Ngải diệp

Thu gọn
Mục lục

Cây ngải cứu hẳn không còn xa lạ gì với người dân Việt Nam bởi nó được tận dụng rất nhiều để chế biến thành các món ăn hàng ngày. Tuy nhiên thì không phải ai cũng biết được công dụng dược tính của nó đối với sức khỏe con người. Vậy còn chần chờ gì mà không trang bị thêm cho mình kiến thức về vị thuốc này!

Đặc điểm cây ngải cứu

Tên gọi

Ngải cứu được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau. Tuỳ vào từng vùng miền thì nó lại được đặt một cái tên ví dụ tiếng Thái gọi là Cỏ linh ti, người H’mông gọi là quá sú, người Tày gọi nhả ngải,..và một số tên thông dụng khác như ngải diệp, lá ngải, thuốc cứu…

Đây là loài thực vật thuộc họ Cúc - Asteraceae với tên khoa học là Artemisia vulgaris L.

Đặc điểm hình thức cây ngải cứu

Cây ngải là thực vật thân thảo sống lâu năm. Ngải cứu thường khá thấp, thân cao khoảng 60cm có chứa các rãnh dọc. 

Lá cây mặt trên xanh thẫm, mặt dưới màu xám nhạt và có lớp lông nhung trắng bao phủ. Lá ngải mọc so le nhau chẻ thành hình lông chim với đầu nhọn, thuỳ hình mác hẹp. Các cây lá ở ngọn có hoa thì không chẻ.

Cây ra hoa vào tháng 10 đến tháng 12. Hoa ngải cứu gồm nhiều cụm hoa màu lục nhạt chụm lại thành các chùm kép, cho quả nhỏ.

Toàn cây có hương thơm đặc trưng, cây càng sống lâu đời thì mùi hương các rõ rệt.

Hình thức sinh thái

Cây ngải cứu ưa những vùng đất ẩm, có thể mọc cả dưới bóng râm và nơi ánh sáng trực tiếp. 

Ngải cứu mọc thành từng khóm và lan rất nhanh nếu không bị thu hái hoặc tỉa thưa. Bởi thế nên tại một số nước nó bị liệt là cây cỏ dại xâm lấn.

Ngải cứu phát triển mạnh vào mùa xuân hè, khi vào đông sẽ lụi một phần.

Trồng ngải cứu khá đơn giản bởi cây rất dễ sống. Thông thường người ta trồng cây ngải bằng cách cắm cành hoặc cây non xuống vùng chứa đất ẩm. Sau tầm 1 tháng thì cây gieo đã có thể phát triển thành cây trưởng thành. 

Phân bố

Cây ngải có nguồn gốc từ các khu vực ôn đới ở châu Âu, châu Á các nước Bắc Phi, Bắc Mỹ, Alaska..

Tại châu Á thì cây mọc dại nhiều ở nước Lào, Trung Quốc..

Ở Việt Nam, loại cây này mọc dại tự nhiên phổ biến ở các tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Lai Châu,..các vùng có độ cao từ 800m trở lên. 

Bởi cây rất dễ sống nên người Việt Nam hay trồng cây ở quanh nhà với mục đích chế biến thành thức ăn.

Thành phần hoá học

Các nghiên cứu hoá học cho thấy cây ngải cứu chứa rất nhiều thành phần hoá học giúp cơ thể kháng khuẩn và giảm đau hiệu quả. 

Khi tách chiết xuất cây ngải cứu người ta phát hiện ra hàm lượng tinh dầu lớn gồm cineol, -∝ thuyon, dehydro matricaria este, tetradecatrilin, tricosanol, arachol alcol, adenin, cholin… trong đó hàm lượng cineol là nhiều nhất, ở cụm hoa lượng chất này nhiều nhất và có thể chiếm tới 30% chiết xuất của các chồi non cả tươi và khô.

Cách sử dụng Ngải Diệp

Bộ phận sử dụng

Người ta thường sử dụng lá và phần thân cây để làm dược liệu.

Thu hoạch

Thời điểm thích hợp nhất để thu hái cây là vào tháng 6, lúc này lá có lẫn ít cành non.

