Được người xưa ví như linh đơn diệu dược, vừa chữa bệnh vừa làm mỹ phẩm cải thiện làn da trắng hồng- Kỷ tử được xem như loại thảo dược quý giá mà đến cả các thiền sư Tây Tạng còn phải ca ngợi về công dụng của chúng. Vậy cơ chế tác động của vị thuốc Kỷ tử đối với cơ thể con người có lợi như thế nào? Mọi người cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé!
Mô tả dược liệu
Câu kỷ tử hay Kỷ tử là vị thuốc quen thuộc được sử dụng dưới các tên khác như Câu khơi, Khởi tử, Địa cốt tử, Khủ khởi,..
Loại cây này có tên khoa học là Fructus Lycii Mill thuộc họ Cà Solanaceae.
Câu kỷ tử, kỷ tử là quả chín sau khi phơi hoặc sấy khô của cây kỷ tử, được đặc dụng để làm dược liệu chữa bệnh.
Đặc điểm
Đây là thực vật có nguồn gốc từ châu Á, là một cây thân chỉ cao từ 0.5 đến 1.5m, phân thành nhiều cành nhỏ, tuổi đời kéo dài từ 10 đến 15 năm. Lá cây kỷ tử mọc so le nhau, có một vài lại mọc vòng tụ thành một điểm, cuống lá ngắn. Phiến lá cây hình lưỡi mác, mép lá nguyên. Mùa hoa nở là từ tháng 6 đến tháng 9, hoa kỷ tử rất đẹp với màu tím đỏ, mọc đơn độc từ các kẽ lá. Cây kỷ tử kết trái vào tháng 7 đến tháng 10, quả chín đỏ mọng, hình trứng dài, vị hơi chua, trong chứa hạt hình tạng thận dạng dẹt, màu vàng.
Phân bố
Cây kỷ tử xuất hiện phổ biến ở các tỉnh thành của Trung Quốc như Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam, Cam Túc, Ninh Hạ, Thanh Hải,...
Trước đây khi chưa di thực vào Việt Nam thì nước ta phải nhập dược liệu hầu hết từ Trung Quốc. Hiện nay cây Kỷ tử đã được quy hoạch trồng tại các vùng dược liệu chuyên canh ở Việt Nam, nơi có khí hậu mát mẻ quanh năm như Hà Giang, Lào Cai.
Thành phần hoá học
Không phải tự nhiên Kỷ tử lại được đánh giá cao về dược tính chữa bệnh. Các nhà nghiên cứu khoa học đã chỉ ra các thành phần cấu tạo nên Câu Kỷ tử chứa nhiều hoạt chất tốt cho cơ thể con người.
Câu Kỷ tử kỳ thật cung cấp rất nhiều dưỡng chất cần thiết cho con người. Cụ thể thành phần Câu kỷ tử có sự đóng góp của 8 loại axit amin có tác dụng tăng cường sức khỏe thể chất lẫn trí não con người. Cứ nạp 120g Câu kỷ tử tương đương với cấp 10% lượng chất đạm cần thiết cho cơ thể. Ngoài ra hàm lượng chất Carbohydrate có trong dược liệu còn giúp cơ thể cân bằng đường huyết, tăng cường sức khoẻ cho người mới ốm dậy, giảm hoa mắt, chóng mặt.
Ngoài ra, trong vị thuốc này còn chứa các loại vitamin nhóm B, C, A có tác dụng tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, làm sáng mắt, đẹp da và các khoáng chất thiết yếu cho sức khoẻ con người như Canxi, kẽm, Sắt, Protein, Bethanie, Axit Amino, Linoleic acid, Thiamine,..
Mỗi 100gr quả dược liệu chứa 3,96mg Caroten, 150mg Canxi, 3mg Vitamin C, 6.7mg P, 3.4mg Fe, 1.7mg Axit lactic,..hàm lượng dưỡng chất tìm thấy dồi dào hơn rất nhiều loại thảo dược khác.
