NHỮNG ĐIỀU MẸ CẦN BIẾT VỀ KINH NGUYỆT SAU SINH

Thu gọn
Mục lục

Cơ thể con người ẩn chứa những  thứ vô cùng kỳ diệu, nó đổi thay theo mỗi giai đoạn phát triển của chúng ta. Mỗi biểu hiện khác thường bên ngoài, như chứng minh cho sự thay đổi bên trong cơ thể. Tất cả những sự thay đổi ấy, đều mang lại một lợi ích hoặc cảnh báo điều gì đó cho chúng ta. Đối với người phụ nữ có 4 dấu hiệu đáng quan tâm: thời kỳ dậy thì , thời kỳ tiền mãn kinh , mang bầu và kinh nguyệt sau sinh.

Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ cho bạn về một trong bốn dấu hiệu đáng quan tâm tâm này đó là những điều mẹ cần biết về kinh nguyệt sau sinh.

Mẹ sau sinh bao lâu thì có kinh nguyệt trở lại? 

Chắn hẳn, có nhiều chị em đang chuẩn bị hành trang trở thành mẹ hoặc những mẹ sau sinh cũng đều băn khoăn rằng không biết bao lâu sau sinh có kinh nguyệt lại. Quãng thời gian mà không bị cơ đau bụng kinh hoành hành còn ở bên ta bao lâu. Những tháng ngày hai vợ chồng quan hệ mà không lo dính bầu này còn bao lâu đây. Tất cả những băn khoăn này của chị em sẽ được chúng tôi giải quyết ngay dưới bài viết dưới đấy. Thế nhưng trước khi giải thích vấn đề này, chúng ta cùng tìm hiểu xem vì sao mang thai lại không có kinh nguyệt? 

Tại sao kinh nguyệt lại không xuất hiện trong thời gian mang thai?

Kinh nguyệt là một chu kỳ sinh lý lặp đi lặp lại hàng tháng, nó tập hợp những thay đổi ở cơ thể người phụ nữ dưới sự điều khiển của các hormone sinh dục.

Hiện tượng kinh nguyệt được diễn ra hàng tháng, do trứng không được thụ tinh dẫn đến sự thay đổi lớp niêm mạc gây bong tróc. Lớp niêm mạc khi bong ra tạo nên tổn thương phần tử cung làm xuất hiện máu kinh nguyệt, lượng máu này sẽ chảy từ tử cung và được đào thải ra ngoài cơ thể bằng đường âm đạo. Thông thường, kinh nguyệt sẽ diễn ra theo chu kỳ 28-32 ngày và mỗi kỳ kinh kéo dài từ 3-10 ngày, tùy theo cơ địa. 

Theo y học, thời điểm rụng trứng các nang trứng còn lại sẽ tạo thành thể vàng tiết ra hormone progesterone, oestrogen làm lớp nội mạc tử cung dày lên và tích tụ nhiều máu tạo điều kiện tốt nhất “chờ” trứng làm tổ ở cổ tử cung.  Tại đây sẽ diễn ra 2 trường hợp:

Trường hợp trứng không gặp được tinh trùng, chưa được thụ tinh thì thể vàng sẽ suy giảm, hormone progesterone không được tiết ra khiến cho các niêm mạc bị bong tróc gây chảy máu. Vòng tuần hoàn cứ lặp lại liên tục, cho đến khi thu thai. 

Trong trường hợp quá trình thụ tinh diễn ra thành công thì trứng đã thụ tinh sẽ bám vào lớp nội mạc tử cung để hấp thụ dinh dưỡng tạo thành phôi thai. Lớp nội mạc này sẽ tồn tại suốt thời kỳ mang thai của người phụ nữ, đó là lý do khi mang thai lại không xuất hiện chu kỳ kinh nguyệt.

Phụ nữ sau sinh bao lâu thì có kinh trở lại?

