Tại sao chu kỳ kinh nguyệt không đều? phải làm sao để kinh nguyệt đều

Thu gọn
Mục lục

Chu kỳ kinh nguyệt không ổn định không chỉ gây nên nhiều bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày mà nó còn ảnh hưởng đến sức khoẻ sinh lý và thiên chức làm mẹ của người phụ nữ. Do đó để cải thiện và ngăn ngừa tình trạng này thì chị em phụ nữ cần trang bị cho mình những hiểu biết nhất định về nguyệt san. Bài viết hôm nay sẽ đem đến cho bạn những thông tin hữu ích về chu kỳ sinh lý này cùng tìm hiểu nhé!

Chu kỳ kinh nguyệt không đều là gì

Đến độ tuổi dậy thì cơ thể người phụ nữ sẽ có những thay đổi nhất định và đặc biệt nhất đấy chính là hiện tượng hành kinh. Chu kỳ diễn ra hiện tượng này được gọi là kỳ kinh nguyệt. Thông thường chu kỳ sẽ diễn ra trong thời gian từ 28-30 ngày tuỳ thuộc vào cơ địa và thể chất của mỗi người.

Tuy nhiên thì không phải ai cũng duy trì được một chu kỳ kinh nguyệt đều đặn. Hiện tượng kinh nguyệt không đều là khi cơ thể người phụ nữ hành kinh không theo một chu kỳ nhất định hay còn được biết đến với các triệu chứng như kinh trễ, kinh sớm, vô kinh.

Hiện tượng máu chảy quá nhiều trong một chu kỳ kinh nguyệt có khả năng gây tình trạng thiếu máu và báo hiệu các bệnh lý tiềm ẩn nguy hiểm khác. Do đó chu kỳ kinh nguyệt ảnh hưởng rất nhiều đối với chức năng sinh sản cũng như các vấn đề sức khoẻ của người phụ nữ. 

Hầu hết khi xác định được nguyên nhân khiến tình trạng chu kỳ kinh không ổn định thì các bác sĩ và những người có chuyên môn sẽ có các biện pháp điều trị khỏi bệnh. Cùng tìm hiểu kỹ hơn về những tác nhân và dấu hiệu nhận biết sự bất ổn của chu kỳ kinh nguyệt cũng như các biện pháp phòng tránh và chăm sóc cơ thể tốt hơn nhé!

Độ tuổi nào thường gặp kinh nguyệt không đều

Độ tuổi thường gặp hiện tượng kinh nguyệt không đều là những người đang ở tuổi dậy thì, đây cũng là lúc hoạt động của nội tiết tố chưa ổn định. Tuy nhiên thì tình trạng này không kéo dài quá lâu, chỉ xuất hiện tầm 2-3 năm đầu xuất hiện hành kinh.

Với những người trong độ tuổi sinh sản nếu gặp hiện tượng kinh nguyệt không đều và kéo dài trong nhiều ngày thì có thể đó là dấu hiệu của các bệnh phụ khoa như viêm nội mạc tử cung, u xơ tử cung, u nang buồng trứng,..Đây đều là những bệnh cần phát hiện và điều trị kịp thời để không ảnh hưởng đến sức khoẻ cũng như chức năng sinh sản.

Cách tính chu kỳ kinh nguyệt không đều

Như đã đề cập bên trên, từ 28-30 sẽ là khoảng thời gian của một chu kỳ nguyệt san thông thường, thời gian hành kinh sẽ diễn ra trong khoảng 3-5 ngày. Do đó những dấu hiệu nhận biết chu kỳ không ổn định sẽ bao gồm các hiện tượng sau:

  • Chu kỳ kinh nguyệt diễn ra ít hơn 21 ngày hoặc quá lâu hơn 35 ngày.
  • Thời gian hành kinh không trong khoảng ổn định, ngắn hơn 3 ngày, nhiều hơn 7 ngày.
  • Lượng máu kinh đào thải trong những ngày đèn đỏ quá nhiều hoặc quá ít.
  • Màu sắc máu kinh bất thường ví dụ máu màu nâu đen, có nhiều cục máu đông,..
  • Có hiện tượng ra máu khi chưa đến ngày hành kinh.
  • Thời gian giữa 2 kỳ kinh không ổn định, có thể kéo dài trong vài tháng hoặc diễn ra chỉ trong vài ngày. Lượng kinh nguyệt lúc quá ít hoặc quá nhiều.
  •  Hành kinh kèm các triệu chứng như đau bụng dữ dội, đau lưng, người mệt mỏi, mất sức, đau đầu, buồn nôn,..

