Chưa đến kỳ kinh nhưng ra máu là hiện tượng gì và phải làm sao

Thu gọn
Mục lục

Kinh nguyệt là một hiện tượng sinh lý mà hầu hết chị em phụ nữ đều phải trải qua. Một chu kỳ kinh nguyệt đều đặn sẽ phản ánh được sức khỏe cũng như khả năng sinh sản của người phụ nữ. Do đó, các chị em đều rất cần chú ý những biểu hiện nhỏ nhất của chu kỳ sinh lý này đặc biệt là hiện tượng chưa đến ngày đèn đỏ nhưng lại ra máu. Vậy tình trạng đấy có bất thường hay ảnh hưởng gì đến sức khoẻ không? Mọi người cùng giải đáp qua bài viết dưới đây nhé!

Hiện tượng ra máu trước kỳ kinh nguyệt

Hiện tượng máu âm đạo chảy thành vệt xảy ra vào thời gian trước những chu kỳ kinh nguyệt còn được gọi là máu báo. Đây cũng là tình trạng xuất hiện phổ biến ở giữa những chu kỳ kinh nguyệt.

Nguyên nhân chưa đến kỳ kinh nhưng ra máu

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng ra máu trước chu kỳ kinh này nhưng nguyên nhân thường gặp nhất chính là sự rối loạn nội tiết tố gây nên. Việc có thai cũng sẽ xuất hiện tình trạng máu báo khi mà phôi thai bắt đầu hình thành trên niêm mạc tử cung.

Ngoài ra thì những tác động sau đây cũng khiến ra máu khi chưa đến kỳ kinh như:

  • Dùng, ngừng hoặc thay đổi thuốc tránh thai

Khi bắt đầu sử dụng hay ngừng dùng, thay đổi loại thuốc tránh thai thì cơ thể bạn sẽ hình thành nên sự mất cân bằng của lượng nội tiết tố estrogen đây là thành phần bảo vệ lớp niêm mạc tử cung do đó dẫn tới hiện tượng ra máu trước khi kỳ kinh đến. Tình trạng này có thể kéo dài từ 1 đến 2 tháng rồi hết.

  • Dùng thuốc tránh thai khẩn cấp

Trong thuốc tránh thai khẩn cấp có thành phần hormone progesterone và estrogen. Khi nạp thêm 2 hormone này đột ngột có thể gây ra hiện tượng chảy máu âm đạo. Nếu như lượng máu không đáng kể thì không có vấn đề gì cần lo ngại.

  • Stress, mệt mỏi kéo dài

Khi thần kinh luôn trong trạng thái căng thẳng, áp lực sẽ sản sinh ra một lượng cortisol trong máu đồng thời cũng khiến cơ thể giải phóng ra các hormone progesterone và estrogen. Điều này là nguyên nhân của rối loạn kinh nguyệt và hiện tượng ra máu trước kỳ kinh.

  • Mang thai

Khi quan hệ tình dùng mà không sử dụng các biện pháp an toàn dẫn đến tinh trùng làm tổ từ 10-15 ngày trong buồng trứng, lượng máu ở thời điểm nằm có thể xuất hiện rải rác. Muốn biết được có phải mang thai không thì bạn cần dùng nhiều hơn các biện pháp xét nghiệm để cho kết quả chính xác nhất.

  • Rụng trứng

Rụng trứng là một dấu hiệu cho thấy khả năng thụ thai tốt. Chưa đến kỳ kinh nguyệt mà bị ra máu cũng có thể do hoạt động rụng trứng của cơ thể gây nên.

  • Mắc các bệnh lý như u xơ tử cung, suy giáp

Ra máu khi chưa đến kỳ kinh kèm theo các triệu chứng như đau mỏi vùng chậu hay đau buốt khi quan hệ tình dục là một trong những dấu hiệu của việc mắc các bệnh lý nguy hiểm như u xơ tử cung, viêm âm đạo, tổn thương âm đạo,... Đây cũng là cảnh báo về bệnh lý suy giáp khi có thêm các dấu hiệu như rụng tóc kéo dài, suy nhược cơ thể hay hạ nhiệt.

  • Mang thai ngoài tử cung

Chưa đến ngày đèn đỏ mà xuất hiện máu cũng là nguy cơ về việc mang thai ngoài tử cung nguy hiểm.

Tóm lại, hiện tượng máu báo có thể xuất hiện một tuần hay thậm chí chỉ một vài ngày trước kỳ kinh nguyệt thông thường. Đối với những người có chu kỳ kinh nguyệt đều đặn thì sự ra máu không theo một chu kỳ thường gây nên tâm trạng lo lắng. Do đó, để đảm bảo rằng máu báo là nguyên nhân sinh lý do thay đổi nội tiết có thể điều chỉnh được hay là dấu hiệu của vấn đề bệnh lý thì bạn cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế để kiểm tra và chú ý theo dõi sức khoẻ của bản thân.

