Nấm linh chi là một dược liệu đóng góp một vai trò quan trọng và không thể thiếu trong Y học cổ truyền các nước châu Á, tiêu biểu là ở Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản. Ngoài được biết đến với công dụng tăng cường sức khoẻ, bồi bổ năng lượng cho cơ thể khoẻ mạnh, nấm linh chi còn được nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng chúng đem lại những giá trị dược tính cao nhằm hỗ trợ điều trị rất nhiều bệnh lý của con người. Bài viết hôm nay sẽ cung cấp những thông tin bổ ích về loại thảo dược này, mọi người cùng tìm hiểu nhé!
Giới thiệu thảo dược Nấm linh chi
Nấm Linh Chi còn được gọi bằng các tên khác là Tiên thảo, Nấm trường thọ hay Vạn niên nhung.
Tên khoa học của thảo dược này là Ganoderma lucidum, thuộc họ Nấm lim- Ganodermataceae. Đây là một loại nấm lỗ, trong ghi chép khoa học thì nó thuộc chi Ganoderma.
Loài thực vật này được biết đến với tác dụng chữa bệnh lần đầu tiên từ khoảng 2000 năm trước trong một cuốn sách Y học viết tại Trung Quốc. Thần nông bản thảo nhắc đến Nấm linh chi như một loại thượng phẩm còn hơn cả nhân sẩm. Bản thảo cương trực đề cập đến thảo dược như một vị thuốc quý với công dụng bảo vệ gan, giải độc cơ thể, cường tâm, kiện não, tiêu đờm, lợi niệu, bổ dạ dày,..
Không có gì ngạc nhiên khi công dụng chữa bệnh của nó đang ngày trở nên phổ biến trên toàn thế giới và lưu truyền rộng rãi với chức năng cụ thể như tăng cường sức khoẻ cơ thể, hỗ trợ điều trị các bệnh ung thư, tim mạch, viêm gan, viêm khớp, bệnh về hệ miễn dịch và còn có thể gia tăng tuổi thọ cho người sử dụng
Phân loại
Dựa vào màu sắc của thảo dược nấm linh chi, người ta phân thành các loại dược liệu như sau:
- Thanh chi- Xanh: Đây là nấm linh chi mang vị toan bình. Với công dụng an thần, bồi bổ can khí và sáng mắt.
- Xích chi hay Hồng chi- Đỏ: Vị thuốc này đắng nằm ích tâm khí, tăng trí tuệ và chủ vị.
- Hắc chi- Đen: Được biết đến giúp ích thận khí, tăng cường sức khỏe trí não.
- Tử chi- Tím: Loại linh chi này có tác dụng làm đẹp da, ích tinh, khoẻ mạnh gân cốt, bảo thần.
- Bạch chi- Trắng: có lợi ích ở phế khí, tăng cường trí nhớ
- Hoàng chi- Vàng: An thần, trùng hoà, ích tỳ khí.
Trong các loại Nấm linh chi được phân chia như trên thì Hồng chi hay còn gọi là Xích chi là thực vật có thành phần dược tính dồi dào nhất nhưng đồng thời cũng quý hiếm nhất.
Đặc điểm thực vật
Nấm linh chi là thực vật có xu hướng hoá gỗ dần theo thời gian. Người ta thường tìm thấy loại thảo dược này trên các thân cây cả cây sống lẫn cây đã chết.
Có cấu tạo như những loại nấm bình thường khác là mũ nấm và phần thân với thịt mềm xốp, màu nâu và có thể hoá gỗ nếu sống trong thời gian dài. Đặc điểm khác biệt của dược liệu này là ở phần mũ nấm được chia thành 2 vách ngăn ở giữa là các bào tử được hình thành.
Thân cuống loại nấm này thường không cắm ngay chính giữa mũ mà thường lệch sang một phía. Màu sắc của bộ phận này khác nhau theo từng loại nấm và chủ yếu là màu đỏ, xanh, đen, tím.
