Cùng theo sự phát triển của đất nước, chúng ta đã quan tâm về sức khỏe của mình hơn. Một trong số những những mối quan tâm của của chị em là sức khỏe sinh sản, chu kỳ kinh nguyệt,... Chu kỳ kinh nguyệt của người phụ nữ bắt đầu từ khi dậy thì và kết thúc khi vào giai đoạn tiền mãn kinh. Chu kỳ kinh nguyệt là tấm gương phản chiếu sức khỏe của người phụ nữ. Những dấu hiệu bất thường của sức khỏe, chế độ ăn uống nghỉ ngơi,.. đều có thể ảnh hưởng đến kỳ kinh của chị em. Vậy thế nào chu kỳ kinh nguyệt bình thường, cùng tìm hiểu dưới bài viết nhé!
Chu kỳ kinh nguyệt bình thường
Chu kỳ kinh nguyệt là khoảng cách giữa ngày đầu tiên của kỳ kinh nguyệt này đến ngày đầu tiên của kỳ kinh nguyệt kia. Kinh nguyệt là hiện tượng lớp nội mạc tử cung bong lên, báo hiệu trứng và tinh trùng không giao hợp với nhau (không thụ thai). Chu kỳ kinh nguyệt nguyệt được điều khiển bởi sự thay đổi hàm lượng hoocmon cơ thể.
Chu kỳ kinh nguyệt xảy ra hàng tháng giữa thời kỳ dậy thì và mãn kinh (trung bình khoảng từ 12 tuổi đến 50 tuổi). Chu kỳ kinh có thể có sớm hơn hoặc hết muộn hơn tùy thuộc vào cơ địa cũng như chế độ sinh hoạt của mỗi người, nên mọi người cũng không cần quá lo ngại khi con em mình hành kinh sớm hơn bình thường nhé!
Mỗi chu kỳ được chia làm ba giai đoạn dựa trên những thay đổi xảy ra trong buồng trứng và tử cung. Ở buồng trứng thì chu kỳ gồm 3 giai đoạn đó là nang noãn, rụng trứng, hoàng thế. Với tử cung thì các giai đoạn xuất hiện là kinh nguyệt, tăng sinh, chế tiết.
Khi đang trong thời kỳ kinh nguyệt thì việc chị em cần chú ý đó là đảm bảo vệ sinh vùng tam giác thật sạch sẽ, đồng thời phải có các biện pháp để tránh sự xâm nhập của các vi khuẩn gây bệnh từ bên ngoài. Bằng cách vệ sinh sạch sẽ vùng kín, không mặc quần bó, thường xuyên thay rửa, … Ngoài ra, chị em cũng nên hạn chế đồ cay nóng, hoặc đồng có tình hàn.
Kỳ kinh nguyệt kéo dài bao lâu
Theo y học, chu kỳ kinh nguyệt lý tưởng của người phụ nữ sẽ kéo dài 28 ngày. Thế nhưng, tùy vào cơ địa của mỗi chị em, cũng như thói quen sinh hoạt mà chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng có thể khác nhau. Ở một người phụ nữ trưởng thành thì chu kỳ kinh nguyệt trung bình sẽ kéo dài từ 21 đến 35 ngày. Đối với thiếu nữ thì có sự dao động rộng hơn thường trong khoảng 21 đến 45 ngày.Trường hợp chị em có chu kỳ kinh nguyệt đều nhưng có ít hơn hoặc nhiều hơn số ngày kể trên thì vẫn được công nhận là một chu kỳ kinh nguyệt đều.
Kỳ kinh nguyệt của chị em sẽ có sự thay đổi về thói quen sinh hoạt (thời gian ngủ nghỉ, công việc,...), làm công việc nặng, uống thuốc,... Thế nhưng, chu kỳ kinh các tháng sau vẫn ổn định lại thì bạn vẫn có một chu kỳ kinh ổn định.
Hành kinh bình thường kéo dài vài ngày, thường 3 đến 5 ngày, nhưng một số trường hợp 2 đến 10 ngày cũng được xem là bình thường. Trước chu kỳ kinh nguyệt bạn sẽ thấy một số dấu hiệu báo hiệu. Các biểu hiện kinh nguyệt xuất hiện trong thời gian khi có kinh như đau ngực, đầy chướng bụng, mụn trứng cá.
Lượng máu bao nhiêu là bình thường
Trong mỗi chu kỳ kinh nguyệt thì thể tích chất lỏng thải ra nằm trong khoảng 50-80ml được coi là điển hình. Thực tế thì chất lỏng kinh nguyệt là hỗn hợp chứa một ít máu và lượng chất nhầy của âm đạo, cổ tử cung, các mô nội mạc tử cung. Đồng thời máu kinh là chất máu không đông với màu đỏ sậm hơn so với máu lưu thông ở tĩnh mạch.
Sinh lí kinh nguyệt
Trong chu kỳ kinh nguyệt cơ thể chị em có nhiều vấn đề thay đổi, chúng được gọi là sinh lý kinh nguyệt.
Có nhiều vấn vấn đề ảnh hưởng đến sinh lý kinh nguyệt như: Độ tuổi dậy thì, thời kỳ mãn kinh; Chu kì; ngày hành kinh; màu sắc kinh nguyệt, lượng máu kinh; tình trạng sức khỏe của chị em.
