Từ xưa Bạch cập đã được biết đến như một loại dược liệu được ứng dụng trong rất nhiều bài thuốc dân gian hiệu quả. Bài viết hôm nay sẽ chia sẻ những thông tin sâu hơn nữa về thảo dược này cùng ứng dụng của chúng trong công cuộc tăng cường và bảo vệ sức khoẻ cho con người.
Bạch cập là gì?
Bạch cập là thực vật được ghi nhận khoa học lần đầu vào năm 1878 với tên là Bletia Hyacinthina R. Br hay Bletilla striata (Thunb.) Reichb.f. Nó được liệt kê vào họ Lan- Orchidaceae.
Nhờ mang giá trị sức khỏe cao cho cơ thể con người, Bạch cập ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong các bài thuốc Đông Y với các tên gọi khác như Dạ Lan Hương, Bạch căn, Cam căn, Liên cập thảo, Hát tất đa ( Kim Quang Minh Kinh), Võng lạt đa, Nhược lan lan hoa, Từ lan (Quần Phương Phổ), Trúc túc giao, Tuyết như lai, Tử tuệ căn, Tử lan căn.
Mô tả cây Bạch cập
Cây bạch cập là một loài lan sống ở trên cạn, sống lâu năm, dạng thân thảo. Lá cây mọc từ rễ lên dạng hình mác, vào hè thì chúng mang màu đỏ tía. Mỗi giả hành thường tạo ra được từ 3-5 lá xếp thành các nếp, mỏng như giấy, dạng hình kiếm và có màu xanh lục nhạt.
Bạch cập có hoa nhỏ mọc thành chùm từ 3 đến 7 chùm ở trên đỉnh. Mùa hoa nở vào tầm những tháng cuối của mùa xuân. Cây cho quả dạng hình nang thoi, gồm 6 cạnh có độ dài trung bình là 3cm và đường kính 1cm.
Rễ cây bạch cập phình lên hình thành nên củ. Đây cũng là bộ phận được sử dụng làm dược liệu của cây Bạch cập.
Phân bố
Bạch cập là loài lan có nguồn gốc từ Trung Quốc được trồng phổ biến ở các tỉnh Thiểm Tây, An Huy, An Khánh, Trung Phủ…
Bạch cập cũng được các nhà thực vật đánh giá là loài lan sống trên cạn dễ chăm sóc nhất.
Cây Bạch cập được di thực vào Việt Nam từ rất sớm. Thảo dược này thường được tìm thấy ở các vùng núi cao, khí hậu mát mẻ như Hà Giang, Lạng Sơn, Lào Cai, Tuyên Quang. Khi thu hái thì người ta nhận thấy rằng dược liệu Bạch cập thu được khi trồng ở Việt Nam có hình dạng khác biệt với vị thuốc Bạch cập có nguồn gốc từ các địa phương ở Trung Quốc, thường thì sẽ nhỏ hơn và không dày bằng.
Cách trồng cây Bạch cập
Người ta thường dùng phương pháp trồng cây Bạch cập như sau để đảm bảo hàm lượng dược liệu được nuôi dưỡng nhiều nhất:
Bạch cập ưa môi trường đất giàu hữu cơ với độ ẩm trung bình, khả năng thoát nước tốt và dưới bóng râm, nơi không chịu ảnh hưởng trực tiếp từ nắng mặt trời gay gắt.
Đây cũng là loài thực vật rất hút chim chóc và sâu bệnh nên cần có các biện pháp phòng ngừa sớm để cây có thể phát triển khỏe mạnh.
Vào mùa xuân, khi Bạch cập cho hoa thì cần thiết cung cấp ẩm thường xuyên.
Thành phần hoá học
Các nhà nghiên cứu khoa học tìm thấy các thành phần hoá học có trong vị thuốc Bạch cập gồm: một ít tinh dầu, 30.48% tinh bột, 14.6% nước, các glycogen , chất nhầy, bletilla manna chứ các mannose và 1.5% glucose,...
Ngoài ra, người ta còn phát hiện một lượng rất nhỏ chất flavonoid có trong Bạch cập. Tuy nhiên thì do hoạt chất này ở Bạch cập là quá ít nên không được ứng dụng nhiều cho chữa bệnh.
Bộ phận sử dụng
Người ta sử dụng bộ phận rễ củ của cây Bạch cập để chế biến thành thuốc chữa bệnh. Bộ phận này thường có hình bánh chày dạng dẹt phẳng. Củ Bạch cập màu trắng, chất khô cứng, khó bẻ gãy. Trên bề mặt dược liệu có các vân nhỏ tụ đồng tâm giống như vỏ ốc. Loại dược liệu tốt nhất là củ màu trắng đục, dày và đặc rắn.
