Mẹ sau sinh bị mất sữa phải làm sao

Thu gọn
Mục lục

Sữa mẹ là món quà đầu tiên chúc mừng sự ra đời của trẻ, cũng là món quà cân cần thiết cho sự phát triển của bé con. Sữa mẹ chứa hàng trăm đến hàng nghìn phân tử hoạt tính sinh học khác biệt, thay mẹ bảo vệ con khỏi các tác nhân gây bệnh từ môi trường. Ngoài ra, sữa mẹ cũng góp phần quan trọng vào sự trưởng thành miễn dịch, phát triển các cơ quan và sự sinh sống của cơ thể. Thế nhưng, hiện nay có rất nhiều mẹ gặp tình trạng mất sữa gây hoang mang và stress sau sinh. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp băn khoăn khi mẹ mất sữa phải làm sao.

Dấu hiệu mất sữa. 

Mất sữa là hiện tượng tuyến vú ngừng tiết sữa, bầu ngực xẹp, nhũn, cố nặn cũng không ra sữa cho con bú. Mẹ mất sữa, khiến cho trẻ phải ăn sữa công thức hoặc ăn dặm từ sớm ảnh hưởng đến hệ tiêu hoá còn non nớt của trẻ. Dưới đây là các dấu hiệu cảnh báo mẹ sắp bị mất sữa, nếu mẹ nào gặp phải tình trạng này thì hãy mau chóng tìm các biện pháp để cải thiện mẹ nhé!

  • Thời gian cho trẻ bú mẹ quá ngắn hoặc quá dài.

Sữa mẹ có cơ chế tiết sữa nhịp nhàng phù hợp theo từng giai đoạn phát triển và nhu cầu cần thiết của cơ thể của trẻ. Thông thường, thời gian bé bú mỗi cữ tầm 10 - 20 phút (cả hai bên bầu ngực). Nếu thời gian bé bú quá kéo dài (trên 1 giờ) hoặc quá ngắn (dưới 10 phút) thì có thể bé đã không bú đủ sữa mẹ. Điều này chứng tỏ mẹ đang ít sữa, thiếu sữa, không đủ nhu cầu của bé.    

  • Bầu vú nhỏ và mềm nhũn

Sau khi ngủ dậy, mẹ không có cảm giác căng tức khi sữa về mà cảm thấy ngực bị xẹp xuống, cảm giác “rữa” ra, khi lấy tay sờ không thấy căng mà mềm nhũn, nhão nhoẹt. Bản thân mẹ luôn cảm thấy cơ thể mệt mỏi, da mặt nhợt nhạt, chán ăn, chậm tiêu, thường xuyên có cảm giác khó thở, nhạt miệng, chất lưỡi nhợt…   

  • Tắc tia sữa, vú căng tức, đau

Một dấu hiệu khác chứng tỏ mẹ sắp mất sữa là bị tắc ống tuyến sữa. Mẹ sẽ cảm thấy bầu ngực căng tức, đau, chán ăn, phát sốt, tinh thần căng thẳng, bực bội, khó chịu, lưỡi đóng bã vàng mỏng… Lấy tay sờ vào ngực thấy đau, có các cục nhỏ.

  •  Khi bé bú xong, mẹ không có cảm giác “châm kim”

Thường thì sau khi bé bú xong xuôi, mẹ sẽ có cảm giác châm kim hoặc hơi ngứa ở bầu ngực. Thế nhưng đối với các mẹ sắp mất sữa sẽ không còn cảm nhận được cảm giác này hoặc cảm giác không rõ ràng bởi vì nó chứng tỏ sữa mẹ đã giảm đi, đồng nghĩa với việc bé bú không đủ sữa. 

  • Lượng sữa tiết ra không tăng lên sau nhiều ngày.

Cơ chế tiết sữa mẹ rất rất tuyệt vời, sữa mẹ sẽ tiết theo các giai đoạn phát triển của trẻ, cũng như nhu cầu dinh dưỡng qua từng tháng tuổi của con. Khi vừa sinh xong, cơ thể mẹ chỉ tiết ra một lượng nhỏ sữa non màu vàng đục - dòng sữa cực giàu dinh dưỡng và cần thiết cho hệ tiêu hóa của bé, giúp bảo vệ con yêu một cách tối đa nhất. Sau đó 3-4 ngày, sữa mẹ tiết nhiều hơn và tăng dần mỗi ngày theo nhu cầu ngày càng lớn lên của bé, sữa này thường có màu trắng đục và rất giàu dinh dưỡng. Nếu mẹ thấy rằng sau nhiều ngày nhưng lượng sữa của mẹ không tăng lên tức là mẹ không đủ sữa cho bé bú rồi.  

