KINH NGUYỆT LÀ GÌ? DẤU HIỆU KINH NGUYỆT MÀ BẠN NÊN BIẾT

Thu gọn
Mục lục

Ngày nay, khi khoa học xã hội phát triển, con người đã biết quan tâm hơn về sức khỏe của bản thân và mọi người. Và một trong số các vấn đề được nhiều người qua tâm nhất đó chính là sức khỏe sinh sản. Vì sao hàng tháng hàng tỷ người phụ nữ trên thế giới đều cùng nhau chịu đựng nỗi đau của chu kỳ kinh nguyệt, dấu hiệu kinh nguyệt biểu hiện điều gì? Cùng giải đáp thắc mắc của mọi người qua bài viết dưới đây. 

Kinh nguyệt là gì?

Kinh nguyệt là một chu kỳ sinh lý lặp đi lặp lại mỗi tháng ở cơ thể người phụ nữ nhờ tác động của sự thay đổi hệ hormone sinh dục, đây cũng là hiện tượng sinh lý ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng sinh sản. Chu kỳ kinh nguyệt bắt đầu từ thời kỳ dậy thì của bé gái (khoảng 8-16 tuổi nhưng đa số là vào khoảng 12 tuổi) đến thời kỳ mãn kinh của phụ nữ (44 đến 54 tuổi). Thời gian ra huyết kinh chừng 3-6 ngày, khối lượng chừng 50-80ml. 

Đặc biệt, người phụ nữ mang thai không có hành kinh. Điều này khác hoàn toàn với tình trạng vô kinh, bế kinh.

Đối với chị em phụ nữ, chu kỳ kinh nguyệt đóng vai trò vô cùng quan trọng, nó như một thước đo chuẩn xem người phụ nữ ấy có khả năng mang thai hay không. 

Tại sao con gái lại có kinh nguyệt

Không biết tất cả chị em đã bao giờ tự hỏi: “ Tại sao con gái lại có kinh nguyệt”, tại sao phải chịu cơn đau bụng kinh quái ác hàng tháng chưa ?

Chu kỳ kinh nguyệt như một minh chứng cho sự phát triển của cơ thể phụ nữ bắt đầu phóng thích trứng vào giai đoạn phóng noãn. 

Trước khi phóng noãn, bề mặt tử cung được bao phủ một lớp nội mạc tử cung dày để trứng có thể dễ dàng làm tổ, được xây dựng theo kiểu đồng bộ hoá. Sau quá trình phóng noãn thì kích thước lớp nội mạc này sẽ thay đổi thích hợp nhất nhằm chuẩn bị cho quá trình làm tổ của phôi thai.

Nếu trứng không được thụ tinh hoặc nội mạc tử cung quá mỏng khiến cho trứng không thể làm tổ thì tử cung sẽ làm bong lớp nội mạc - chu kỳ kinh mới bắt đầu. Quá trình loại bong lớp nội mạc được gọi là hành kinh và biểu hiện ra bên ngoài là máu (nhưng thành phần của nó khác với máu tĩnh mạch) ra khỏi cơ thể qua âm đạo. 

Lưu ý trong thời gian hành kinh

Những việc không nên làm trong chu kỳ kinh nguyệt.

  • Trong chu kỳ kinh nguyệt, nên hạn chế việc đấm lưng.

Một trong những dấu hiệu thường gặp báo hiệu sắp diễn ra một chu kỳ kinh nguyệt là cơ thể mệt mỏi, lưng căng, đau nhức. Thông thường đối với những Để giảm cảm giác đau mỏi, nhiều bạn rất hay đấm lưng nhưng việc này có nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe.

Các bác sĩ lý giải cho vấn đề này là vì trong thời kì này ở phụ nữ thường có biểu hiện của sự "ùn tắc" máu kinh ở vùng xương chậu. Khi đấm lưng không khiến cho cơn đau mỏi bị đẩy lùi mà ngược lại càng làm tăng áp lực cho mạch máu, gây khiến cho tử cung không co bóp tống máu ra ngoài được. Từ đó, bạn có thể mắc chứng rối loạn kinh nguyệt.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng cơ thể mệt mỏi, ốm yếu ở khoảng thời kỳ kinh nguyệt diễn ra là do sức đề kháng bị sụt giảm đáng kể khi lớp niêm mạc tử cung bong ra. Do đó việc đấm lưng thường xuyên sẽ gây ảnh hưởng đến lớp niêm mạc này ở thời điểm yếu nhất. Việc này làm cho các vết thương tại bộ phận này có thể nhiễm trùng và dẫn tới nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa mãn tính.

