Đương quy là một vị thuốc có công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe con người, nó được ví như nhân sâm của phụ nữ bởi các thành phần dưỡng chất giúp điều tiết nội tiết tố và dưỡng huyết hiệu quả. Đặc biệt cái tên Đương quy còn được lấy từ một câu thơ Đường “ Chính đương quy thì hữu bất quy”. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu thêm các thông tin của vị thuốc này qua bài viết dưới đây!
Mô tả chi tiết về cây Đương Quy
Tên gọi
Đương quy còn biết với các tên gọi khác là Đương quy, Tần quy, Xuyên quy, Sâm đương quy, Vân quy,..
Tên khoa học của cây là Angelica sinensis (Oliv.) Diels được Oliv Diels ghi chép khoa học lần đầu vào năm 1900.
Cây đương quy thuộc dòng Hoa tán hay họ khoa học trong tiếng Anh là Apiaceae.
Đặc điểm hình thái
Cây Đương quy thuộc dạng thân thảo sống lâu năm với chiều cao từ 40 đến 60 cm. Thân cây hình trụ, màu tím sẫm có các rãnh dọc với rễ cây phát triển mạnh mẽ. Lá cây đương quy mọc so le, xẻ lông chim thanh 3 lần với cuống khá dài, có bẹn to ôm lấy thân. Các lá chét có chóp nhọn, mép lá có các khía răng cưa không đều, lá mọc ở phía dưới thì có cuống, lá chét ở ngọn thì không có cuống. Mùa hoa Đương quy vào tháng 7 đến tháng 9, hoa có màu lục hay trắng, khá nhỏ, mọc thành từng cụm, hoa dạng tán kép gồm 12 đến 36 đài nhỏ ngắn dài không đầu. Quả cây dạng bế, dẹt, có mép màu tím nhạt.
Hình thức sinh thái
Đương quy xuất hiện ở địa hình vùng núi cao từ 2000-3000 từ mực nước biển với môi trường khí hậu ẩm mát.
Phân bố
Đương quy có nguồn gốc từ Trung Quốc, ngoài ra cây còn phát triển khá nhiều ở các vùng của Triều Tiên bởi khí hậu thích hợp với môi trường sinh trưởng của cây.
Củ Đương quy đã được du nhập vào Việt Nam từ những năm 1960 nhưng do môi trường không thích hợp nên cây không phát triển mạnh mẽ. Riêng Sapa và các vùng lân cận Hà Nội là có khí hậu phù hợp với điều kiện sinh trưởng của cây.
Hiện nay thì vị thuốc này đã được phổ biến ở Việt Nam tại các tỉnh núi Tây Bắc như Hoà Bình, Lào Cai, Lai Châu và một số tỉnh ở Tây Nguyên như Lâm Đồng, Đăk Lăk nhờ vào kỹ thuật trồng trọt tiên tiến hơn.
Kỹ thuật trồng Đương quy
Cây đương quy thường được gieo trồng bằng cách gieo hạt. Hạt đương quy để trồng được loại dược liệu tốt thì nên lấy từ giống ở vùng núi cao, khí hậu mát.
Cách xử lý hạt: Ngâm hạt trong 2 giờ ở nước ấm khoảng 40 độ C rồi vớt hạt trộn với cát khô. Sau đó, đổ hạt vào một tấm vải, đem một tấm vải khác đậy lên và tưới cho đẫm nước mỗi ngày đặt vào trong rổ để cho ráo nước.
Làm liên tục trong 10 ngày sau đó lấy ra trộn với tro khô lần nữa là có thể đem đi gieo trồng.
Thành phần hoá học
Nhờ vào hàm lượng tinh dầu lớn trong Đương quy chiếm đến 0.26% trong đó 40% là các acid tự do tạo nên những công dụng quyết định việc chữa bệnh của vị thuốc này.
Ngoài ra, củ đương quy còn chứa rất nhiều vitamin nhóm B, A, E, các nguyên tố vi lượng cần thiết canxi, kẽm, nhôm, đồng, magie,.. và các thành phần hoá học khác như sterol, polyacetylen, brefeldin, acid amin, polysaccharide, coumarin..
Bộ phận sử dụng
Người ta sử dụng phần củ và rễ cây đương quy để làm dược liệu chữa bệnh.
Cách thu hái cây thuốc Đương quy
Thu hái: Đào rễ vào cuối thu (tháng 9, 10) bởi lúc này dưỡng chất của dược liệu là dồi dào nhất.
Nên thu hoạch rễ cây trồng được 4 năm sau khi gieo hạt (cây có tuổi thọ càng lâu thì dược tính càng nhiều).