Với các dấu hiệu trên thì người ta thường gọi tên các chu kỳ kinh nguyệt không đều bằng các bệnh lý sau:

  • Vô kinh thứ phát: không thấy kinh từ 6 tháng trở lên.
  • Vô kinh nguyên phát: đến tuổi dậy thì nhưng không thấy kinh.
  • Kinh sớm: Kinh nguyệt thường đến trước 3 ngày so với chu kỳ bình thường, có trường hợp là 7 ngày hoặc diễn ra với tần suất dày 2 lần/tháng.
  • Rong kinh: đây là trường hợp trong thời gian hành kinh chảy nhiều và liên tục trên 7 ngày thường kèm theo các hiện tượng thiếu máu, người suy nhược,..
  • Kinh thưa: Khoảng cách giữa các chu kỳ kinh nguyệt quá lớn từ 2,3 tháng thậm chí 5 tháng mới có kinh.
  • Chậm kinh: Nữ giới thường sẽ bị trễ kinh từ 3-4 ngày nếu như chậm kinh khoảng 10 ngày mà trước đó phát sinh quan hệ tình dục thì có thể bạn đang mang thai.

Tại sao chu kỳ kinh nguyệt không đều

Có 2 tác nhân chính ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt khiến chu kỳ của bạn không đều đó là nguyên nhân sinh lý và nguyên nhân bệnh lý. Cụ thể:

Nguyên nhân sinh lý là những nguyên nhân có thể khắc phục trong thời gian ngắn bằng cách thay đổi chế độ sinh hoạt một cách khoa học. Các nguyên nhân này bao gồm:

  • Chế độ ăn uống chưa hợp lý.

Việc không bồi bổ đầy đủ chất dinh dưỡng hay áp dụng các phương pháp giảm cân không khoa học khiến cân nặng sụt giảm quá nhanh có thể gây mất kinh. Ngoài ra nó cũng khiến cơ thể luôn trong tình trạng mệt mỏi, rụng tóc,.. Không ăn đủ lượng calo cần thiết cũng cản trở hoạt động sản sinh hormone có ảnh hưởng đến quá trình rụng trứng.

  • Tập các bài tập thể hình quá sức.

Việc tập các bài thể dục nặng mất sức có thể gây ảnh hưởng xấu đến hoạt động của nội tiết tố trong cơ thể làm rối loạn chu kỳ kinh nguyệt.

  • Căng thẳng, stress kéo dài.

Việc tâm lý luôn trong trạng thái lo lắng, áp lực cũng khiến làm giảm hiệu quả của não trong việc điều khiển hoạt động các hormone ở tuyến yên từ đó quá trình tiết và rụng trứng cũng không ổn định và gây hiện tượng chu kỳ kinh nguyệt không đều.

  • Tác dụng phụ khi sử dụng các loại thuốc.

Khi sử dụng các loại thuốc với mục đích chữa bệnh như: thuốc chống đông máu, thuốc trị trầm cảm, thuốc hoá trị, thuốc tuyến giáp, thuốc aspirin và ibuprofen, các liệu pháp thay thế hormone, thuốc trị động kinh, thuốc tránh thai nội tiết..cũng ảnh hưởng đến chu kỳ hoạt động nguyệt san.

  • Mẹ đang cho con bú.

Trong thời gian cho con bú cơ thể mẹ sẽ tiết ra thành phần prolactin có khả năng ức chế các hormone liên quan trực tiếp đến việc hành kinh, chu kỳ kinh nguyệt không ổn định.

  • Trong giai đoạn tiền mãn kinh.