Vì thế, mẹ sau sinh cần phải chú ý lượng sữa mỗi ngày để tránh tình trạng mất sữa mẹ nhé. 

Nguyên nhân gây mất sữa mẹ là gì? 

Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra tình trạng mất sữa mẹ, có thể kể đến các yếu tố như: chế độ ăn uống của mẹ, chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi không hợp lý, mẹ không được ngủ đủ giấc, hoặc do một số thay đổi bên trong cơ thể mẹ. 

Mất sữa có thể xuất phát từ việc mẹ bị ít sữa kéo dài, dần dần dẫn đến mất sữa. Tuy nhiên nó cũng có thể xảy ra rất bất ngờ. Có thể hôm qua mẹ vẫn cho bé bú bình thường nhưng hôm nay đã không còn sữa nữa. 

Một nguyên nhân khác cũng chiếm tỉ lệ cao gây mất sữa cho mẹ là do mẹ bị nhiễm khuẩn núm vú, vì khi vi khuẩn xâm nhập sẽ gây bít tắc ống dẫn sữa. Một số nguyên nhân dẫn đến mẹ bị nhiễm khuẩn núm vú là do mẹ không vệ sinh kỹ sau khi cho con bú để đảm bảo sạch sẽ núm vú, hoặc có thể mẹ tiếp xúc với môi trường chứa nhiều vi khuẩn. Chính vì thế, khi cho con bí mẹ nên chú ý giữ gìn vệ sinh bầu ngực của mình. Mẹ có thể sử dụng khăn sạch và nước ấm để vệ sinh ngực trước và sau khi cho bé bú. 

Trong trường hợp mẹ nhiều sữa, bé bú xong mà mẹ vẫn dư sữa mẹ có thể vắt cạn hai bầu ngực, vừa giúp phòng tránh tắc tia sữa, vừa kích thích sữa về nhiều hơn.   

Đối với phụ nữ sau sinh, hormone prolactin và oxytocin đóng vai trò quan trọng trong việc tiết sữa và kích thích tiết ra sữa. Khi bé bú trực tiếp, oxytocin được tiết ra nhiều hơn, từ đó nguồn sữa mẹ cũng tiết ra nhiều hơn. Dưới động tác mút của bé, cũng là một phần kích thích tuyến sữa tiết sữa cho cữ bú tiếp theo. Khi nang sữa chứa đầy sữa mà không thế đẩy ra, thì nó sẽ báo về cho hệ thống để lần sau tiết ít sữa hơn. Hoạt động bé bú mẹ trực tiếp là chất xúc tác mạnh mẽ nhất giúp cho việc tiết sữa của mẹ càng ngày càng nhiều. Nếu bé càng bú ít thì nguy cơ bị mất sữa của mẹ càng cao. 

Một số nguyên nhân chủ quan và khách quan khác gây mất sữa mẹ, có thể gồm: 

Mẹ bị stress hoặc nặng hơn là trầm cảm sau sinh. Theo nghiên cứu, phụ nữ sau sinh là đối tượng khá nhạy cảm, cần sự quan tâm chăm sóc cả gia đình. Theo thống kê, do vất vả trong quá trình nuôi con nhỏ, hormone suy giảm nên mẹ sau sinh thường có trạng thái tâm lý bất ổn, tinh thần suy giảm trầm trọng. Việc mẹ stress, căng thẳng gây ức chế thần kinh là các hormone tiết sữa bị ảnh hưởng, điều này sẽ làm lượng sữa ngày càng ít dần.

Chế độ dinh dưỡng của mẹ không đầy đủ: Sau sinh, các mẹ mong muốn nhanh chóng lấy lại vóc dáng cân đối như ngày xưa. Vì thế mẹ sau sinh thường ăn uống thiếu chất do kiêng khem quá mức. Mẹ cần phải ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng mới đủ sức để cơ thể tiết sữa cho con cũng như đủ các dưỡng chất cho sự phát triển của con. Việc ăn uống không đầy đủ làm cho mẹ bị thiếu hụt các chất dinh dưỡng, không cảm bảo nguồn dinh dưỡng trong dòng sữa mẹ.  

