Có một truyền thuyết về tên dược liệu Vương bất lưu hành rằng, do sự quý hiếm và công dụng tuyệt vời của loại thảo dược này mà vua ( Vương) đã cấm ( Bất) lưu truyền ( lưu hành) trong dân gian mà chỉ đặc dụng cho giới quan lại, vua chúa. Ngày nay thì loại thảo dược này được biết đến rộng rãi hơn và sử dụng như một loại dược liệu hỗ trợ hành huyết thông kinh, hay lợi sữa cho mẹ sau sinh hiệu quả.
Cây vương bất lưu hành
Vương bất lưu hành thường được gọi với các tên khác như Bất lưu hành, Tiễn kim hoa, Cấm cung hoa ( Theo Nhật hoa bản thảo), Kim tiễn đao thảo, Kim trản ngân đài ( Theo Bản thảo cương mục), vương lưu, hài nhi, giác cảo, nga cảo, mộc lam tử, mạch lam tử, tiễn kim tử, xộp, trường cổ thảo ( Theo Hoà hán dược khảo)...
Tên khoa học của cây vương bất lưu hành là Ficus pumila L thuộc họ Dâu tằm hay còn gọi là Moraceae trong tiếng Anh. Nguồn gốc của dược liệu này là hạt của Mạch lam thái thực vật có họ Thạch Trúc.
Mô tả dược liệu
Vương bất lưu hành thuộc loại dây leo, mọc quanh năm với rễ bám lên các bề mặt như đá, bờ tường hay ở các cây cổ thụ. Đây là loại cây toàn thân chứa nhựa mủ trắng, đường kính thân có thể lên tới 1cm. Loại cây này có những nhánh bò có rễ bám thì chứa lá nhỏ nhưng không có cuống, gốc có hình tim, nhỏ tựa vảy ốc. Ở những cây trưởng thành thì xuất hiện những nhánh tự do chứa lá có đường kính lớn hơn và có cuống dài. Cụm hoa vương bất lưu hành khi chín thì có màu đỏ, có đế hoa bao kín dạng quả, vào tháng 5 -10 là mùa hoa nở. Quả thực chất là quả giả bởi đường kính tầm 3cm có dạng đế hoa lõm thành hình chén, miệng khép kín ở giữa có một lỗ thủng nho nhỏ.
Phân bố
Vương bất lưu hành là loại cây thường mọc hoang thành đám tại Ấn Độ và Malaysia. Cây này cũng được trồng làm cảnh ở nhiều nơi đặc biệt là ở các thành phố.
Thành phần hoá học
Theo các nghiên cứu thì thành phần chứa trong hạt dược liệu này có chứa tận 4 laoij vac-segoside A, B, C,D; chứa flavonoid điển hình như vaccarin, isosaponarin; thêm vào đó là các chất như phytin, phospholipid, stigmasterol,...
Vỏ quả của cây có chứa tới 13% chất gôm, khi thực hiện thiện thuỷ phân sẽ cho ra glucose, fructose và arabinose.
Thân cây có các thành phần như Meso Inositol, b sitosterol, Taraxeryl acetate và b- amyrin.
Biết được những thành phần hoá học có lợi cho sức khỏe con người, các nhà khoa học đã có những nghiên cứu đào sâu về chúng cũng như công dụng của dược liệu này:
Chống oxy hóa mạnh do dịch chiết xuất của Vương bất lưu hành có chứa một chất tên Rutin có hoạt tính chống oxy hóa rất mạnh.
Giúp giảm đau, kháng viêm hiệu quả. Điều này đã được các nhà nghiên cứu Đài Loan chứng minh tác dụng chống viêm nhiễm và giảm đau từ dịch chiết methanol ( FP MeOH) của cây.
Chất Polysaccharide có trong quả của Vương bất lưu hành có thể chống được sự tạo thành mạch máu bằng cơ chế tác dụng nhất định có thể ức chế sự sinh trưởng của các tế bào ung thư trong cơ thể, tăng cường hệ miễn dịch tốt. Đặc biệt ứng dụng tác dụng này, các nhà khoa học Trung Quốc đã bào chế thành công thuốc chữa ung thư từ quả của thảo dược này.