Cây đương quy thường có 3 cách sơ chế với các tên gọi khác nhau là: Quy đầu ( Lấy một phần ở phía đầu); Quy thân ( Bỏ phần đầu và đuôi); Quy vĩ ( Lấy mình phần rễ nhánh).
Cách sơ chế
Sau khi thu hái thì đem rửa loại bỏ đất cát, để ráo nước rồi cắt bỏ phần rễ con. Đem phơi trong bóng râm hoặc sấy khô rồi cho vào túi kín bảo quản ở nơi khô ráo, tránh ẩm mốc làm biến chất dược liệu.
Công dụng vị thuốc Đương quy
Tác dụng dược lý
Đương quy có lợi với hệ tiêu hoá.
Sử dụng đương quy tốt cho hệ xương khớp của cơ thể.
Ngoài ra, y học cổ truyền còn sử dụng đương quy nhằm tận dụng dược tính bổ huyết, điều huyết thông kinh, hoạt huyết, nhuận táo hoạt trường.
Đông Y dùng vị thuốc chủ trị các bệnh thai tiền sản hậu, tâm can huyết hư, trị tê chân, đau tay, nhọt, lở loét, khái suyễn.
Tính vị
Trong các ghi chép Đông Y thì Đương quy có vị ngọt, cay tính ấm.
Quy kinh
Đương quy quy kinh vào can, tâm và tỳ.
Đương quy có lợi ích gì với cơ thể?
Với vị ngọt, mùi thơm, tính ấm, Đương quy thường được sử dụng nhằm bổ huyết cơ thể.
Tổng hợp một số nghiên cứu có kết quả chỉ ra rằng đương quy mang đến những lợi ích sau cho cơ thể con người:
- Sử dụng Đương quy có thể ức chế sự kết tập tiểu cầu, hỗ trợ điều trị huyết khối não hay các bệnh lý viêm tắc tĩnh mạch huyết khối, tăng cường tuần hoàn máu cho não.
- Dùng Đương quy để tăng sức đề kháng nhờ vào sự kích thích miễn dịch, hoạt hoá tế bào lympho B, lympho T để tăng sinh kháng thể, hỗ trợ điều trị triệu chứng thiếu máu và suy nhược cơ thể.
- Với phụ nữ thì Đương quy bổ huyết, điều hoà kinh nguyệt trị chứng bế kinh, kinh nguyệt ít, đau bụng kinh, rối loạn kinh nguyệt hiệu quả.
- Ngoài ra, thành phần có trong Đương quy còn giúp hoạt động ở hệ tiêu hoá khoẻ mạnh hơn.
Đối tượng sử dụng vị thuốc Đương quy
Những đối tượng dưới đây được khuyến khích sử dụng vị thuốc Đương quy để hỗ trợ tăng cường sức khoẻ cơ thể và điều trị bệnh:
- Phụ nữ rối loạn kinh nguyệt, có dấu hiệu đau bụng kinh dai dẳng.
- Người huyết áp không ổn định, huyết áp thấp, huyết áp cao,
- Người bị suy nhược, mệt mỏi.
- Trẻ em bị cảm mạo, sốt lâu ngày.
- Người bị thiếu máu, da tái xanh, kém ăn, kém ngủ.
- Người mắc bệnh lao phổi.
- Mẹ sau sinh.
- Đối tượng mắc phong tê thấp, đau nhức xương khớp.
- Người tiêu hoá kém.
Các bài thuốc từ cây đương quy
Bài thuốc chữa kinh nguyệt không đều, suy nhược cơ thể:
Thành phần: 12g mỗi loại đương quy, thuộc địa, 8g bạch thược, 6g xuyên khung, 600ml nước lọc.
Cách dùng: Bỏ các dược liệu vào nồi rồi sắc đến khi còn 200ml nước. Mỗi ngày chia 2 lần uống.
Bài thuốc cải thiện sức khỏe phụ nữ sau sinh:
Thành phần: 16g đương quy, 6g xuyên khung, 8g mỗi loại bạch thược, đậu đen, trạch lan, ngưu tất, 12g mỗi loại thục địa, ích mẫu thảo, 10g bồ hoàn.
Cách làm: Sắc các dược liệu trên với nước uống mỗi ngày.
Bài thuốc trị đau bụng ở phụ nữ có bầu:
Thành phần: 120g đương quy và xuyên khung mỗi loại, 600g thược dược, 160g mỗi loại phục linh, bạch truật, 300g trạch tả.
Cách làm: Tán mịn các dược liệu trên thành bột mịn. Mỗi lần dùng lấy 1 thìa cà phê với nước pha rượu, dùng 3 lần một ngày.
