Hoàng Kỳ

Thu gọn
Mục lục

Mẹ thiên nhiên luôn ưu ái con người bằng những rừng vàng biển bạc, tài nguyên thiên nhiên dồi dào phòng phú và đặc biệt là sự tồn tại của những loài thực vật quý hiếm mang giá trị tuyệt vời cho sức khỏe con người. Hoàng Kỳ là một trong số những vị thuốc được ban tặng từ thiên nhiên đó. Với những dược tính có lợi được ví như Nhân Sâm thứ hai của con người, bài viết hôm nay sẽ đặc biệt giới thiệu những thông tin bổ ích về dược liệu Hoàng Kỳ, mọi người cùng tìm hiểu nhé!

Cây Hoàng Kỳ

Cây Hoàng Kỳ hay dân gian lưu truyền bằng những cái tên khác như Khẩu Kỳ, Tiễn Kỳ, Miên Hoàng Kỳ. Được biết thảo dược này được Schischkin miêu tả khoa học lên đầu với tên khoa học là Astragalus  membranaceus (Fish).Bunge. Cây Hoàng Kỳ là thực vật thuộc họ Đậu, họ khoa học này trong tiếng Anh là Fabaceae.

Qua kết quả điều tra của một số nhà thực vật học cho thấy trong một số tài liệu còn có ghi chép các loại Hoàng kỳ khác như Astragalus hoanchi, Astragalus tonglensis,...

Hiện nay thì được sử dụng phổ biến làm dược liệu có hai loại là Hoàng Kỳ Astragalus  membranaceus (Fish).Bunge và Hoàng Kỳ Mông Cổ Astragalus mongolicus Bunge. Tuy hình dáng sinh học khác nhau nhưng công dụng dược liệu lại tương tự nhau nên chúng có thể dùng thay thế nhau trong công tác hỗ trợ chữa bệnh và tăng cường sức khỏe của con người.

Đặc điểm

Hoàng Kỳ là thực vật dạng thân thảo sống lâu năm. Cây mọc thẳng đứng cách đất khoảng 50 đến 70cm, thân cao phân thành các nhánh cành khá nhiều và mảnh. Rễ cây là nguồn dưỡng chất mang dược tính cao với dạng hình trụ đôi khi cũng phân nhánh, đường kính khoảng 1-3cm, vỏ ngoài cứng và dai, mang màu nâu hơi thiên vàng với nhiều rãnh dọc. Rễ cây sau khi sơ chế thường có mùi thơm nhẹ, vị thanh ngọt và hơi tanh. Lá Hoàng Kỳ là lá kép mọc so le gồm 15 đến 20 lá chét dạng hình trứng dài, mặt dưới có lớp lông trắng mịn. Mùa hoa Hoàng Kỳ là tháng 6, tháng 7 với các chùm hoa từ 5-20 bông nhỏ mọc ở nách lá. Cây Hoàng Kỳ cho quả vào khoảng tháng 8 tháng 9, quả dạng đậu dẹt, dài khoảng 2.5cm vỏ ngoài có lớp lông ngắn, ruột trong là hạt màu đen hình thận. 

Cây Hoàng Kỳ mọc ở đâu?

Hình thức sinh thái: Cây Hoàng kỳ ưa sống ở nơi đất cát, thoát nước tốt.

Phân bố: Cây Hoàng Kỳ có nguồn gốc từ Trung Quốc với hơn 270 loài được trồng chủ yếu ở các tỉnh Sơn Tây, Hắc Long Giang, Liêu Ninh, Hà Bắc..Ngoài ra đã được phân bố sang các quốc gia lân cận như Bắc Triều Tiên, Hàn Quốc và Nhật Bản. 

Hiện nay, cây Hoàng Kỳ được Viện dược liệu di thực gieo trồng tại Sapa Việt Nam nhưng do điều kiện khí hậu không phù hợp nên phát triển không mạnh mẽ.

Dược liệu Hoàng Kỳ sử dụng tại Việt nam thì chủ yếu được nhập khẩu từ các vùng Châu Âu.

Thành phần hoá học

Trong cây Hoàng Kỳ chứa nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe cho con người điển hình là Astragalus membranaceus được biết đến với nhiều các loại khoáng chất, axit amin, protid; Methoxyisoflavone, Glucuronic Acid, b-Sitosterol,..

