. Mướp đắng còn gây kích thích tử cung dẫn đến sinh non ở mẹ bầu. Đồng thời, vị đắng của loại quả này rất dễ gây vị lạ ở sữa khiến bé bỏ bú và quấy khóc hơn.

Các yếu tố ảnh hưởng đến nguồn sữa mẹ. 

- Chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng: Sinh con là một thiên chức của người phụ nữ nhưng lại rất rất nhiều sức lực, đây cũng là lý do vì sao các mẹ sau sinh cần có chế độ chất dinh dưỡng thật sự hợp lý để đảm bảo sức khỏe cũng như lượng sữa cho con bú. Việc bổ sung đầy đủ dưỡng chất cũng như duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh là điều cần thiết đối với bất kỳ mẹ sau sinh nào. Vậy một thực đơn như thế nào là hoàn hảo cho mẹ thời kỳ ở cữ này?

Các chuyên gia đã khuyến cáo rằng, thời điểm cho con bú là lúc mẹ cần bổ sung nhiều nhất các năng lượng cũng như dưỡng chất. Điều này vừa để đảm bảo cơ thể mẹ luôn trong trạng thái khỏe mạnh đồng thời có thể sản sinh một lượng sữa đảm bảo để nuôi con khỏe mạnh. Thông thường, mỗi mẹ bỉm sữa nên bổ sung khoảng 2.700 calo cho mỗi ngày.

Ngoài ra thì việc tránh xa các thực phẩm gây hiện tượng mất sữa, tắc sữa, ít sữa trong thực đơn là điều mẹ cần lưu ý kỹ đặc biệt là lá lốt, mướp đắng, bắp cải,.. cũng như các chất kích thích không tốt cho cơ thể khác.

- Uống đủ lượng nước mỗi ngày: Việc tiết sữa mẹ có chịu ảnh hưởng nhiều của việc mẹ bổ sung đủ lượng nước mỗi ngày, sữa mẹ có thành phần chủ yếu là nước, việc mẹ bổ sung đủ lượng nước mỗi ngày cũng đóng vai trò không nhỏ trong việc ổn định lượng sữa cho bé bú mỗi ngày. Ngoài nước lọc, nước khoáng uống mỗi ngày mẹ cũng có thể uống bằng các loại nước ép, sữa, sinh tố trái cây giàu dinh dưỡng mẹ nhé!

- Hạn chế các thức uống chứa các chất kích thích: Loại đồ uống không có lợi cho sức khỏe chính là cafein, đặc biệt là với các mẹ sau sinh. Theo nhiều nghiên cứu, mẹ sau sinh đang cho con bú uống hơn 3 cốc cafein mỗi ngày có thể khiến cho em bé khó ngủ, cáu bẳn, khó chịu. Bên cạnh đó, uống quá nhiều cafein sẽ làm cho nhịp tim của mẹ đập nhanh hơn, mất ngủ, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của mẹ, đồng thời ức chế việc tiết hormon prolactin - hormon chịu trách nhiệm kích thích tiết sữa mẹ. Chính vì những tác hại không tốt của cafein nên tốt hơn hết là mẹ đang cho con bú hãy hạn chế uống các loại thức uống hay ăn các thực phẩm chứa cafein.

Theo nhiều nghiên cứu trên  khắp thế giới, mẹ đang cho con bú sử dụng chất kích thích như rượu bia  sẽ khiến các cơ vận động của trẻ chậm phát triển, và bé khó tăng cân.

- Do mẹ uống thuốc không theo chỉ định của bác sĩ: Mẹ sau sinh cũng rất cần cẩn thận khi dùng các loại thuốc để tránh những tác động xấu đến nguồn sữa cung cấp cho con. Đã rất nhiều minh chứng cho thấy việc sử dụng các loại thuốc đặc trị điển hình như cao huyết áp, tiểu đường, hen suyễn vẫn có thể duy trì khi cho con bú. 

Tuy nhiên cũng có những loại thuốc có khả năng ảnh hưởng đến sự điều tiết sữa mẹ. Đồng thời việc mẹ dùng thuốc có thể làm hàm lượng thuốc nhỏ theo sữa mẹ vào cơ thể bé. Điều này gây bất lợi cho cơ thể trẻ nhỏ bởi lúc này các cơ quan của con chưa phát triển hoàn thiện để có thể đào thải các chất thuốc ra ngoài cơ thể.

Chắc hẳn qua bài viết đã giải thích cho mẹ vấn đề ăn mướp đắng có mất sữa không. Sữa mẹ rất quan trọng với sự phát triển của trẻ nhỏ đặc biệt là trong 6 tháng đầu khi bé cần bú hoàn toàn bằng sữa mẹ. Vì thế, mẹ cần phải tránh các thực phẩm gây mất sữa và độc hại như mướp đắng mẹ nhé! 

 

Bài viết liên quan