Sau khi sinh thường, chị em thường băn khoăn “ bao lâu bà dì kinh nguyệt quay lại”, “sau sinh con khá lâu mà vẫn không có kinh nguyệt có ảnh hưởng gì không?,.. Các mẹ thân mến, thời điểm kinh nguyệt quay trở lại ở khoảng thời gian sau sinh phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Do đó, có người kinh nguyệt về rất sớm, có người thì về muộn tất cả đều hoàn toàn là chu trình ính lý bình thường, các mẹ yên tâm nhé. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc kinh nguyệt quay trở lại sớm hay muộn:

- Nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong thời gian dài khiến kỳ kinh quay lại trễ hơn so với mẹ cho con ăn sữa công thức.  Điều này được lý giải vì sự hành kinh liên quan đến hormone sinh sản - nội tiết tố của cơ thể. Mẹ cho con bú, thùy sau tuyến yên sẽ kích thích tiết ra hormone prolactin cần thiết để sản xuất sữa mẹ. Ngoài ra hormone này sẽ làm giảm tần số rụng trứng khoảng 1/3 lần so với lúc bình thường. Tức là sẽ tăng thời gian của một chu kỳ kinh lên gấp 3 lần.

- Đối với những mẹ ít sữa, hoặc vì bận công việc mà sớm cho ăn sữa ngoài, sữa công thức thì kỳ kinh sẽ quay lại sớm hơn. Tthông thường đối với các mẹ sau sinh không cho con bú sữa mẹ hoàn toàn chỉ sau 6-8 tuần sẽ có kinh nguyệt bình thường.

Khác với sinh thường, cơ thể có sự thay đổi từ từ theo có chế tự nhiên, một số mẹ sinh mổ lại nhờ sự hỗ trợ từ bên ngoài khiến cơ thể chịu các cơ co bóp,...  Vì thế các mẹ sinh mổ lại đắn do về vấn đề có ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt sau này. Bao lâu sau sinh mổ thì chu kỳ kinh quay lại bình thường.

Cho dù là sinh thường hay sinh mổ thì thời gian có kinh trở lại cũng không xác định được một cách chính xác, nó phụ thuộc vào cơ thể của mỗi mẹ.

Cơ thể mẹ hẳn phải có rất nhiều sự thay đổi sau khi trải qua quá trình vượt cạn khó khăn. Do đó, sau khi sinh con thì thời điểm kinh nguyệt trở lại ở những chu kỳ đầu thường sẽ không được đều đặn như lúc trước khi mang thai. Thêm vào đó là các triệu chứng hay gặp thời kỳ hành kinh như đau lưng, đau bụng, mệt mỏi, lượng máu kinh được đào thải,...ít nhiều cũng sẽ thay đổi ở thời gian sau sinh này. Đây là tình trạng hoàn toàn bình thường của cơ thể nên các mẹ yên tâm nhé!

Một số mẹ sau sinh, kinh nguyệt trở lại sớm khiến các mẹ lo lắng, tưởng nhầm rằng vẫn còn sót sản dịch. Theo các bác sĩ khoa sản, việc có kinh sớm sau khi sinh là điều không đáng lo quá lâu ngại, đây chỉ là việc cơ thể mẹ đã thích ứng nhanh chóng sau quá trình sinh nở. 

Nhưng nếu kinh nguyệt trì hoãn quá lâu trên 12 tháng, mẹ cần đến khám tại cơ sở y tế uy tín để tìm hiểu rõ nguyên nhân và kịp thời điều trị, tránh ảnh hưởng xấu đến đến cơ thể. Nguyên nhân chủ yếu gây nên tình trạng này thường là do vô kinh sau sinh, rối loạn nội tiết tố, áp lực, trầm cảm sau sinh hoặc bị mắc sốt xuất huyết thời điểm sau sinh bé,...