Chế độ nghỉ ngơi của mẹ không hợp lý: Mọi chị em sau sinh đều gặp chung một tình trạng là thay đổi thói quen sinh hoạt, mất ngủ hoặc do cữ bú đêm của bé khiến cho mẹ bị thiếu ngủ. Mẹ cần xây dựng chế độ nghỉ ngơi hoặc nhờ người nhà hỗ trợ để có chế độ nghỉ ngơi hợp lý bởi nghỉ ngơi không chỉ tăng tốc độ phục hồi cho cơ thể mà còn giúp cho việc tiết sữa. Việc nghỉ ngơi sau sinh là vô cùng quan trọng giúp tăng tốc độ phục hồi của cơ thể. Nếu không được nghỉ ngơi đầy đủ, cơ thể mẹ sẽ rơi vào trạng thái thường xuyên mệt mỏi, sức khỏe suy yếu, từ đó mà tuyến sữa cũng hoạt động kém hiệu quả hơn. Việc thức đêm nhiều, ảnh hưởng đến khả năng phục hồi của cơ thể mẹ cũng như lượng sữa mẹ cho con bú.

Không vắt kiệt sữa khi cho bé bú: Đối với việc giữ cho nguồn sữa mẹ luôn dồi dào cho con bú thì mẹ cần phải quan tâm đến cả số cữ cho bé bú, cách vắt sữa khi bé bú còn dư và ngay cả cách cho bé bú cũng cần thực hiện đúng, ví dụ như việc bé bú không đúng khớp ngậm khiến lượng sữa bé bú được ít hơn, sữa dần dần cũng ít đi. Mẹ nên cho bé bú kiệt cả hai bên bầu ngực, nếu bé bú chưa kiệt thì mẹ nên vắt kiệt sữa để ổn định lượng sữa. Nếu như mẹ thiếu kinh nghiệm thì có thể ít hoặc nhiều cũng làm ảnh hưởng đến lượng sữa mẹ, sữa có thể ít dần hoặc thậm chí mất hẳn đi.  

Sinh mổ: Từ trước tới nay mẹ sinh mổ vẫn có thể nuôi con bằng sữa mẹ, tuy nhiên do tác dụng phụ của thuốc kháng sinh và thuốc tê mẹ phải uống sau khi mổ nên việc tiết sữa ban đầu của mẹ sinh mổ sẽ gặp khó khăn hơn. Vì thế, những mẹ sinh mổ khó khăn hơn trong quá trình gọi sữa về, nên sớm tìm các để kích sữa mẹ về tránh trường hợp mất sữa mẹ nhé. 

Mẹ sau sinh uống ít nước quá: Một điều vô cùng quan trọng đối với bà đẻ mà không phải ai cũng biết là mẹ cần uống đủ 3 lít nước mỗi ngày để duy trì việc tiết tiết sữa mẹ. Thành phần chính của sữa là nước, nước ấm giúp kích thích sữa mẹ ra nhiều và nhanh hơn. Vì vậy, việc mẹ thiếu nước cũng có thể dẫn đến mẹ bị ít sữa, lâu dần thành mất sữa.

Ngoài những nguyên nhân thường gặp ở trên thì còn rất nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan khác dẫn đến việc mẹ sau sinh bị ít sữa, mất sữa. Vậy khi mẹ bị mất sữa thì mẹ nên làm gì để khắc phục tình trạng đó và sữa về dồi dào được như trước đây?

Mẹ sau sinh bị mất sữa phải làm sao

Mẹ nên thay thay đổi khẩu phần ăn đầy đủ dinh dưỡng.

Một điều vô cùng quan trọng đối với việc tiết đủ sữa mẹ mà chế độ ăn uống của mẹ. Nhu cầu dinh dưỡng của bà đẻ thường sẽ lớn hơn khi trong thời kỳ cho con bú và mẹ phải cung cấp đủ thành phần thực phẩm trong khẩu phần ăn để đáp ứng nhu cầu cho cả hai mẹ con. Mẹ ăn thức ăn giàu chất dinh dưỡng, qua sữa mẹ con cũng hấp thu được các chất dinh dưỡng đó, nên mẹ cần chú ý bổ sung các thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất nhé. Hàm lượng chất dinh dưỡng trong khẩu phần ăn hàng ngày của mẹ có ảnh hưởng trực tiếp đến hàm lượng của những chất này trong sữa mẹ. Bên cạnh đó, một số chất dinh dưỡng cũng được chuyển tiếp vào sữa mẹ cho dù nguồn dinh dưỡng đó có được mẹ tiêu thụ không. Vì thế, điều quan trọng nhất là mẹ cần ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng, đa dạng các loại thực phẩm, để đảm bảo đủ nhu cầu dinh dưỡng cho cả mẹ và bé. Vậy mẹ có biết mình cần ăn gì để đảm bảo đáp ứng theo nhu cầu của mẹ và bé? Dưới đây, chúng tôi sẽ đưa ra một số gợi ý về một số thực phẩm bổ sung dinh dưỡng, tăng chất lượng sữa mẹ:

  • Cá và các loại hải sản: cá hồi, cá mòi, rong biển, động vật có vỏ...
  •  Thịt là nguồn bổ sung chất đạm cho cơ thể: thịt lợn, bò, thịt gà, thịt chim…
  • Trái cây và các loại rau quả cung cấp nguồn vitamin và khoáng chất: các loại quả mọng, cà chua, tỏi, súp lơ…
  • Các loại hạt là nguồn cung cấp các loại omega 3,6,9: hạt óc chó, hạt chia, hạnh nhân, hạt lanh và hạt cây gai dầu.
  • Một số thực phẩm giàu dinh dưỡng mà mẹ không lo tăng cân như trứng, yến mạch, khoai tây, kiều mạch, socola đen.

Mẹ nên chú ý hạn chế ăn các thực phẩm chế biến phức tạp vì trong những thực phẩm đấy thường chứa nhiều calo, đường bổ sung và một số chất béo không lành mạnh.   

Cách massage ngực.

Một trong những phương pháp hiệu quả nhất giúp sớm gọi sữa mẹ về là massage bầu vú để dãn các tuyến sữa giúp thông sữa mẹ, mau gọi sữa về 

B1: Dùng ngón cái, ngón trỏ, ngón giữa vuốt dọc từ bầu ngực ra đầu vú. Làm lặp lại mỗi bên ít nhất 5 lần.

B2: Tiếp tục dùng 3 ngón tay vuốt quanh bầu vú theo chiều kim đồng hồ, mỗi bên 4 vòng. Sau đó vuốt ngược lại ngược chiều kim đồng hồ, mỗi bên 2 vòng.

B3: Massage bầu ngực nhẹ nhàng, xoa nhẹ và kéo đầu ti thật nhẹ nhàng ra ngoài, mô phỏng em bé bú mẹ. Thực hiện 4 lần.

B4: Đặt bàn tay lên bên trên vành núm ti, ép theo chiều từ trên xuống dưới bằng ngón tay cái và ngón tay trỏ, tay còn lại ép theo chiều từ dưới lên trên và hướng ra ngoài. Áp dụng 3 - 5 lần mỗi bên. 

Mẹ lưu ý cần thực hiện massage khi tay đã vệ sinh sạch sẽ và ấm.

Cho con bú đúng cách

Cho con bú đúng cách là một phương pháp hiệu quả giúp đảm bảo nguồn sữa được cung cấp tốt cho bé. Nếu khi cho con bú mẹ cảm thấy đau, hoặc sau khi cho bé bú xong mẹ thấy vết đau núm vú, vết nứt núm vú thì có nghĩa là em bé đã bú chưa đúng cách. 

Khi cho con bú, mẹ hãy mặc áo dễ chịu, thoải mái nhất khi cho con bú. Chọn một vị trí bú hợp, thoải mái với cả mẹ và bé. Khi bé thấy đúng vị trí ti mẹ, bé sẽ mở miệng to, ngậm lấy ti mẹ và bắt đầu bú. Để đầu bé được tự do, thoải mái, tránh gò bó để bé có thể bú một cách thoải mái, dễ chịu nhất.  

Trong quá trình ti mẹ, hãy để bé là chủ động càng nhiều càng tốt. Dù mẹ đang cho bé bú ở vị trí nào, mẹ hãy cố giữ bé bằng một tay, tay còn lại dùng để nâng và giữ ngực. Đặt ngón tay cái của mẹ lên phần trên, sau khu vực quầng vú và lòng bàn tay phía dưới vú cách xa quầng vú. tay mẹ nâng đỡ vú một cách nhẹ nhàng, bàn tay trông như hình chữ C xung quanh vú. Trong quá trình cho bé bú, không thay đổi hình dạng vú. 

Bé bú đúng khớp ngậm: miệng bé ngậm ti mẹ, môi dưới hướng ra ngoài, ngậm hoàn toàn ti mẹ trong miệng (bé ngậm toàn bộ núm vú chứa không phải chỉ núm vú), lưỡi chụm quanh đầu vú, má tròn.

Tư thế bú đúng của bé: đầu và thân bé ở trên cùng một đường thẳng, mặt đối diện với núm vú, thân bé áp sát người mẹ, toàn thân bé được nâng đỡ.

Bé bú hiệu quả: Bé nuốt sữa chậm, sâu, thi thoảng dừng lại nghỉ rồi lại bú tiếp. Bé có thể nhìn hoặc nghe âm thanh xung quanh, rồi lại tiếp tục bú. 