Bộ phận sử dụng
Quả cây kỷ tử được sử dụng để bào chế thành dược liệu chữa bệnh.
Lúc thu hái cần chọn những quả chín có màu sắc khoẻ mạnh là đỏ tươi, vỏ nhăn nheo.
Thu hái, sơ chế
Thời điểm thích hợp để thu hoạch dược liệu là vào tháng 8 tháng 9, đấy cũng là lúc cây sai quả nhất và đồng thời chứa nhiều dưỡng chất chữa bệnh nhất.
Nên thu hoạch quả vào sáng sớm hoặc chiều mát.
Sơ chế: Khi hái quả về thì đem phơi ở nơi bóng râm cho đến khi có dấu hiệu nhăn ở vỏ thì mới đem phơi khô ngoài nắng mặt trời.
Cách bảo quản
Nên trữ dược liệu ở môi trường khô ráo, thoáng mát.
Người ta hay phun rượu hoặc xông diêm sinh định kỳ để bảo quản dược liệu nhằm chống mối mọt, ẩm mốc.
Tác dụng của kỷ tử
Theo Y học cổ truyền:
Công dụng của Kỷ tử trong các ghi chép Đông Y là cường tịnh âm đạo, an thần, bổ ích tinh huyết, khí hư lao, nhuận phế, trừ phong, bổ gân cốt, ích khí, tư thận, minh mục,..
Dược liệu Câu Kỷ tử chủ trị các bệnh:
- Chứng âm huyết hư tổn ở nữ giới.
- Di tinh ở nam giới.
- Can thận âm hư, huyết hư gây các triệu chứng chóng mặt, đau thắt lưng, khái thấu.
Theo Y học hiện đại:
Kỷ tử có tác dụng với sức khỏe con người như sau:
- Tăng cường chức năng sinh lý cho cơ thể: khi sử dụng cho nam giới chứng minh được kỷ tử cải thiện sức khoẻ sinh lý như khắc phục tình trạng giảm ham muốn, chất lượng tinh trùng kém, xuất tinh sớm, rối loạn cương dương,..
- Kỷ tử cải thiện sức khỏe hệ miễn dịch: Công dụng này là nhờ sự kích thích đại thực bào, tăng tác dụng của enzym tiêu hoá lysozyme nhờ đó ngăn ngừa vi khuẩn gây bệnh.
- Vị thuốc tăng cường chức năng gan hiệu quả: Betaine hydrochloride có trong dược liệu làm tăng sinh chất bảo vệ tế bào gan là phospholipids trong huyết thanh và gan. Bởi vậy nên người bị gan hay uống trà kỷ tử để thanh lọc và giải độc gan.
- Kỷ tử hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường: Kết quả kiểm nghiệm trên chuột cho thấy chiết xuất từ thảo dược này làm giảm đường huyết ở chuột. Khi sử dụng trên cơ thể con người thì nhận thấy sự giảm đáng kể nồng độ glucose trong máu và nồng độ cholesterol toàn phần ở huyết thanh (TC) triglyceride (TG) và nồng độ cholesterol lipoprotein mật độ cao.
- Kỷ tử cải thiện thị lực: Các nghiên cứu đã phát hiện ra hoạt chất Polisaccarit có trong dược liệu làm ức chế phản ứng oxy hoá trong tế bào mô võng mạc và chất zeaxanthin có tác dụng bảo vệ mắt khỏi các tia có hại và các gốc tự do.
- Chất Polisaccarit kể trên còn có khả năng chống tăng huyết áp và các bệnh liên quan khác.
- Kỷ tử hỗ trợ điều trị ung thư dạ dày: Thử nghiệm thuốc trên bệnh nhân ung thư dạ dày đã cho thấy sự thay đổi tích cực của kích thước khối ư và ức chế sự di căn của tế bào ung thư.