Ngoài ra thì chị em cũng cần chú ý tránh nhầm lẫn giữa máu báo và các loại máu chảy do các nguyên nhân bệnh lý không thuộc cơ quan sinh sản như nhiễm trùng đường tiểu, trĩ,... Việc kiểm tra hay xét nghiệm bằng các biện pháp y tế là cách tốt nhất để xác định nguồn gốc và nguyên nhân gây ra hiện tượng chảy máu trước kỳ kinh.

Chưa đến ngày kinh mà bị ra máu có sao không

Việc ra máu khi chưa đến kỳ nếu không bao gồm các triệu chứng kèm theo và tự mất sau 1-2 ngày thì bạn không cần quá lo ngại.

Theo dõi nếu hiện tượng này xảy ra một cách thường xuyên và không có dấu hiệu thuyên giảm thì cần đến ngay các cơ sở y tế để kiểm tra và theo dõi tìm hiểu nguyên nhân. 

Tóm lại thì việc ra máu khi chưa đến ngày đèn đỏ có nguy hiểm hay không còn tuỳ thuộc vào nguyên nhân gây ra hiện tượng này. Tuỳ vào tác nhân thì mức độ nguy hiểm cũng như sự ảnh hưởng sẽ khác nhau.

Ngoài ra thì chị em phụ nữ cũng cần lưu ý phân biệt với các triệu chứng bệnh lý nguy hiểm ảnh hưởng đến chức năng sinh sản như u xơ tử cung, viêm âm đạo, chửa ngoài tử cung,..

Cách phân biệt máu báo thai và kinh nguyệt

Để có thể xử lý một cách kịp thời các trường hợp xuất hiện máu ngoài thời gian xảy ra chu kỳ nguyệt san thì đây là một vài tips nhỏ để chị em có thể phân biệt được máu báo thai và máu kinh nguyệt:

  • Máu báo thường xuất hiện vào khoảng thời gian như khi thức dậy, sau khi quan hệ, khi tập thể dục,...và nó báo hiệu của việc thụ thai thành công được 11-12 ngày.
  • Máu báo thường chảy ít hơn với máu kinh nguyệt. Với những ngày đầu báo không tăng lên về lượng và cũng không hình thành các cục máu đông đồng thời cũng không kèm các triệu chứng như đau bụng, đau lưng, đau thắt tử cung,.. Máu báo thường hết sau 1 đến 2 ngày. Tuy nhiên trong 4-5 ngày tiếp theo nếu chưa hết thì sẽ có thể xuất hiện các cục máu đông và hiện tượng đau bụng do đau thắt tử cung, tăng lên về số lượng máu trước khi nó dừng lại hoàn toàn.
  • Đặc điểm nhận dạng của máu báo là một vệt màu hồng phớt hoặc màu nâu chứ không đặc và thành một dòng như máu kinh.

Chưa đến tháng mà ra máu phải làm sao

Để đảm bảo có một chu kỳ sinh lý đều đặn và khỏe mạnh thì chị em phụ nữ cần lưu ý những thay đổi bất thường nhỏ nhất. Nếu có hiện tượng chưa đến ngày hành kinh mà bị ra máu thì trước hết nên đến các trung tâm y tế chuyên môn để các bác sĩ có những chẩn đoán và các biện pháp điều trị hợp lý. 

Ngoài ra khi có hiện tượng ra máu trước kỳ kinh thì các chị em cũng có thể loại trừ được các nguyên nhân bằng các phương pháp kiểm tra tại nhà như dùng que thử thai, sử dụng băng vệ sinh để xác định xem đây là máu từ âm đạo chứ không phải là các bộ phận như hậu môn trực tràng do mắc các bệnh lý liên quan. Tuy nhiên thì để an toàn nhất thì vấn nên đến những cơ sở y tế uy tín để kiểm tra và tìm ra nguyên nhân gây hiện tượng này.

Một số vấn đề bạn cần lưu ý để bảo vệ sức khỏe sinh sản:

  • Chị em nên xây dựng một chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng đặc biệt bổ sung chất xơ từ rau xanh và hoa quả.
  • Thường xuyên tập luyện các bài thể dục thể thao phù hợp, rèn luyện cơ bắp, tăng cường sức khỏe.
  • Giữ tâm lý vui vẻ, tích cực, thoải mái, tránh các công việc nặng nhọc gây áp lực, căng thẳng.
  • Quan hệ tình dục một cách an toàn.
  • Có một chế độ sinh hoạt hợp lý, nghỉ ngơi ăn uống đúng giờ.
  • Thường xuyên theo dõi và thăm khám định kỳ để đảm bảo các vấn đề về sức khoẻ sinh lý.

 Trên đây là những thông tin chia sẻ về hiện tượng ra máu khi chưa đến kỳ kinh nguyệt. Hy vọng chị em sau khi tham khảo bài viết sẽ có những kiến thức nhất định để bảo vệ cho sức khỏe của mình một cách toàn diện nhất!

 

Bài viết liên quan