Tạo Viện nghiên cứu y học Bắc Kinh chỉ ra rằng trong Hoàng Kỳ chứa nhiều Betaine, vitamin P, amylase, cholin, sacarosa,..

Ngoài ra Hoàng Kỳ là một trong những loại thảo dược có nhiều thành phần tốt cho sức khoẻ như tinh bột, gôm, các chất nhầy và hơi có phản ứng Alcaloid.

Các thành phần hoá học này đều mang lại phản ứng tích cực nhất định đối với cơ thể con người. Vì vậy để tận dụng nhất hiệu quả của chúng thì người dùng nên sử dụng theo chỉ định và hướng dẫn của những người có chuyên môn.

Bộ phận sử dụng

Bộ phận của Hoàng Kỳ được sử dụng để làm dược liệu của Hoàng Kỳ là rễ củ- Radix Astragali.

Thu hái, sơ chế

Thu hái: Chọn cây có tuổi đời từ 3 năm trở nên, được tính dồi dào nhất ở những cây tầm 5-6 tuổi. Chọn rễ to mập, chứa nhiều thịt, ruột vàng.

Thời điểm thu hoạch lý tưởng của rễ thảo dược Hoàng Kỳ là mùa thu hoặc mùa xuân.

Sơ chế: Sau thu hái rễ thì đem về rửa sạch đất cát, để ráo nước rồi tiến hành cắt bỏ các nhánh rễ con và 2 đầu. Người ta thường bào chế Hoàng Kỳ thành 2 cách sau đây:

  • Hoàng kỳ sống hay còn biết đến là Sinh kỳ là việc ủ rễ cho thật mềm rồi thái thành các lát mỏng sau đó đem phơi khô hoặc sấy nhẹ, tránh nhiệt độ quá cao làm mất dược tính của thảo dược.
  • Hoàng kỳ tẩm mật sao hay Chích kỳ là cách thái rễ cây Hoàng Kỳ thành các phiến mỏng rồi đem vào ủ trong mật ong hòa với nước sôi với liều lượng 10kg hoàng kỳ và 3kg mật ong. Sau đó đem hỗn hợp sao vàng cho đến khi không còn dính lại với nhau rồi để hong nguội, bảo quản vào nơi kín dùng dần.

Bảo quản: Để dược liệu tại nơi khô ráo, thoáng mát, thường xuyên kiểm tra bởi tính chất dược liệu dễ hư hại, ẩm mốc. Với Chích kỳ sau khi sao chế thì không nên để trong thời gian dài.

Hoàng Kỳ có tác dụng gì?

Theo Đông Y:

Hoàng Kỳ sử dụng trong y học cổ truyền với tác dụng bổ khí huyết, lợi tiểu, kháng viêm, loại mụn độc, giảm đau, hút mủ, mạnh gân xương, cố biểu, trưởng nhục, trường phong. Được ứng dụng để làm các bài thuốc chữa các bệnh mụn nhọt độc khó vỡ, khí huyết xấu không thải hết ở phụ nữ, đàn ông hư tổn. 

Hoàng Kỳ chích mật thì hay được dùng để nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ tiêu hoá, giúp chữa các bệnh biếng ăn, suy nhược cơ thể, tiêu chảy nhiều ngày, đổ mồ hôi,..ở cả trẻ em và người lớn.

Thời gian gần đây thì dân gian còn sử dụng Hoàng Kỳ nhằm trị các trường hợp lở loét; nhiễm trùng mãn tính; suy nhược, mệt mỏi cơ thể trong thời gian dài; huyết áp cao; viêm thận mãn tính, tiểu đường, phong hủi…

Theo Y học hiện đại:

Các kiểm nghiệm nghiên cứu y học hiện đại chỉ ra những tác dụng của Hoàng Kỳ đối với cơ thể như sau:

Khi sử dụng Hoàng Kỳ thì cải thiện sự co bóp của tim về trạng thái ổn định. Với tim trúng độc hay do lao lực mà suy kiệt thì hiệu quả sử dụng lại càng rõ rệt hơn. 

Thêm vào đó Hoàng Kỳ còn hỗ trợ giãn mạch ngoại vi nhằm lưu thông máu, cung cấp dinh dưỡng tốt hơn đồng thời hạ huyết áp cơ thể do hoạt động giãn nở của mạch tim. 