- Vị thuốc chữa suy nhược cơ thể: Nhờ các thành phần dưỡng chất dồi dào, khi sử dụng Kỷ tử, những người mới ốm dậy hay stress, gầy gò đều cải thiện sức khoẻ hiệu quả.
- Kỷ tử điều trị bệnh trầm cảm: Các hoạt chất, vitamin, chất xơ có trong dược liệu giúp giảm bớt căng thẳng, rối loạn lo âu, cung cấp năng lượng cho sức khoẻ tinh thần.
- Kỳ tử được sử dụng để giảm đau, kháng khuẩn, tiêu viêm. Nó giúp phục hồi các vết thương trên cơ thể nhanh chóng, hạn chế sẹo và ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng.
- Ngoài các công dụng kể trên thì Kỷ tử còn đặc dụng để cải thiện sức khỏe của phổi. Kết quả các công trình nghiên cứu chỉ ra khi tiêu thụ câu kỷ tử 4 tuần liên tiếp sẽ đem lại kết quả tích cực cho phổi, tăng hoạt động các bạch cầu để ngăn ngừa và điều trị các bệnh lý về phổi.
Vị thuốc câu kỷ tử
Tính vị
Trong các sách Đông Y ghi chép tính vị của Câu Kỷ tử là vị ngọt, tính bình.
Theo Danh y biệt lục và Thực liệu bản thảo viết Kỷ tử hơi hàn không đọc. Sách Dược tính bản thảo ghi tính vị ngọt bình.
Quy kinh
Kỷ tử quy vào các kinh Can, Thận, Phế.
Theo Bản thảo hội ngộ viết nhập túc thiếu âm, túc quyết âm kinh. Sách Bản thảo kinh giải đề cập đến vị trí quy kinh của thảo dược là nhập túc thiếu âm thận kinh, thủ thiếu âm tâm kinh.
Bài thuốc ứng dụng Kỷ tử
Các bài thuốc chữa bệnh từ dược liệu Kỷ tử được dân gian dùng phổ biến gồm:
Bài thuốc cải thiện thị lực
Thành phần: 20g Kỷ tử, 8g mỗi vị Ba kích thiên, Cúc hoa, 12g Nhục thung dung, 1 lít nước lọc.
Cách làm: Cho các dược liệu vào sắc đến khi nước cạn còn một nửa thì chia làm 2-3 lần uống trong ngày.
Bài thuốc đẹp da, trị nám, tàn nhang:
Thành phần: 10kg Kỷ tử, 3kg Sinh địa.
Cách làm: Tán các dược liệu trên thành bột mịn. Khi dùng hoà 1 thìa bột trên vào rượu ấm để uống 3 lần/ ngày.
Bài thuốc chữa bệnh di tinh, âm huyết hư tổn:
Thành phần: 160g mỗi vị Câu kỷ tử, Sơn thù nhục, Sơn dược sao vàng, Thỏ ty tử, Lộc giác giao, Quy bản sao, 120g Ngưu tất, 320g Thục địa.
Cách làm: Cho các nguyên liệu trên tán thành bột rồi trộn với mật viên lại thành hoàn. Mỗi ngày uống 2-3 lần, mỗi lần dùng 12-16g.
Bài thuốc trị can thận âm hư:
Công dụng: Giảm tình trạng đổ mồ hôi trộm, tăng cường thị lực, khắc phục hoa mắt, sốt về chiều.
Thành phần: 6g câu kỷ tử, phục linh và đơn bì mỗi loại, 16g thục địa, 12g cúc hoa.
Cách làm: Tán các dược liệu trên thành bột mịn, cho ít nước làm thành hoàn. Mỗi lần dùng 6g, uống 2 lần/ ngày.
Bài thuốc trị suy nhược cơ thể:
Thành phần: 1kg Câu kỷ tử, 40g mỗi vị tiểu hồi hương, thục tiêu, chi ma, bạch phục linh, bạch truật, thục địa thêm mật lượng vừa đủ.