  • Không nên uống nhiều trà khi có chu kỳ kinh nguyệt

Theo nghiên cứu, trong lá trà có chứa tiền chất acid tannic, khi chất này kết hợp với một số loại thực phẩm hoặc chất sắt trong máu có thể gây rối loạn hấp thu sắt của cơ thể. Mặt khác trong chi kỳ kinh nguyệt là lúc cơ thể dễ bị thiếu sắt nhất. Vì thế việc uống nước trà có thể gây choáng váng và tăng cơn đau tự cung do thiếu sắt.

Đối với một số chị em dạ dày yếu, khi uống nước trà trà có thể thấy cồn cào, khó chịu,.. gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe, nhất là trong những ngày nhạy cảm của cơ thể. 

Thêm vào đó là các triệu chứng kích thích hệ thần kinh như căng thẳng, bứt rứt, bồn chồn, khó chịu,..thường xảy ra ở những ngày kinh nguyệt. Do đó, lượng caffeine có chứa trong trà sẽ kích thích hệ thần kinh, khiến tâm trạng xấu đi, nghỉ ngơi không đủ làm ảnh hưởng đến sức khỏe của chính bản thân và công việc.

  • Không nên mặc những chiếc quần quá bó sát trong chu kỳ kinh nguyệt.

Như đã nhắc ở trên, những ngày “ đèn đỏ” của chị em thời  cơ thích hợp nhất cho sự sinh sôi và phát triển của vi khuẩn. Vì thế cần đảm bảo cho vùng tam giác thật thoáng khí và sạch sẽ. Vi khuẩn dễ dàng nhân lên trong môi trường yếm khí, vì vậy những ngày này, bạn mặc những bộ đồ quá chật chính là môi trường tốt cho những vi khuẩn sinh sôi, gây nên các bệnh về phụ khoa như viêm nhiễm,nhiễm trùng đường tiết niệu,...

  • Kiêng rượu bia, thuốc lá, các chất kích thích

Rất nhiều nghiên cứu y học đã khuyến cáo rằng uống rượu bia vào thời điểm hành kinh sẽ khiến chất kích thích này ngấm vào gan nhiều hơn và có thể gây ra những tổn thương nghiêm trọng đến chức năng gan.

Một số chị em thường truyền tai nhau rằng, việc uống rượu bia những ngày này có thể mau hết kinh hơn, điều này hoàn toàn sai lầm. Gan cần 3-4 ngày để đào thải hết rượu ra khỏi cơ thể, khiến gan trở nên mệt mỏi, ảnh hưởng đến các cơ quan hệ tiêu hóa,... khiến cho việc co bóp tử cung trở nên trì trệ hơn và số ngày có hành kinh tăng lên 1-2 ngày so với bình thường.

Các chất kích khiến cho cơ thể chị em bồn chồn, khó ngủ hơn… nhất là trong những ngày sức khỏe con chưa ổn định như thế này thì chị em không nên  sử dụng.

  • Không nên ăn các loại thực phẩm nhiều dầu mỡ, cay nóng.

Nếu bạn ăn nhiều thức ăn nhiều dầu mỡ khiến cho da phải làm việc nhiều hơn,  đây là nguyên nhân hàng đầu gây ra mụn trứng cá, viêm nang lông và làm sạm màu da. Mặt khác, ăn nhiều thực phẩm chiên trong thời kì này dễ làm tích tụ chất béo trong cơ thể và làm tăng nguy cơ bị béo phì.

- Trong chu kỳ kinh nguyệt, thực phẩm tươi sống, thực phẩm lạnh cũng cần hạn chế.

Trong Đông y, phụ nữ trong những ngày “dâu” thường có cơ thể hàn lạnh hơn, vì thế việc ăn uống các thực phẩm lạnh có thể khiến cơn cơn đau bụng, đau lưng trở nên tồi tệ hơn. Thậm chí, theo nghiên cứu, những người phụ nữ có thói quen ăn uống lành mạnh sẽ trải qua kỳ kinh nguyệt dễ dàng hơn.

  • Không nên quan hệ tình dục trong những ngày hành kinh

Quan hệ trong chu kỳ kinh nguyệt sẽ làm gia tăng lượng vi khuẩn trong âm đạo và dễ dẫn đến những viêm nhiễm, ảnh hưởng không tốt đến vùng âm đạo và vùng chậu. Ngoài ra, trong chu kỳ kinh nguyệt là lúc cơ thể tiết ra ít chất nhờn nhất, việc quan hệ trong những này có thể gây đau nhức, xước âm hộ dẫn đến hậu quả không đáng có.