Hái các ngọn cây có đủ hoa và lá. Có thể dùng tươi trực tiếp hoặc sơ chế để dự trữ. Với mỗi cách sơ chế thì dược liệu lại có tên gọi khác nhau: ngải cứu phơi khô gọi là ngải điệp, ngải nhung là ngải cứu sau phơi khô nghiền nhỏ thành bột. Tuy nhiên thì sơ chế ở dạng nào thì tác dụng chữa bệnh vẫn không thay đổi nhiều.

Công dụng ngải cứu dược liệu

Tính vị

Theo các ghi chép Đông Y thì dược liệu ngải cứu có vị đắng, tính ấm.

Quy kinh

Vị thuốc ngải cứu đi vào kinh tỳ, can, thận. 

Ngải cứu có lợi ích gì với cơ thể?

Ngải cứu được ứng dụng để chữa rất nhiều bệnh bởi nó có những tác dụng tích cực đối với cơ thể. Cụ thể:

  • Sử dụng ngải cứu giúp giảm đau hiệu quả:

Nhờ công dụng giảm đau và đặc tính kháng viêm, ngải cứu được ứng dụng để giảm các cơn đau do mắc các bệnh lý về viêm xương khớp.

Kết quả của một nghiên cứu kéo dài 4 tuần cho thấy, 90 người trưởng thành mắc viêm khớp gối khi sử dụng thuốc mỡ ngải cứu 3% mỗi ngày 3 lần giúp cải thiện tình trạng đau nhức và phục hồi chức năng vận động. Tuy nhiên thì bản thân cây ngải cứu có thể gây bỏng da nếu bôi trực tiếp lên da vì nồng độ các hợp chất trong cây quá lớn. 

  • Ngải cứu giúp chống nhiễm khuẩn:

Từ thời Ai Cập cổ đại ngải cứu đã được dùng để điều trị bệnh lý do nhiễm giun đường tiêu hoá. Khi thực nghiệm trên động vật và ở các phòng thí nghiệm cho thấy thảo dược này cũng có thể chống lại sán dây và một số loại ký sinh trùng khác. Chưa có kiểm nghiệm nghiên cứu ở người nhưng đã thấy được tiềm năng của dược liệu này trong việc phòng tránh nhiễm khuẩn.

  • Ngải cứu có đặc tính chống oxy hoá:

Trong ngải cứu có chứa hợp chất chamazulene. Hợp chất này được biết có tác dụng chống oxy hóa trong cơ thể, phòng ngừa các bệnh lý tim mạch, các tác nhân gây ung thư, bệnh Alzheimer,..

  • Ngải cứu có khả năng chống viêm nhiễm:

Trong ngải cứu có chứa hợp chất Artemisinin có tác dụng ức chế protein cytokine là nguyên nhân hệ miễn dịch tiết ra nhằm thúc đẩy quá trình viêm.

Ngoài ra hợp chất này còn giúp làm giảm nhẹ bệnh Crohn- hiện tượng viêm đường tiêu hoá có các triệu chứng như: tiêu chảy, đau bụng, mệt mỏi,..

Ở một nghiên cứu trên 40 người trưởng thành mắc tình trạng bệnh lý này, sau 8 tuần sử dụng thực phẩm chức năng chứa ngải cứu 500mg đều cho ra kết quả tích cực như: giảm triệu chứng bệnh lý, giảm nhu cầu sử dụng thuốc kháng viêm steroid.

Các bài thuốc từ cây ngải cứu

Bài thuốc ngải cứu điều hoà kinh nguyệt:

Chuẩn bị: 6-12g ngải cứu khô ( ngải điệp) hoặc 5-10g ngải nhung.

Cách làm: Một tuần trước ngày kinh dự kiến thì hãm dược liệu với liều lượng như trên với nước sôi để lấy trà thuốc. Chi làm 3 lần uống trong ngày.

Bài thuốc an thai từ ngải cứu:

Chuẩn bị: 16g mỗi vị ngải cứu, tía tô, 600ml nước.

Cách làm: Sắc dược liệu khi nước cạn còn 100ml lấy nước thuốc chia làm 3 lần uống mỗi ngày.

Bài thuốc ngải cứu sơ cứu vết thương:

Cách làm: Lấy một lượng vừa đủ ngải cứu tươi giã nhuyễn, lấy ⅓ thìa cà phê muối trộn lại thành hỗn hợp. Đắp hỗn hợp trên lên vết thương đến khi cầm được máu, giảm đau nhức.