Phần mũ nấm này ở các cây linh chi trưởng thành thường có dạng hình quạt, bán nguyệt hoặc hình thận với độ dày tầm từ 0.5 đến 2cm, đường kính dao động từ 6 đến 50cm.
Bề mặt mũ nấm có các vân tán xạ và lượn sóng. Ở mặt trong có chứa các bào tử.
Hình thức sinh thái
Nấm linh chi là loài sống ký sinh hoặc hoại sinh ở phần thân của nhiều thực vật khác, đặc biệt mọc nhiều ở các cây cổ thụ to lớn và tìm thấy nhiều ở những rừng nguyên sinh.
Loài thực vật này ưa sống ở môi trường đất ẩm, xốp, mềm và mục rữa do chủ yếu sinh trưởng nhờ vào bào tử nằm dưới lớp mũ nấm.
Phân bố
Nấm linh chi mọc hoang nhiều ở các vùng núi cao và nền nhiệt độ thấp ở các tỉnh Trung Quốc phổ biến là Tứ Xuyên, Quảng Tây, Quảng Đông,..
Ngoài ra thì một số địa phương tại Nhật Bản và Hàn Quốc cũng xuất hiện loại nấm này nhưng không được phổ biến như ở Trung Quốc.
Ở Việt Nam, để đáp ứng nhu cầu dược liệu thì thảo dược này đã được quy hoạch trồng tại một số địa phương có khí hậu thuận lợi như Lào Cai, Vườn quốc gia Bến En ( Thanh Hoá), lâm trường Hương Sơn ( Hà Tĩnh), Tam Đảo ( Vĩnh Phúc),..
Thành phần hoá học
Dù đã được ứng dụng vào nhiều bài thuốc nhưng vẫn chưa có nghiên cứu nào phát hiện ra được toàn bộ các hoạt chất có trong Nấm linh chi. Dưới đây là một số kết quả nghiên cứu về thành phần hoá học của thảo dược này:
Tài liệu nghiên cứu thành phần hoá học của nấm linh chi tại Viện nghiên cứu tỉnh Quảng Đông chỉ ra: 12-13% Nước, 12-14% Lignin, 1.6-2.1% hợp chất N, 0.08-0.1% hợp chất phenol, 0.022% tro, 54-56% xenluloza, 1,9-2% chất béo, 4-5% chất khử, 0,14-0,16% hợp chất steroit..
Viện nghiên cứu kháng sinh tại Tứ Xuyên phát hiện các acid amin, protein, các saponin và steroit có trong nấm linh chi có lợi cho sức khoẻ con người.
Học viện y học Bắc Kinh cũng tìm thấy axit amin đường kép và đường khử, dầu béo có trong thảo dược này.
Cũng tại một viện nghiên cứu từ Trung Quốc về nấm linh chi cho thấy thực vật này có hàm lượng germanium cao hơn rất nhiều so với nhân sâm khoảng từ 5 đến 8 lần. Đây là chất có tác dụng lưu thông khí huyết, hấp thu oxy từ các tế bào. Đồng thời thực vật này còn chứa hàm lượng acid ganoderic phòng chống viêm nhiễm, dị ứng và polysaccarit hỗ trợ tăng cường miễn dịch cho cơ thể, bảo vệ gan và đặc biệt ngăn ngừa tế bào ung thư hiệu quả.
Ngoài ra thảo dược này còn chứa các nguyên tố vi lượng cần thiết cho cơ thể như photpho, kali, canxi, đồng, sắt, kẽm,..
Cách sử dụng
Bộ phận sử dụng
Người ta thường dùng toàn bộ nấm linh chi để làm dược liệu.
Thu hái
Thu hoạch với nấm đã trưởng thành. Khi thu hái cần cắt sát gốc, đem rửa sạch để ráo nước. Dùng tươi hay sấy khô để dự trữ đều được.
Sơ chế, bảo quản
Khi dùng tươi thì nên vệ sinh sạch sẽ và sử dụng sớm để tránh hư hại, ẩm mốc làm biến đổi dược liệu.