Cách làm: Ngâm câu kỷ tử với rượu rồi chia làm 4 phần. 1 phần sao vàng, 1 phần sao cùng chi ma, 1 phần sao với thục tiêu, phần còn lại sao với tiểu hồi hương. Sau khi sao như trên thì gộp tất cả các dược liệu lại để tán thành bột mịn, trộn với mật viên lại thành hoàn dùng mỗi ngày.
Bài thuốc hỗ trợ trị viêm dạ dày:
Nguyên liệu: 10g Câu kỳ tử đã sấy hoặc phơi khô.
Cách làm: Nhai nuốt nước dược liệu khi bụng đói. Thực hiện 2 lần/ ngày liên tục trong 2 tháng.
Bài thuốc điều trị bệnh về gan
Thành phần: 12g-24g Kỷ tử, 12g mỗi vị Đương quy, Mạch môn, Bắc sa sâm, 24-40g Sinh địa, 6g Xuyên luyện tử, 100l nước lọc.
Cách làm: Sắc các dược liệu trên đến khi nước cạn còn 500ml thì chắt lấy nước chia làm 2-3 lần uống trong ngày.
Cách ngâm rượu Kỷ tử trị vô sinh, giảm chức năng sinh lý ở nam giới
Cần chuẩn bị các dược liệu: 160g mỗi vị Câu kỷ tử, Nhục thung dung, Lộc giác giao, Lộc nhung, Đương quy, Xuyên khung, Đẳng sâm, Đan sâm, Táo nhân, Sinh địa, Nhân sâm và 1 lít rượu 40 độ.
Cách làm: Cho các dược liệu trên ngâm cùng rượu. Đun 300g đường phèn với 0.5 lít nước cho tan ra, để nguội rồi đổ vào hỗn hợp rượu thuốc. Ngâm rượu trong 1 tháng rồi đem ra dùng mỗi lần 25-30ml. Ngày uống lượng rượu thuốc như trên 2-3 lần.
Cách pha trà kỷ tử
Nguyên liệu gồm: Quả kỷ tử phơi khô, trà, táo tàu khô, nước lọc đun sôi, mật ong.
Cách làm: Lọc lá trà với nước sôi qua một lần rồi cho các nguyên liệu trên vào ấm trà. Đậy nắp trong vòng 10 phút để thảo dược thôi ra. Khi dùng có thể thêm mật ong để tăng vị ngọt của trà.
Những điều lưu ý khi sử dụng Kỷ tử
Mặc dù là vị thuốc chứa nhiều dược tính tốt cho sức khỏe, thế nhưng, nếu không sử dụng Kỷ tử đúng phương pháp thì sẽ gặp những tác dụng phụ không mong muốn. Vì vậy, người dùng cần lưu ý những vấn đề sau khi sử dụng vị thuốc này:
- Không sử dụng thuốc chứa Kỷ tử khi mang thai.
- Phụ nữ cho con bú 3 tháng đầu cần có sự thăm khám của bác sĩ khi sử dụng.
- Đối tượng tỳ vị yếu, tiêu chảy lâu ngày không nên sử dụng.
- Trẻ em trên 36 tháng tuổi có thể sử dụng dược liệu nhưng liều lượng cần được y dược sĩ, thầy thuốc tư vấn để đảm bảo hiệu quả.
- Nếu kết hợp cùng các vị thuốc khác cần tham khảo ý kiến của bác sĩ vì có thể thành phần của các vị thuốc sẽ tương tác bất lợi với nhau. Ví dụ như khi đang dùng warfarin- chất làm máu loãng hay đang dùng thuốc trị bệnh đái tháo đường, trị huyết áp thì không được khuyến khích kết hợp cùng Câu kỷ tử.
- Đối tượng bị dị ứng với phấn hoa cũng phải tránh dùng quả câu kỷ tử.