Phụ nữ trong giai đoạn tiền mãn kinh thường có lượng nội tiết tố estrogen không ổn định khiến cho chu kỳ kinh nguyệt không đều đặn, có thể dài hơn hoặc ngắn hơn.

  • Thừa cân.

Việc thừa cân nặng hay liều lượng insulin trong cơ thể sẽ gây ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt. Nguyên nhân bệnh lý là ảnh hưởng trực tiếp từ những bệnh lý có liên quan đến nội tiết tố và bị tác động từ những chuyển biến xấu của bệnh khiến chu kỳ kinh nguyệt diễn ra không đều. Các bệnh lý này thường là:

  • Hội chứng đa nang buồng trứng.
  • Bệnh liên quan đến tuyến giáp.
  • U xơ tử cung.
  • Lạc nội mạc tử cung.
  • Ung thư cổ tử cung.

Chu kỳ kinh nguyệt không đều có sao không

Chu kỳ kinh nguyệt mang đến không ít những bất tiện trong cuộc sống và nó cũng có thể là dấu hiệu những bệnh lý nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khoẻ của người phụ nữ:

  • Cơ thể luôn trong tình trạng mệt mỏi, trí nhớ giảm, cáu giận không kiểm soát, dễ mắc bệnh xương khớp,..
  • Chu kỳ sinh lý không đều, nội tiết tố nữ không ổn định khiến nhan sắc của chị em phụ nữ bị ảnh hưởng điển hình là da thô ráp, xanh xao, xuất hiện nám, tàn nhang, dấu hiệu lão hoá,..
  • Chu kỳ kinh nguyệt nếu kéo dài có thể gây thiếu máu, cơ thể suy nhược, chóng mặt, tim đập nhanh, thở gấp,..
  • Ảnh hưởng đến việc thụ thai do thay đổi hoạt động buồng trứng khiến các nang trứng không chín kịp thời và phóng noãn đúng kỳ.
  • Nguy cơ vô sinh, hiếm muộn lớn.
  • Chu kỳ không đều cũng có thể là dấu hiệu của các bệnh phụ khoa như đa nang buồng trứng, ung thư buồng trứng, u xơ tử cung,..

Chu kỳ kinh nguyệt không đều phải làm sao

Nếu như chu kỳ kinh bị ảnh hưởng do nguyên nhân sinh lý thì việc thay đổi chế độ sinh hoạt hợp lý cũng như thư giãn thần kinh cơ thể sẽ tự động điều chỉnh hoạt động nội tiết tố về như quỹ đạo ban đầu.

Cụ thể các chị em cần có một chế độ dinh dưỡng đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể, tránh việc tăng hoặc giảm cân đột ngột, mất kiểm soát. Bổ sung đủ nước cần thiết cho hoạt động của cơ thể. Thêm vào đó là từ bỏ các thói quen xấu như hút thuốc, uống cà phê, sử dụng các đồ uống có cồn hay các đồ ăn nhanh không có lợi cho sức khoẻ. Bạn cũng cần hạn chế thức khuya và có một thời gian biểu lành mạnh cho bản thân. Ngoài ra việc luyện tập các bài thể dục thể thao hàng ngày là điều cần thiết để tăng cường sức khoẻ và sự dẻo dai của cơ thể.

Đối với các nguyên nhân bệnh lý thì ngay khi gặp các dấu hiệu của một chu kỳ kinh nguyệt không đều dù đã thay đổi một chế độ sinh hoạt lành mạnh mà vẫn ảnh hưởng thì nên đến các cơ sở y tế để thực hiện các hoạt động kiểm tra tìm ra nguyên nhân và điều trị kịp thời.

Sức khoẻ sinh lý là một điều chị em phụ nữ phải đặc biệt quan tâm vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến thiên chức làm mẹ của mỗi người. Việc chu kỳ kinh nguyệt không đều cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ bệnh lý nghiêm trọng, do đó chị em phụ nữ luôn cần theo dõi và thăm khám định kỳ để bảo vệ sức khoẻ của mình!

 

Bài viết liên quan