Đồng thời là sự giãn nở của mạch thận nhằm thông tiểu tiện hiệu quả, điều này đã được nghiên cứu thực nghiệm ở loài chó.

Tác dụng chống viêm nhiễm do Astra Membrannin ức chế chế tính thấm của mao mạch.

Hoàng Kỳ bảo vệ gan nhờ việc tăng lượng protein, albumin trong huyết thanh giảm lượng glycogen trong gan.

Isoflavonoid có trong thành phần của Hoàng kỳ giups chống oxy hóa, chống thiếu máu cục bộ, kháng viêm đối với các bệnh viêm khớp mãn tính và ức chế các loại virus gây hại cho cơ thể.

Ngoài ra thì Hoàng Kỳ được sử dụng nhằm tăng cường sức đề kháng, với tác dụng kháng sinh đối với loại vi trùng lỵ Shigella trong ống nghiệm, phế cầu, tụ cầu vàng, cầu khuẩn dung huyết.

Vị thuốc Hoàng kỳ

Tính vị

Trong sách Đông Y ghi chép rằng vị thuốc Hoàng Kỳ có tính ngọt, vị .

Quy kinh 

Hoàng kỳ được biết quy vào các kinh Tỳ, Phế, Tâm và Đại trường.

Hoàng Kỳ điều trị các bệnh nào?

Biết được các dược tính cũng như thành phần dinh dưỡng mang lại giá trị cao cho sức khỏe con người, người ta tận dụng vị thuốc Hoàng Kỳ để hỗ trợ điều trị các bệnh lý như:

  • Sử dụng Hoàng kỳ phòng ngừa các bệnh ung thư, tiểu đường do chứa các chất chống oxy hóa cao và các axit amin tăng cường bảo vệ các tế bào dưới ảnh hưởng tác động của mầm bệnh.
  • Thành phần Astragaloside IV có trong Hoàng Kỳ giúp cơ thể tăng cường sức khỏe hệ miễn dịch, bảo vệ các chức năng của hệ tuần hoàn, gan, thận,..
  • Dùng Hoàng kỳ để kháng viêm, ngăn ngừa sự hoạt động và phát triển của vi khuẩn. Ứng dụng để điều trị các bệnh về da cụ thể viêm da cơ địa, hắc lào, lở loét lâu ngày…
  • Hoàng Kỳ chữa trị các bệnh cảm cúm, nhiễm trùng đường hô hấp..
  • Sử dụng Hoàng Kỳ để gây trạng thái hưng phấn ở cổ tử cung, tăng cường co bóp nhu động ruột,..
  • Astragalus membranaceus có trong Hoàng Kỳ còn mang lại tác dụng tăng cường hoạt động tế bào nhằm kéo dài tuổi thọ, hạ áp và giãn thành mạch máu.
  • Ngoài ra vị thuốc này còn được ứng dụng điều trị các bệnh thiếu máu, đau cơ, HIV/AIDS, tiêu chảy, hàn nhiệt, tiểu đường, hư suyễn, phong tà khí,..

Bài thuốc ứng dụng vị thuốc Hoàng Kỳ

Bài thuốc Hoàng Kỳ kiện trung thang: 

Công dụng: chữa cơ thể suy nhược, ra nhiều mồ hôi.

Thành phần: 6g mỗi loại Hoàng kỳ, đại táo, 2g mỗi loại quế chi, cam thảo, 5g thược dược, 4g sinh khương, 600ml nước lọc.

Cách làm: Bỏ các dược liệu trên rồi sắc đến lúc nước cạn còn 200ml thì chia làm 3 lần uống trong ngày.

Bài thuốc Hoàng kỳ lục nhất thang:

Công dụng: Chữa suy nhược, chân tay mỏi, tim đập nhanh, mặt xanh, chán ăn, đổ nhiều mồ hôi.

Thành phần: 6 phần Sinh kỳ ( Hoàng kỳ sao mật), 1 phần cam thảo ( nửa dùng sống, nửa đã sao).

Cách làm: Tán nhỏ các dược liệu trộn thành hỗn hợp, mỗi lần dùng 4-8g bột vào 3 buổi sáng, trưa, chiều.

Bài thuốc Thập toàn đại bổ:

Công dụng: Hỗ trợ điều trị băng kinh, rong kinh ở phụ nữ; vết thương lâu lành; khí huyết bất túc, hư lao, ho khan, di tinh, kém ăn,..