Sử dụng thảo dược lợi sữa . 

Thảo dược lợi sữa Thông nhũ đơn như một vị cứu tinh cho những mẹ bị mất sữa. Thông Nhũ Đơn được biết đến là một bài thuốc cổ từ thời xưa của Danh y Phó Thanh Chủ, có công dụng tuyệt vời trong quá trình điều trị mất sữa, ít sữa, sữa loãng. Bài thuốc được Đại Học Y Hà Nội và Học Viện Y Học Cổ Truyền Việt Nam đưa vào giáo trình giảng dạy đào tạo các bác sĩ do bài thuốc cực nổi tiếng và lưu truyền qua nhiều đời.   

Sản phẩm đã trải qua quá trình chọn lọc nguyên liệu rất khắt khe để hoàn thành một sản phẩm Thảo dược lợi sữa Thông Nhũ Đơn đến tay các mẹ đảm bảo giúp các mẹ tặng lượng sữa nhanh nhất và tăng chuyển hóa chất dinh dưỡng từ cơ thể mẹ vào sữa. 

Nguyên liệu trong Thông nhũ đơn là các thảo dược có nguồn gốc hoàn toàn từ thiên nhiên như: chè vằng, bồ công anh, đẳng sâm,.. vừa an toàn cho mẹ, vừa đem lại hiệu quả cao khi sử dụng. 

Các bước kích lại nguồn sữa mẹ

 Bước 1:  Xác định thời gian bị mất sữa.

Để kích lại nguồn sữa mẹ đã mất, thì trước tiên các mẹ cần xác định mình đã mất sữa bao lâu rồi. Việc này ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả và thời gian kích lại sữa. Thời gian mất sữa càng ngắn thì việc mẹ kích sữa tốn ít thời gian hơn và sữa mẹ sẽ mau về hơn, ngược lại nếu mất sữa đã lâu thì việc kích lại sữa là vô cùng khó khăn và mất nhiều công sức, thời gian, thậm chí là không thể kéo sữa về lại nữa.

Bước 2: Kích thích tiết sữa bằng cách cho con bú.

Phản xạ mút của bé chính là phản xạ giúp tuyến sữa hoạt động và sản xuất sữa. Vì vậy, việc cho con bú càng nhiều sẽ càng hiệu quả trong việc lấy lại sữa cho mẹ. Tuy nhiên, sẽ có khó khăn khi bé ngậm ti mãi mà không có sữa, bé sẽ khóc và đẩy ra. Đặc biệt là những bé đã quen với việc bú bình thì sẽ không chịu ngậm ti mẹ. Mẹ cần phải kiên trì, không được thấy con khóc mà xót ruột, không cho con ti nữa, càng như thế thì càng không thể kích sữa về được. 

Bước 3: Trợ giúp của máy hút sữa.

Một trợ thủ cho các mẹ những lúc bé không ti  là máy hút sữa, vì tuyến vú của mẹ hoạt động kì diệu theo cơ thế phản hồi ngược, bé bú càng nhiều thì sẽ phản hồi ngược lên tuyến sữa để báo sản xuất sữa nhiều hơn và ngược lại, nếu bé bú ít, tuyến sữa sẽ nhận được phản hồi là bé cần ít sữa. Mẹ chịu khó vắt sữa để kích thích tuyến sữa sản xuất sữa. Sai lầm của một số mẹ là thức đêm nhiều để vắt sữa. Mẹ chú ý là không nên nhé, vì thức đêm gây ức chế thần kinh, mẹ lại càng dễ mất sữa hơn. 

Bước 4: Bổ sung chất dinh dưỡng.

Mẹ cần chú ý bổ sung dinh dưỡng đầy đủ vào chế độ ăn uống của mình, đặc biệt là những đồ lợi sữa và cần kiêng ăn một số thực phẩm gây mất sữa. Vì bên cạnh việc cho bé bú và vắt sữa để kích thích thì việc ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng là vô cùng quan trọng. 

Sữa mẹ về tràn trề, đặc sánh, thơm mát là mong muốn của những người mẹ sau sinh, ai cũng mong muốn có nguồn sữa mát lành, thơm ngon và cung cấp đủ cho nhu cầu của bé. 

Thế nhưng có một số mẹ không may mắn khi bị mất sữa sau sinh, luôn tìm các giải pháp để sớm gọi sữa về. Mong sao qua bài viết này mẹ đã tìm ra câu trả lời khi mẹ bị mất sữa phải làm sao.

 

Bài viết liên quan