Thu hái, sơ chế, bảo quản
Thu hái: Dược liệu này có thể thu hái quanh năm, nhưng thời điểm thích hợp nhất là vào mùa đông tầm tháng 2 hàng năm.
Sơ chế: Đào lấy phần rễ củ, rửa sạch đất cát, cắt bỏ các phần rễ con rồi nhúng nước sôi hoặc đồ lên đến khi mặt trong không còn lõi trắng. Sau đó đem phần rễ đem phơi cho đến khi khô một nửa thì lược bỏ phần vỏ ngoài, thái lát , tiếp tục phơi đến khi khô hẳn. Có thể tán thành bột hoặc làm thành hoàn để dự trữ.
Bảo quản: Đem dược liệu trữ tại nơi khô ráo, tránh ẩm mốc, mối mọt làm ảnh hưởng đến dược tính. Thường xuyên kiểm tra, phơi khô ngoài nắng.
Bạch cập có tác dụng gì
Theo Y học cổ truyền:
Vị thuốc Bạch cập được các báo nước ngoài nhắc đến là vị thuốc y học cổ truyền châu Á nhằm điều trị các vấn đề về niêm mạc của ống tuỷ sống.
- Theo Trung Dược Học, chất nhầy trong Bạch cập có tác dụng cầm máu rất tốt. Khi sử dụng Bạch cập cho 69 ca loét xuất huyết thì cho thấy hiện tượng cầm máu trung bình từ 5-6 ngày. Ngoài ra thì 29 trường hợp khác thì cho kết quả 23 ca khỏi, 1 ca mổ, 4 ca chết. Điều này khẳng định được tác dụng của Bạch cập trong việc điều trị những trường hợp loét dạ dày, tá tràng có chọn lọc.
- Trong một nghiên cứu ở ống nghiệm cho thấy Bạch cập kháng khuẩn tốt, có tác dụng ức chế hoạt động vi khuẩn Gram (+) và trực khuẩn lao ở người. Trung Dược Học chỉ ra rằng vị thuốc này có tác dụng hạn chế tụ trực khuẩn trắng, liên cầu A đồng thời kích thích tăng sinh tế bào giúp vết thương nhanh lành hơn.
- Dùng dầu hoặc tán dược liệu Bạch cập thành bột đắp tại chỗ ở các trường hợp bị bỏng hoặc chấn thương dưới 11% cơ thể. Ngày 5-6 ngày đắp và thay băng một lần, cho kết quả tích cực chỉ sau 1-3 tuần.
Theo Y học hiện đại:
Khi nghiên cứu sâu vào dược liệu, các nhà khoa học nhận thấy những tác động của vị thuốc Bạch cập đối với cơ thể như sau:
- Bạch cập có khả năng rút ngắn thời gian đông máu và hỗ trợ tăng tốc độ lắng máu, được ứng dụng cho việc cầm máu.
Điều này đã được thực nghiệm trên thỏ và ếch. Khi tiêm dịch nhầy Bạch cập vào tĩnh mạch chủ dưới của ếch thì thấy hiện tượng hồng cầu ngưng kết trong mạch máu ngoại vi hình thành máu khối từ đó bịt những mạch máu bị tổn thương mà không cản trở các mạch lớn. Ở thỏ thì người ta cắt ngang đùi, kẹp các động mạch lớn lại rồi đắp nước Bạch cập lên thì thấy máu đang chảy được cầm lại ngay.
- Bạch cầu được ứng dụng thuốc hỗ trợ điều trị xuất huyết dạ dày và hành tá tràng.
Thực nghiệm trên chó gây mê như sau: chọc thủng nhân tạo dạ dày và tá tràng mỗi chỗ một lỗ nhỏ với đường kính 1cm. Sau đó tiêm vào chỗ vừa tạo 9g bột Bạch cập. Chỉ sau 40 giây khi bột Bạch cập hoàn toàn lấp kín hình thành một màng phủ kín lỗ thủng.
- Bạch cập ứng dụng điều trị lao phổi.