Thành phần: Hoàng kỳ, Đảng sâm, Thục địa mỗi loại 150g; Đương quy, Bạch truật, Bạch thược, Quế nhục mỗi loại 100g; 80g mỗi loại Xuyên khung, Cam thảo, Phục linh.

Cách làm: Sắc các dược liệu trên thành nước thuốc uống.

Bài thuốc chữa phong thấp, phù thũng:

Thành phần: 5g mỗi loại Hoàng kỳ, Phòng kỷ; 6g Phục linh; 3g Quế chi; 2g Cam thảo; 300ml nước.

Cách làm: Cho các dược liệu vào sắc khi nước cạn còn 100ml rồi chia uống mỗi ngày.

Các món ăn trị bệnh từ Hoàng Kỳ

Cháo Hoàng Kỳ chữa suy nhược, cảm cúm:

Thanh phần: 30g mỗi loại Hoàng kỳ, Đảng sâm; 15g phục linh; 60g gạo tẻ; 15g bạch truật; 6g cam thảo.

Cách làm: Bỏ các dược liệu vào nồi sắc lấy nước. Sau sôi thì bỏ bã, cho gạo vào nấu thành cháo sệt rồi ăn.

Cháo Hoàng Kỳ trị động thai:

Thành phần: 30g Hoàng kỳ, 30g Xuyên khung, 60g Gạo.

Cách làm: Cho dược liệu cùng nước lọc sắc lấy nước, bỏ bã rồi cho gạo vào nấu thành cháo rồi ăn.

Tim lợn chấm Hoàng Kỳ giảm lở, ngứa, sa tử cung, huyết trắng:

Thành phần: Tim lợn, Hoàng Kỳ ( dạng Chính kỳ).

Cách làm: Luộc tim lợn rồi cắt thành miếng nhỏ, chấm bột Hoàng Kỳ ăn.

Những điều lưu ý khi sử dụng Hoàng Kỳ dược liệu

Để tận dụng hiệu quả nhất các dược tính có lợi của vị thuốc Hoàng Kỳ cũng như ngăn ngừa những tác dụng phụ không mong muốn thì người dùng cần chú ý những vấn đề sau khi sử dụng thuốc:

  • Tránh sử dụng Hoàng Kỳ cùng với các loại thuốc cortisone, cyclosporine vì khả năng tăng cường hoạt động hệ miễn dịch của dược liệu có thể gây ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc.
  • Vì tác động tăng cường hoạt động hệ miễn dịch nên sử dụng Hoàng Kỳ có thể gây các triệu chứng của bệnh về miễn dịch như lupus ban đỏ, viêm khớp, đa xơ cứng,..
  • Chưa có bất kỳ kiểm nghiệm nào chỉ ra được Hoàng kỳ là an toàn đối với phụ nữ đang mang thai và mẹ cho con bú trong 3 tháng đầu.
  • Không sử dụng Hoàng Kỳ cho người bị nhiễm trùng cấp tính, sốt.
  • Trẻ em có thể sử dụng dược liệu.
  • Không dùng cho các đối tượng trong tình trạng  hư chứng, thực chứng và âm hư hỏa vượng.
  • Cần chọn mua Hoàng Kỳ tại các nơi phân phối dược liệu uy tín, đảm bảo chất lượng. Cần thiết có sự thăm khám của các y dược sĩ, thầy thuốc khi sử dụng dược liệu.
  • Khi xuất hiện bất kỳ biểu hiện khác thường khi sử dụng thuốc cần được thăm khám và điều trị kịp thời.

Hoàng kỳ mua ở đâu? Hoàng kỳ bao nhiêu tiền?

Giá bán của Hoàng Kỳ dao động từ 300.000đ/kg đến 450.000đ/kg tùy từng nơi phân phối.

Bạn có thể mua Hoàng Kỳ ở các hiệu thuốc, nơi cung cấp dược liệu trên toàn quốc. Chú ý kiểm tra chất lượng sản phẩm cũng như nguồn gốc xuất sức để đảm bảo an toàn khi sử dụng dược liệu.

 

Bài viết liên quan

Thông thảo

Bồ công anh

Bạch truật

chè vằng

Đinh lăng

Hoàng Kỳ

Cam thảo