Những ngày khó trong chu kỳ kinh nguyệt (ngày khó ở của chị em)
- Tâm trạng thất thường
Biểu hiện rõ nhất của các chị em trong những ngày này là tâm trạng dễ nổi nóng, thay đổi thất thường, hay sốt ruột, suy nghĩ tiêu cực, nặng nề trong kỳ "đèn đỏ". Đây là một hiện tượng bình thường, xảy ra do thay đổi nội tiết tố trong cơ thể. Thời điểm sau rụng trứng cũng là hormone progesterone giảm sút đáng kể. Đây là là nội tiết tố có tác dụng giúp trấn tĩnh đối với hệ thần kinh trung ương, vì vậy nên khi thiếu hụt nó sẽ gây ra hội chứng căng thẳng đối với cơ thể người.
- Đau bụng
Đau bụng kinh thường xuất hiện khoảng 1 ngày trước hoặc trong kỳ kinh nguyệt. Mức độ đau bụng do hành kinh phụ thuộc cơ địa của mỗi người. Có người xuất hiện tình trạng đau âm ỉ, có người lại đau rất dữ dội kéo dài thậm chí còn ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày.
- Mệt mỏi
Vào giai đoạn tiền kinh nguyệt (PMS) thì hầu hết mọi người đều xuất hiện những triệu chứng như bồn chồn, mệt mỏi, đau tức ngực, đau lưng, đau vai,..
Đau lưng, mỏi vai gáy dẫn đến chị em hay ể oải, muốn nằm nghỉ trong những ngày này. Do sự sụt giảm lượng hormone cơ thể dẫn đến suy nhược cơ thể gây ra đau nhức.
Chu kỳ kinh nguyệt bất thường cần đi khám
Ngay khi thấy những dấu hiệu bất thường của chu kỳ kinh nguyệt thì chị em cần đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám để tìm nguyên nhân và khắc phục kịp thời nhằm phòng tránh các bệnh lý ảnh hưởng đến chức năng sinh sản. Bởi chu kỳ kinh nguyệt vừa đóng vai trò đảm bảo về chức năng sinh sản vừa phản ánh tình trạng sức khỏe của chị em. Nhiều cô gái vẫn thường thắc mắc rằng “ Vậy chu kỳ bất thường là như thế nào?” hay “ Mỗi chu kỳ kinh nguyệt bình thường sẽ diễn ra trong bao nhiêu ngày?”. Những thông tin dưới đây sẽ lý giải cho câu hỏi này:
Thời gian của chu kỳ kinh
Chu kỳ kinh quá ngắn < 26 ngày, bạn cần thăm bác sĩ nếu tình trạng này kéo dài, bởi lượng estrogen tiết quá nhiều thúc đẩy quá trình rụng trứng. Điều này vừa ảnh hưởng đến sức khỏe của chị em, thúc đẩy quá trình tiền mãn kinh sớm.
Chu kỳ kinh nguyệt nguyệt quá dài > 35 ngày ( đối với phụ nữ trưởng thành) thì cũng là một dấu hiệu cần có sự thăm khám của các bác sĩ, bởi đây là một dấu hiệu cho sự bất ổn của sức khỏe chị em.
Vô kinh tức là không có kinh nguyệt từ thời dậy thì đến khi 18 tuổi, đây là trường hợp đáng báo động nhất. Tình trạng này cần có sự thăm khám của bác sĩ để tìm hiểu rõ nguyên nhân và tìm cách phục hồi.
Nếu một cặp vợ chồng quan hệ trong 1 năm mà không sử dụng biện pháp tránh thai nhưng mãi không có thai thì nên đi khám tại các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị bình thường.
Tính chất kinh nguyệt
Mùi tanh, hôi : đây là dấu hiệu của bệnh phụ khoa nguy hiểm đến sức khỏe. Ngoài ra, kinh nguyệt có màu đen, vón cục cũng là một trong những biểu hiện của việc tổn thương thực thể hoặc lưu thai. Vì thế chị em nên sớm đến các cơ sở y tế để tìm ra nguyên nhân cũng như cách chữa trị .
Lượng hành kinh quá nhiều hoặc quá ít đều là một biểu hiện của chứng rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ. Nguyên nhân hàng đầu gây tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ.
Triệu chứng bất thường
Thông thường, trong kỳ kinh nguyệt chị em sẽ có cảm giác đau bụng, mệt mỏi, và đôi lúc buồn nôn. Thế nhưng một vài chị em, lại có những triệu chứng khá “ nặng” như đau bụng thành từng cơn toát mồ hôi lạnh hoặc ngất đi hay liên tục nôn mửa. Những triệu chứng này là hoàn toàn bất thường, vì thế bạn nên sớm khám và tìm biện pháp khắc phục những triệu chứng này nhé!
Một tháng nào đó, bạn đột ngột mất kinh mà không gặp các triệu chứng nào kể trên thì có thể bạn đã mang bầu. Để chắc chắn hơn thì một cuộc hẹn khám sản khoa vừa để chắc chắn bạn có mang bầu hay không và đảm bảo chăm sóc sức khỏe trong thai kỳ.
Mẹ nên làm gì để có chu kỳ kinh nguyệt đều
- Cần sắp xếp một thời gian biểu hợp lý, dành thời gian để thư giãn đầu óc, tránh gây áp lực, căng thẳng, mệt mỏi.
- Xây dựng chế độ sinh hoạt lành mạnh, không dùng các chất kích thích và những đồ ăn, đồ uống ảnh hưởng đến sức khoẻ như đồ hộp, đồ lạnh,..
- Trong trường hợp đau bụng dưới thì mẹ có thể dùng khăn hoặc túi chườm ấm lên vùng đau hoặc massage nhẹ nhàng để giảm cơn đau bụng.
- Ngoài ra thì mẹ cần bồi bổ đầy đủ những dưỡng chất cần thiết và giảm lượng muối sử dụng trong những ngày này.