Dấu hiệu có kinh sau sinh

  • Ngực căng tức, lượng sữa thay đổi

Một trong số các dấu hiệu có kinh nguyệt làm cảm giác căng tức vùng bầu ngực. Thế nhưng, với mẹ sau sinh, cảm giác này giống như mẹ bị tắc tia sữa vì thế thường bị bỏ sót. Đối với căng tức do tắc tia sữa, khi chạm vào ngực sẽ thấy cục cứng, nổi lên, cố vắt mà không ra sữa. Đối với đau bụng do chu kỳ kinh, lượng sữa cũng có sự thay đổi ít hơn bình thường, nhưng không giống như bị tắc tia sữa, điều này mẹ cần lưu ý..

  • Vùng kín ẩm ướt do tăng tiết dịch

Trước thời gian hành kinh thì phần vùng kín sẽ tăng tiết các dịch nhầy hơn do các nội tiết tố progesterone và estrogen được sản sinh nhiều hơn. Đây cũng là một dấu hiệu để nhận biết khi kỳ kinh nguyệt trở lại thời điểm sau sinh nên mẹ cần chú ý nhé!

  • Đau ê ẩm bụng dưới

Thời điểm sau sinh con nếu xuất hiện triệu chứng bụng dưới âm ỉ đau, trướng cũng là một cách nhận biết sắp có kinh trở lại. Những cơ đau này do sự co bóp của tử cung theo con, nó thường xuất hiện trước 2-3 ngày và cảm giác âm ỉ.

  • Nổi mụn trứng cá.

Trước mỗi kỳ kinh kinh nguyệt, có sự thay đổi của các hormone trong cơ thể, da nhờn hơn, đây cũng là thời gian dễ bị nổi mụn nhất. Mặc dù mẹ sau sinh rất ít đi ra ngoài nhưng thấy dấu hiệu da sạm đi, mặt nổi nhiều mụn trứng cá cùng cùng lúc cũng là dấu hiệu “ngày dâu” quay trở lại. Tuy nhiên thì các mẹ cũng không cần quá lo lắng, sau khi nội tiết tố ổn định, kỳ kinh nguyệt qua đi thì làn da sẽ trở lại bình thường.

  • Đau lưng, đau khớp

Các biểu hiện như người rã rời, mỏi chân tay, đau nhức xương khớp, đau lưng cũng báo hiệu chu kỳ kinh nguyệt trở lại ở thời gian sau sinh. Tuy nhiên thì dấu hiệu này chỉ xuất hiện trước những ngày đèn đỏ rồi biến mất những ngày tiếp theo mà không ảnh hưởng gì nhiều nên mẹ không cần lo lắng quá nhé.

  • Chán ăn, mệt mỏi, mất ngủ

Nếu mẹ gặp tình trạng mệt mỏi, khó ngủ, mất ngủ liên tục, không có cảm giác thèm ăn, khó tiêu, đầy bụng,...thì đây cũng là hiện tượng kinh nguyệt đến ở thời điểm sau sinh này.

Chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi và dinh dưỡng trong chu kỳ kinh nguyệt sau sinh

Đối với phụ nữ sau sinh thì chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi thay đổi do mẹ còn phải chăm con nhỏ. Thế nhưng những điều này cũng ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt của mẹ, vì thế mà cần:

Ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày, giấc ngủ sâu vào buổi tối 

Không nên ăn đồ cay nóng hoặc đồ ăn quá lạnh. 

Không nên uống rượu bia, chất kích thích khác. 

Hạn chế việc mặc đồ bó sát. 

Không hoạt động mạnh, không làm việc nặng. 

Phụ nữ sau sinh với bao thói quen thay đổi, bao nhiêu thứ cần phải học hỏi, thật vất vả biết bao. Các chị em sau sinh trở nên mong manh hơn bao giờ hết, vì thế có thể lo lắng vì nhiều vấn đề nhỏ nhặt. Mong sao sau bài viết có thể giải quyết thắc mắc sau sinh bao lâu có kinh nguyệt. Chúc mẹ sức khỏe dồi dào, con yêu nghe lời.

 

Bài viết liên quan