Bộ phận sử dụng
Hạt, quả, rễ, dây, lá, thân của cây Vương bất lưu hành đều có thể sử dụng làm dược liệu.
Thu hái, sơ chế
Người ta thường lấy mầm cây vương bất lưu hành vào tháng 2, lấy hạt vào những tháng 5, 6, 7 về và phơi khô.
Quả dùng làm dược liệu thì trạng thái tốt nhất là mẩy, hạt đen, rắn chắc, không xốp, mọt.
Hạt sáng bỏ tạp chất, đặt trong nồi dùng lửa nhỏ sao đến lúc nổ hoa trắng 6-7 cái là được, cho ra để nguội, bảo quản trong túi nilon kín dùng dần.
Sơ chế: Khi thu hái quả về sáng bỏ các tạp chất sau đó dùng lửa nhỏ, sao đến lúc nổ hoa trắng 6-7 cái. Hoặc phơi khô để cho quả tự tách ra rồi đánh hạt cho rơi xuống, lọc bỏ đi các tạp chất rồi phơi khô lần nữa để bảo quản.
Cành, rễ hay thân non của cây ( dùng tươi hay khô đều được) thì có thể thu hoạch quanh năm. Nên thu hoạch vào buổi sáng sớm
Sơ chế: Rễ, thân cây sau khi thu hái thì rửa sạch, để ráo nước rồi phơi khô hoặc có thể sấy dược liệu ở nhiệt độ thích hợp để duy trì dưỡng chất.
Cách bảo quản
Bảo quản dược liệu tại nơi khô thoáng. Hạt thì sau khi sao thì để ra cho nguội rồi bảo quản trong túi nilon kín để dùng dần.
Tác dụng dược lý
Theo Y học cổ truyền:
Quả cây Vương bất lưu hành có tác dụng tráng dương, cố tinh, với phụ nữ thì lợi thấp, thông sữa, lợi sữa.
Thân và rễ cây dùng để hoạt huyết, giải độc, khư phong hoạt lạc.
Lá cây có công dụng tiêu thũng, giải độc hiệu quả.
Theo Y học hiện đại:
Khi thực nghiệm trên động vật sử dụng nước Vương bất lưu hành đã loại bỏ thành phần Kali có tác dụng hưng phấn cổ tử cung rõ rệt, đồng thời nó còn hỗ trợ ức chế sự phát triển của ung thư phổi.
Vị thuốc vương bất lưu hành
Công dụng Tính vị
Tính vị của dược liệu Vương bất lưu hành được biết là vị đắng, tính bình.
Theo sách Bản kinh là vị khổ bình; Sách Danh y biệt lục miêu tả là ngọt bình không độc; Bản thảo canh độc viết là đắng cay, bình; Sách Bản thảo cương mục ghi chép là dương minh, xung nhâm; Sách Lôi công bào chế dược tính giải viết nhập 2 kinh tâm can.
Quy kinh
Vị thuốc này quy kinh vào Can vị.
Đối tượng sử dụng
Phụ nữ có dấu hiệu rối loạn kinh nguyệt, bế kinh hoặc phụ nữ sau sinh bị mắc các bệnh viêm nhiễm, các bệnh lý liên quan đến tuyến vú như tắc tia sữa, thiếu sữa.
Nam giới có vấn đề như thường xuyên mắc chứng di tinh, mộng tinh, liệt dương hay yếu sinh lý.
Những người thận yếu gây ra các vấn đề đau lưng, mỏi gối, suy nhược, mệt mỏi hay phù thũng, bí tiểu.
Người có vấn đề về hệ tiêu hóa như khó tiêu, táo bón.