Bài thuốc trị khó có con:
Thành phần: 16g đương quy, 12g thược dược và đỗ trọng mỗi loại, 8g bạch giao, tục đoạn mỗi loại, 14g địa hoàng.
Cách làm: Sắc uống mỗi ngày một thang dược liệu trên.
Bài thuốc trị mất máu:
Thành phần: 80g đương quy, 40g xuyên khung.
Cách làm: Tán thành hỗn hợp rồi mỗi lần dùng lấy 20g trộn với 2 bát nước, 1 bát rượu trắng sau đó sắc lên khi cạn còn 1 bát nước thì chia làm 2 lần uống trước khi ăn mỗi ngày.
Bài thuốc trị viêm tuyến tiền liệt:
Thành phần: 15g mỗi loại hạt quýt, hạt vải, đương quy, 50g thịt dê.
Cách làm: Nấu lên ăn 2 lần/ tuần.
Bài thuốc trị huyết nhiệt, táo bón:
Thanh phần: 4g mỗi loại đương quy, thục địa, đại hoàng, cam thảo, đào nhân, 3g sinh địa, thăng hoa mỗi loại, 1g hồng hoa.
Cách làm: Sắc uống các dược liệu trên mỗi ngày.
Bài thuốc trị chứng mất ngủ:
Thành phần: 12g đương quy, 10g mỗi loại viễn chí, nhân sâm, phục thần, 8g toan táo nhân.
Cách làm: Sắc các dược liệu trên thành nước uống.
Bài thuốc trị bệnh viêm tắc động mạch vành:
Thành phần: 10g đương quy, 15g ngó sen, 6g rễ hành, 90g sơn tra.
Cách làm: Sắc với một ít nước lọc. Uống 2 lần/ ngày.
Đương quy ngâm rượu
Ngoài cách sấy khô, phơi khô dược liệu như trên thì có thể chế biến Đương quy ngâm với rượu để phát huy tác dụng của thuốc.
Tác dụng của thuốc Đương quy ngâm rượu:
- Hỗ trợ điều trị các bệnh phong thấp, đau nhức xương khớp.
- Hỗ trợ điều trị các bệnh lý tim mạch, các bệnh ung thư hay cao huyết áp.
- Khắc phục rối loạn kinh nguyệt, đau bụng kinh, thiếu máu, bế kinh, suy nhược cơ thể.
- Tăng cường sức khỏe hệ tiêu hoá.
Cách ngâm rượu sâm Đương quy:
Chuẩn bị rượu nếp đã ủ trong hơn một năm, sâm đương quy đã phơi nắng. Đổ ngập rượu để nơi tránh ánh sáng trong vòng từ 6 đến 12 tháng thì có thể sử dụng.
Lưu ý khi sử dụng vị thuốc Đương quy
Mặc dù có nhiều lợi ích đối với cơ thể con người nhưng Đương quy lại không được khuyên dùng cho những đối tượng sau đây:
- Phụ nữ mang thai.
- Không nên dùng đương quy cho trẻ em và phụ nữ cho con bú 3 tháng đầu khi chưa được sự cho phép của bác sĩ.
- Người bị đái tháo đường.
- Người bị viêm loét dạ dày, tiêu chảy.
- Đối tượng bị rối loạn máu.
- Không sử dụng đương quy nếu đang sử dụng thuốc chống đông máu.
Ngoài ra sử dụng với đương quy còn xuất hiện các tác dụng phụ bao gồm: Huyết áp thấp, đầy hơi, chán ăn, rối loạn tiêu hoá, kích ứng da, rối loạn dương cương, nhạy cảm với ánh sáng… Vì vậy việc tham khảo ý kiến của người có chuyên môn, bác sĩ là điều cần thiết khi sử dụng vị thuốc đương quy. Thêm vào đó cần sử dụng với đúng liều lương, không nên lạm dùng và dùng trong thời gian dài để tránh những tác dụng không mong muốn.
Giá sâm đương quy bao nhiêu? Mua ở đâu?
Đương quy là vị thuốc được dùng phổ biến trong Y học cổ truyền, bởi vậy bạn có thể tìm mua dược liệu này ở các hiệu thuốc Đông Y hay các nơi phân phối dược liệu trên toàn quốc.
Để đảm bảo chất lượng dược liệu cần phải tìm hiểu nguồn gốc và tình trạng sản phẩm trước khi mua.
Giá sâm đương quy hiện nay dao động từ 400.000 nghìn đồng đến 550.000 nghìn đồng/kg.