Khi muốn bảo quản để dùng dần thì nên phơi khô hoặc sấy khô ở nền nhiệt 400-450 độ C. Sau khi nấm khô hoàn toàn thì cất tại lọ kín hoặc bọc trong giấy báo, túi ni lông về đặt tại môi trường thoáng mát.
Tác dụng của dược liệu Nấm linh chi
Theo Y học cổ truyền Nấm linh chi có tác dụng:
Tính vị, chủ trị:
Với từng loại Nấm linh chi sẽ có tính vị và mang công dụng đối với bộ phận cơ thể riêng biệt. Cụ thể:
Hồng chi ( Xích chi): mang vị đắng, tính bình và không độc. Loại nấm này được dùng để tăng cường trí nhớ, chữa các bệnh lý liên quan đến tim, thần kinh và huyết.
Thanh chi: có tính bình vị toan, thường dùng để bổ can khí, an thần, sáng mắt, tăng cường trí nhớ, cường khí và chữa các bệnh về gan hiệu quả.
Hoàng chi: Với vị ngọt, tính bình không độc, loại dược liệu này thường dùng để làm tăng cường sức khoẻ hệ miễn dịch.
Hắc chi: Có vị mặn, tính bình, không độc. Hắc chi thường dùng để trị các bệnh về cơ quan bài tiết như tiểu tiện bí, sỏi thận,...
Bạch chi: Mang vị cay, tính bình, không độc. Sử dụng để chữa các bệnh hen suyễn, ích phế khí.
Tử chi: Có vị ngọt, tính ôn, không độc. Đây là loại thường dùng để giảm đau nhức xương khớp, tăng cường sức khoẻ gân cốt.
Quy kinh
Vị thuốc này được các ghi chép Y học cổ truyền đề cập về vị trí quy vào các kinh Thận, Tâm, Phế và Can.
Trong Y học hiện đại Nấm có lợi gì cho cơ thể?
Biết được những giá trị dược tính nổi bật của loại thảo dược này nên rất nhiều các nghiên cứu y học từ các viện nghiên cứu trên toàn thế giới đã chỉ ra được những lợi ích của Nấm linh chi đối với cơ thể con người như sau:
- Nấm linh chi cải thiện tuần hoàn máu và sức khoẻ hệ tim mạch:
Dùng nấm linh chi cung cấp oxy cho não và tim nhờ vào hoạt chất germanium có trong thành phần mà nấm linh chi được ứng dụng để cải thiện các bệnh lý do thiếu oxy lên não và tim như thiếu máu não, căng thẳng thần kinh, mất ngủ, đau đầu, hoa mắt chóng mặt, huyết áp không ổn định.
Ngoài ra các hoạt chất có trong dược liệu còn làm hạ lượng mỡ và nồng độ cholesterol trong máu hay được ứng dụng trong các bài thuốc nấm linh chi giảm cân. Đồng thời nó còn hỗ trợ lưu thông và tuần hoàn máu, làm giãn mạch vành, hạn chế hình thành các cục máu đông,..
- Nấm linh chi có công dụng ức chế các vi khuẩn, virus gây bệnh:
Các hoạt chất như G. Lucidum, Triterpenoid, Polysaccharide có trong thành phần dược liệu có khả năng hạn chế hoạt động của vi khuẩn gây bệnh được ứng dụng để ngăn ngừa sự phát triển của các virus như Herpes, HIV, viêm gan B,..
- Nấm linh chi tăng cường sức khỏe hệ miễn dịch:
Các hoạt chất có trong nấm linh chi cung cấp năng lượng và kích thích sản sinh các tế bào hệ miễn dịch. Đồng thời G. Lucidum còn có thể điều trị các bệ
nh lý về dị ứng như hen suyễn, viêm phế quản, viêm mũi, viêm da cơ địa,..