Bài thuốc trị mụn, mẩn ngứa từ ngải cứu:

Cách làm: Giã nát ngải cứu tươi rồi đắp lên vùng da tổn thương. Sau khoảng 20 phút thì rửa mặt lại với nước ấm.

Đối với trẻ em thường bị rôm sảy thì có thể xay ngải cứu lọc lấy nước tắm cho bé.

Bài thuốc trị suy nhược cơ thể, chán ăn, kém ăn:

Chuẩn bị: 250g ngải cứu, 20g câu kỷ tử, 10g đinh quy, 2 quả lê, 1 con gà ri 150g, 500ml nước, gia vị bột nêm vừa đủ.

Cách làm: Hầm các thành phần trên đến khi nước cạn một nửa thì chia làm 5 phần ăn trong ngày. Dùng liên tục trong 1-2 tuần.

Bài thuốc ngải cứu trị đau nhức xương khớp, đau đầu hoa mắt, đau thần kinh tọa:

Chuẩn bị: 300gr ngải cứu, 2 muỗng cà phê mật ong.

Cách làm: Ngải cứu rửa sạch, nghiền cho nát rồi thêm mật ong, lọc lấy nước chia làm 2 lần uống trưa chiều. Dùng trong 1 - 2 tuần liên tục.

Bài thuốc lưu thông máu lên não từ ngải cứu:

Chuẩn bị: Ngải cứu tươi, trứng gà, gia vị vừa miệng.

Cách làm: Rửa sạch, thái nhỏ ngải cứu rồi đánh tan cùng trứng gà, nêm gia vị rồi chiên chín ăn.

Bài thuốc ngải cứu giảm cảm cúm, đau họng, ho, đau đầu, đau dây thần kinh:

Chuẩn bị: 300g ngải cứu, 100g mỗi vị lá khuynh diệp, lá bưởi ( hoặc quýt, chanh), 2l nước.

Cách làm: Nấu các dược liệu trên trong 20 phút cho nước sôi và ngấm dược liệu thì lấy ra xông 15 phút.

Lưu ý khi sử dụng ngải cứu làm dược liệu

Tuy có lợi đối với sức khỏe là thế nhưng người dùng cũng cần chú ý những vấn đề sau khi sử dụng dược liệu:

  • Phụ nữ mang thai giai đoạn cuối của thai kỳ thì không nên dùng vì có thể gây kích thích sinh non, sảy thai.
  • Những người khoẻ mạnh thì không nên uống nước ngải tươi thường xuyên.
  • Đối tượng mắc các bệnh lý như viêm gan, vàng da không nên dùng. Bởi trong ngải cứu có thành phần gây rối loạn chức năng gan, hạn chế việc đào thải độc tố cơ thể.
  • Người bị xơ vữa động mạch, các bệnh lý về thận, rối loạn tiêu hoá, các bệnh về đường ruột...thì không nên sử dụng bất cứ thứ gì có chứa thành phần ngải cứu.
  • Người mắc bệnh lý về tim cũng không được khuyến khích dùng ngải cứu bởi thành phần warfarin có thể gây xuất huyết tiêu hoá.
  • Ngải cứu không nên dùng cho những người dị ứng với các thực phẩm như kiwi, cao su, sữa ong chúa, mật ong, ô liu, mù tạt trắng, cao su,..và một số loại thực vật thuộc chi Artemisia khác.
  • Phấn hoa ngải cứu có thể gây phản ứng với người bị dị ứng với khói thuốc lá.

Với bất kỳ loại dược liệu nào thì việc dùng đúng liều lượng là điều cần thiết để cân bằng lượng dưỡng chất vào cơ thể, ngăn ngừa tác dụng phụ và hiệu quả sử dụng thuốc cao hơn.

Hy vọng những thông tin về dược liệu ngải cứu cung cấp trên đây giúp bạn đọc có thêm hiểu biết và sử dụng dược liệu này một cách hiệu quả nhất.

 

Bài viết liên quan

Thông thảo

Bồ công anh

Bạch truật

chè vằng

Đinh lăng

Hoàng Kỳ

Cam thảo