Cách vệ sinh vùng kín trong những ngày có kinh nguyệt

Kinh nguyệt được xem là một trong những dấu hiệu phản ánh sức khoẻ của mỗi người phụ nữ. Do đó, ở thời điểm hành kinh chị em cần phải giữ gìn vệ sinh để cơ thể được sạch sẽ và tránh mắc các bệnh đường sinh dục. Ngoài ra khi có kinh, người phụ nữ có thể thấy khó chịu, mệt mỏi. Máu từ tử cung ra ngoài âm hộ càng làm cho người phụ nữ khó chịu. Máu kinh lại là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, khi đó cổ tử cung lại hé mở nên viêm nhiễm đường sinh dục rất có thể xảy ra. Bởi vậy, vệ sinh kinh nguyệt là việc cần thiết giúp người phụ nữ tránh được nhiều bệnh nguy hiểm.

  • Giữ gìn vệ sinh vùng âm hộ khi có kinh. 

Kinh nguyệt của người phụ nữ thường rong cả ngày và đêm trong suốt những ngày hành kinh. Một đặc điểm là máu kinh không hề đông lại như máu ở các bộ phận khác vì thế nó là môi trường thuận lợi nhất cho các loại vi khuẩn sinh sôi và phát triển. Khi ra ngoài âm hộ, nó có thể đọng lại ở vùng tiền đình hoặc giữa các mô sinh dục, làm cho người phụ nữ cảm giác nhớp nháp, bẩn thỉu, đôi khi ngứa ngáy. Vì thế, khi âm hộ không được vệ sinh sạch sẽ làm tăng khả năng xâm nhập của vi khuẩn gây viêm nhiễm phụ khoa. 

  • Thay rửa nhiều lần khi có kinh nguyệt. 

Hiện nay, để đảm bảo vệ sinh vùng kín cho các chị em, vì thế các nhà sản xuất nghiên cứu ra nhiều loại khác nhau: băng vệ sinh, cốc nguyệt san và tampon,...

Mỗi ngày, tùy lượng máu ra nhiều hay ít mà thực hiện thay rửa thường xuyên, nhưng một ngày nên thay rửa ít nhất 3 lần. Khi tắm rửa nên vệ sinh âm đạo bằng dung dịch vệ sinh có pH phù hợp với môi trường âm đạo.

Cách tính chu kỳ kinh

Đa số chị em có chu kỳ kinh nguyệt kéo dài từ 26 -32 ngày, được lặp lại ổn định giữa các tháng. Thế nhưng , một vài trường hợp các chị em vì lý do nào có gây rối loạn kinh nguyệt: thời gian có kinh kéo dài hơn, chu kỳ kinh không đều, một tháng có kinh nguyệt 2 lần,... Đây là những trường hợp hiếm gặp, đối với chị em đang gặp các vấn vấn đề về rối loạn kinh nguyệt chúng tôi khuyên các chị em nên đến khám tại phụ khoa tại những địa chỉ đáng tin cậy để tìm ra cách giải quyết. 

Cách tính chu kỳ kinh hết sức đơn giản. bạn chuẩn bị 1 chiếc bút đỏ khoanh vào những ngày có kinh nguyệt của tháng này, và làm như thế 3 tháng tiếp theo. Đếm khoảng cách có kinh từ ngày đầu tiên của tháng này và ngày đầu tiên có kinh của tháng tiếp theo. Sau khi đếm 3 chu kỳ hành kinh của 4 tháng bạn sẽ có số ngày chu kỳ của mình. Muốn tính tính tháng tiếp theo của bạn là ngày nào bạn chỉ cần cộng số ngày chu kỳ của bạn với ngày đầu tiên có kinh nguyệt của tháng này là ra. Chúc các bạn áp dụng thành công. 

Đối với chị em phụ nữ, chu kỳ kinh nguyệt vừa biểu hiện cho sức khỏe sinh sản ổn định, vừa biểu hiện cho những vất vả chịu đựng hàng tháng. Người ta nói kinh nguyệt chính là tấm gương phản chiếu sức khỏe người phụ nữ. Hy vọng rằng những thông tin được chia sẻ trong bài viết “Kinh nguyệt là gì? Dấu hiệu kinh nguyệt mà bạn cần biết ?” có thể giúp bạn đọc giải đáp các thắc mắc rõ ràng nhất. Chúc các chị em luôn luôn mạnh khỏe.

 

Bài viết liên quan