- Nấm linh chi hỗ trợ kiểm soát sự phát triển của tế bào ung thư:
Gần đây các nhà khoa học phát hiện ra thảo dược này có khả năng ức chế hoạt động của các khối u gây nên ung thư ở người. Biết được công dụng tuyệt vời đấy nên nấm linh chi ngày càng được dùng nhiều trong công cuộc điều trị ung thư, phòng ngừa các bệnh nhiễm trùng cơ hội, tăng cường sức khoẻ, ngăn ngừa viêm nhiễm và giảm thiểu các tác dụng phụ khi dùng một số loại thuốc.
- Nấm linh chi ngăn ngừa lão hoá, làm đẹp da:
Như đã nói ở trên, tác dụng chống oxy hoá cực mạnh ở dược liệu giúp tiêu trừ các gốc tự do, phòng ngừa các bệnh lý thường gặp ở người cao tuổi. Đồng thời nó được ứng dụng thành thảo dược làm đẹp, làm chậm quá trình lão hoá cho làn da tươi trẻ, mịn màng hơn.
Nấm linh chi còn được ứng dụng tăng cường sức khoẻ, bảo vệ và cải thiện các chức năng cơ thể, an thần, giảm đau, điều hoà kinh nguyệt,..
Lưu ý khi sử dụng Nấm linh chi làm dược liệu
Nấm linh chi đã là dược liệu được ứng dụng rất lâu đời trong y học. Vì vậy trên thị trường thuốc Đông Y, thảo dược này xuất hiện rất phổ biến. Tuy nhiên cùng thuộc dòng nấm linh chi nhưng chất lượng cũng như giá trị mang đến cho sức khoẻ của những loại nấm này lại khác nhau. Do đó việc biết cách phân biệt và lựa chọn sử dụng loại nấm nào tốt là điều cần thiết đối với người dùng.
Cách phân biệt nấm linh chi giả và thật
Phân biệt về hình thức bên ngoài dược liệu:
- Nấm linh chi thật: mang mùi thơm đặc trưng, để thời gian dài không bị mối mọt, mặt dưới màu trắng ngà hoặc hơi ngả vàng, bề mặt trên bóng, màu đỏ sậm và cứng.
- Nấm linh chi giả: khi để lâu độ bóng phai dần, có hiện tượng mối, mọt, mặt dưới màu vàng nghệ.
Phân biệt bằng vị giác:
- Nấm linh chi giả: sắc dùng nước đầu vị đắng, đến nước thứ 2 không còn giữ được mùi vị. Nếu dùng phải nấm linh chi kém chất lượng sẽ bị đau bụng, tiêu chảy.
- Nấm linh chi thật: Nấm linh chi Hàn Quốc chất lượng thường mạng mùi đắng nhưng uống vào thì đắng dễ chịu, không chua. So với nấm linh chi Việt Nam mềm và có thể uốn cong thì nấm linh chi Hàn Quốc cứng và không thể bẻ cong dễ dàng.
Các tác dụng phụ khi sử dụng nấm linh chi bạn cần biết
- Sử dụng Nấm linh chi có thể gây khô miệng, đau bụng, khó chịu đường mũi, chảy máu cam,..
- Dạng bột của thảo dược có thể gây tác động xấu đến gan.
- Ngâm rượu nấm linh chi khi uống có thể gây phát ban.
Những đối tượng sau cần chú ý khi sử dụng dược liệu:
- Phụ nữ có thai hoặc mẹ cho con bú giai đoạn đầu cần phải có sự thăm khám của các y dược sĩ, bác sĩ trước khi sử dụng.
- Những người có bất kỳ phản hồi dị ứng nào với thành phần của thuốc.
- Đối tượng có dấu hiệu dị ứng với thực phẩm, thuốc nhuộm, các chất bảo quản, động vật nên lưu ý sử dụng.
- Vị thuốc này có thể làm giảm hoặc có tác động tiêu cực khi sử dụng kết hợp với các loại thuốc khác.
- Người bị rối loạn xuất huyết, giảm tiểu cầu không nên dùng.
- Người huyết áp thấp hay người trước và sau phẫu thuật không được khuyên sử dụng Nấm linh chi.