Bài thuốc ứng dụng Vương bất lưu hành
Vương bất lưu hành là một loại dược liệu rất hữu dụng được sử dụng phổ biến trong cả lĩnh vực Đông Y lẫn Tây Y để bào chế kết hợp các vị thuốc để chữa bệnh. Dưới đây là một số bài thuốc được ứng dụng phổ biến trong dân gian của Vương Bất Lưu Hành mà bạn có thể tham khảo:
Bài thuốc 1: Vương bất lưu hành trị đau xương ở người nhà, đau nhức mình và còn có tác dụng điều kinh, hỗ trợ tiêu hoá.
Thành phần: quả vương bất lưu hành, nước lọc.
Cách bào chế: Thái nhỏ quả, đun với nước lọc sau đó bỏ bã, cô đặc thành cao. Mỗi ngày uống từ 5 đến 10g.
Bài thuốc 2: Vương bất lưu hành trị di tinh, liệt dương.
Thành phần: 100g cành lá cây Vương bất lưu hành đã phơi khô, 50g đậu đen, 250ml rượu trắng.
Cách làm: Ngâm các thành phần trên trong tầm 10 ngày rồi lọc rượu uống, mỗi ngày từ 10 đến 30ml rượu ( có thể pha thêm đường khi sử dụng đê làm thuốc bổ).
Bài thuốc 3: Vương bất lưu hành trị tắc sữa, thiếu sữa.
Mẹ sau sinh nên kết hợp Vương bất lưu hành với Xuyên sơn giáp và Thông thảo nếu ít sữa hoặc mất sữa.
Trường hợp viêm sưng vú hoặc đau nhức bầu ngực thì sử dụng Vương bất lưu hành với Bồ công anh, Qua lâu và Kim ngân hoa.
Nếu áp xe vú, sưng đau vú do tắt sữa thì dùng thêm các vị thuốc tiêu viêm như Bồ công anh, Liên kiều, Hạ khô thảo, Qua lâu, Thanh nhiệt giải độc.
Bài thuốc 4: Dược liệu hỗ trợ điều hoà kinh nguyệt, trị rối loạn kinh nguyệt do huyết ứ, mất kinh, đau kinh, kinh ít.
Sử dụng với Đương quy, Xuyên khung, Ích mẫu và Hồng hoa.
Bài thuốc 5: Vương bất lưu hành dùng trị sỏi tiết niệu.
Trung Học Năng sử dụng kết hợp các vị thuốc Vương bất lưu hành, Cấp tính tử, Xuyên ngưu tất, Chỉ xác, Sinh Kê nội kim, Thạch vỹ, Biển súc để trị chứng sỏi tiết niệu.
Ngoài ra, theo kinh nghiệm lưu truyền từ dân gian, vị thuốc này phổ biến có công dụng chữa các bệnh như lòi dom, tắc tia sữa, di tinh, liệt dương..
Những điều kiêng kỵ khi sử dụng Vương bất lưu hành
Tuy có chứa nhiều công dụng tích cực với sức khoẻ của con người nhưng dược liệu này lại không được khuyến khích sử dụng với những đối tượng dưới đây:
- Những trường hợp mẫn cảm với các thành phần của thảo dược.
- Không sử dụng cho người bị suy gan, suy thận nặng.
- Phụ nữ có thai cần có sự tư vấn trước khi quyết định sử dụng.
- Người mắc các bệnh thất huyết, băng lậu.
Sử dụng thuốc này khi còn ấm để không bị nặng bụng.
Không được tự bốc thuốc hay kết hợp với các dược liệu nào mà không có sự giám sát của y bác sĩ. Nên sử dụng thảo dược điều trị bệnh dưới sự thăm khám của những người có chuyên môn về y dược cổ truyền.
Hy vọng những thông tin cung cấp bên trên có thể giúp ích cho bạn trong việc tìm kiếm vị thuốc hỗ trợ điều trị và tăng cường sức khỏe hiệu quả. Vị thuốc này có mặt ở hầu hết các hiệu thuốc Đông Y trên toàn quốc, mọi người cần tìm hiểu nguồn gốc xuất xứ cũng như kiểm tra tình trạng của dược liệu trước khi quyết định mua nhé!