Thực nghiệm lâm sàng khi sử dụng bột Bạch cập cho 60 trường hợp bệnh nhân lao phổi được chẩn đoán mãn tính không có khả năng đáp ứng được với thuốc điều trị thông thường cho thấy: Sau 3 tháng uống thuốc cho 42 trường hợp phục hồi (kết quả X.quang giảm, hang khép lại, ESR bình thường, đờm âm tính, các triệu chứng biến mất), 13 trường hợp tiến triển khả quan và 2 trường hợp còn lại không có tác dụng gì.
- Bạch cập có tác dụng ngăn ngừa ung thư.
Các nhà khoa học vẫn đang tiếp tục nghiên cứu sâu hơn về tác dụng này từ chất nhầy của vị thuốc Bạch cập.
Vị thuốc Bạch cập
Tính vị
Theo sách Bản Kinh, Bạch cập có vị đắng, tình bình.
Theo cuốn Ngô Phổ Bản Thảo thuốc có vị đắng, cay, tính hàn.
Trong Lôi Công Bào Chích Luận viết vị cay, không độc.
Y Học Khởi Nguyên nhắc đến Bạch cập vị ngọt, tính sáp.
Trung Dược Học viết thuốc có vị đắng, ngọt, tính mát.
Sách Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách đề cập dược liệu là vị đắng tính bình.
Quy kinh
Bạch cập được ghi chép vị trí quy tại các kinh Phế, Thận, Vị, Can.
Bài thuốc ứng dụng Bạch cập dược liệu
Bài thuốc 1: Bạch cập trị xuất huyết do loét dạ dày.
Khi dùng 2g Bạch cập, Ô tặc cốt ngày 3-4 lần cho thấy: với 108 ca xuất huyết dạ dày dùng, sau 3 ngày phân đen chuyển thành vàng ở 47 ca, 89 ca thời gian phân chuyển vàng muộn hơn 4 ngày, có 20 ca sử dụng sau 3 ngày máu và phân chuyển sang âm tính.
Bài thuốc 2: Bạch cập trị bệnh lao.
Mỗi ngày sử dụng 6g bạch cập cho 60 trường hợp loại lao phổi đã lờn thuốc chống lao tại Viện phòng trị lao Cẩm Châu cho kết quả: Sau 3 tháng kiểm tra lại có tới 42 ca khỏi lâm sàng (chụp X quang phổi, vết tổn thương tiêu hoặc xơ hóa, hang liền miệng, đàm BK âm tính (-), tốc độ lắng máu bình thường, triệu chứng lâm sàng hết), 13 ca có tiến triển tích cực, 2 ca không khỏi.
Dùng Bạch cập làm đẹp như thế nào?
Chuẩn bị: 15g Bạch cập, 30g mỗi vị Bạch chỉ, Bạch liễm, Bạch truật, 9g mỗi vị Bạch phụ tử, Bạch linh ( Bỏ vỏ), Bạch tế tân.
Công dụng: Khu phong hoạt huyết, làm mờ nếp nhăn, làm mềm mịn và trắng da.
Cách làm: Tán các dược liệu trên thành bột mịn, hoà thành hỗn hợp với lòng trắng trứng gà rồi nặn thành hoàn to bằng đầu ngón út.
Cách dùng: Mỗi khi sử dụng hoà một viên với nước ấm thành chất lỏng sệt bôi một lớp lên mặt. Sau 60 phút thì rửa sạch với nước. Dùng hàng ngày.
Các món ăn từ Bạch cập
Món ăn bạch cập đánh trứng gà:
Công dụng: Hỗ trợ điều trị người ho ra đờm, có máu, lao phổi.
Thành phần: 1 quả trứng gà, 5g bột mịn.
Cách làm: Đập trứng gà vào chén rồi đánh cùng bột mịn. Hãm với nước sôi rồi ăn.
Món ăn bạch cập hầm yến sào:
Công dụng: Dùng tốt cho người giãn phế quản, ho có đờm, lao phổi, hen phế quản, viêm khí quản.
Thành phần: 10g các thành phần bạch cập, yến sào, đường phèn.
Cách làm: Cho bạch cập và yến sào vào hầm cách thuỷ khi gần chín thì cho đường phèn khuấy cho tan. Mỗi ngày dùng 2 lần.
Những điều lưu ý khi sử dụng Bạch cập
Cần lưu ý những vấn đề sau khi sử dụng vị thuốc Bạch cập:
- Không dùng trong trường hợp có ung nhọt bị vỡ.
- Không nên kết hợp sử dụng với các vị thuốc mang tính hàn, vị đắng.
- Những người ung thư phổi thời kỳ đầu, khái huyết do thực nhiệt và ngoại cảm hạn chế sử dụng.