Thỏ ty tử

Thu gọn
Mục lục

Trong vô vàn những vị thuốc quý từ thiên nhiên thì Thỏ ty tử là một loại dược liệu nổi bật nhất là đối với các đấng mày râu bởi giá trị sức khỏe mà chúng mang lại rất cao. Tuy nhiên thì không phải ai cũng biết được nguồn gốc cũng như các tác dụng chữa bệnh khác của thảo dược này. Bài viết hôm nay sẽ đem đến cho bạn đọc thật nhiều thông tin bổ ích về vị thuốc này, mọi người cùng theo dõi nhé!

Giới thiệu về cây Thỏ ty tử

Thỏ ty tử hay còn được biết với các tên gọi khác là cây tơ hồng, miễn tử, thỏ ty thực, thỏ lư, thỏ lũ, xích cương, đậu ký sinh, ngọc nữ, thỏ luỹ, hồ ty, dã hồ ty, lão thúc phu, ô ma, nàn đại lan, nghinh dương tử, kim cô,...

Thỏ ty tử là bộ phận hạt của cây tơ hồng, loại cây này được đặt tên khoa học là Cuscuta Sinesis, Lamk được L. mô tả lần đầu vào năm 1753. 

Trước đây, khi chưa phân loại được chính xác họ khoa học của loại cây này nên người ta coi nó là chi duy nhất của họ cây Tơ hồng Cuscutaceae. Sau này khi nghiên cứu về di truyền thực vật, APG đã  chỉ ra cây tơ hồng được đặt chính xác là thực vật thuộc họ Bìm bìm Convolvulaceae. 

Đặc điểm hình thái 

Như đã đề cập bên trên thì thỏ ty tử chính xác là bộ phận hạt trên một loại thực vật thân dây leo tên tơ hồng. Đây là một loại cây sống ký sinh trên nhiều loại cây khoẻ mạnh khác như các cây nông nghiệp, cây trồng lâu năm điển hình là cỏ linh lăng, khoai tây, cúc, thược dược, thường xuân, cúc tần,..

Tơ hồng rất dễ nhận biết bởi thân cây leo rất mỏng. Chúng hầu như không có lá hay nói cách khác là lá đã tiêu biến đến kích thước rất nhỏ. Vì vậy nên thành phần cấu tạo nên cây tơ hồng hoàn toàn không chứa chất diệp lục. Bởi lý do đó mà tơ hồng không thể tự quang hợp một cách hiệu quả và phải phụ thuộc hoàn toàn vào các cây khác để cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho việc phát triển.

Phần thân leo của cây thường có màu vàng hoặc nâu nhạt. Cây thường cho hoa vào đầu mùa hè, có các loài khác thì thời điểm ra hoa có thể muộn hơn. Hoa màu trắng nhạt, mọc từng chùm. Tơ hồng kết quả dạng hình trứng chứa từ 2 đến 4 hạt. Hạt cây hay Thỏ ty tử có kích thước rất nhỏ chỉ tầm 2mm. Tuy nhiên thì Thỏ ty tử có lớp vỏ cứng và có thể sống sót trong đất từ 5 đến 10 năm hoặc hơn thế.

Hình thức sinh thái

Cây tơ hồng tự nảy mầm và nhờ các lá mầm để cung cấp dinh dưỡng. Trong phạm vi từ 5 đến 10 ngày sau đấy, nếu nó không tìm được cây xanh nào để ký sinh thì cây tơ hồng sẽ chết. Sau khi bám được và hút chất dinh dưỡng từ các cây xanh khác thì rễ nguyên thuỷ của cây sẽ chết đi. 

Trong khu vực nhiệt đới, cây tơ hồng phát triển rất mạnh mẽ và có khả năng vươn cao tới ngọn của các cây thân gỗ, thân bụi. 

Ở khu vực ôn đới thì chu kỳ sống của tơ hồng chỉ kéo dài một năm. Cây chỉ bám vào các thực vật tương đối thấp để có thể nảy mầm vào những tháng đầu năm sau.

Loại cây này mọc hoang và thường tìm thấy trên các thực vật thuộc họ Cúc Asteraceae và cây Cúc tần Pluchea indica.

Phân bố:

Loại cây này mọc rất phổ biến ở Việt Nam nhưng hạt loại cây này lại ít được dùng làm dược liệu mà chỉ hái cả cây để phơi khô.

Hạt cây tơ hồng hay còn gọi là Thỏ ty tử dược liệu thì vẫn phải nhập khẩu từ Trung Quốc về sử dụng.

Thành phần hoá học

Không phải tự nhiên Thỏ ty tử được tận dụng để làm thành thuốc chữa bệnh. Các thành phần hoá học cấu tạo nên vị thuốc này được khám phá ra rất có lợi cho cho sức khỏe: chất béo thực vật, chất đường, vitamin A, glycoside, hyperin, lecithin, astragalin,..

Đây là sự kết hợp các chất giúp tăng cường co bóp tim, hạ huyết áp, ức chế nhu động ruột, tăng co bóp ở tử cung, giảm dung tích lá lách và đặc biệt làm gia tăng sự hình thành kháng thể AFP

Cách sử dụng vị thuốc Thỏ ty tử

Bộ phận sử dụng

Người ta thu hoạch cây tơ hồng lấy hạt hay còn gọi là Thỏ ty tử. Loại hạt chắc, mập, không mùi, vị nhạt được chuộng hơn khi làm dược liệu.

Thu hoạch

Thời điểm thu hoạch dược liệu thường vào cuối thu. Đây là lúc quả già thì thu cả dây về để sơ chế.

Cách sơ chế

Sau khi cắt sợi dây tơ hồng về thì đập dập, lọc lấy hạt. Đem hạt rửa sạch, phơi khô rồi đem tẩm với dung dịch nước muối.

Dân gian còn có những cách bào chế khác như:

Cách chế biến thỏ ty bính trong sách Đông Dược Học Thiết Yếu có hướng dẫn: Đem nguyên liệu rửa sạch đun với nước cho đến khi nở hoa, đặc lại như cháo, màu nâu xám thì đem hỗn hợp đi giã nát và làm thành bánh (bính).

Hoặc đem trộn hỗn hợp trên với rượu nếp, bột mì vào làm thành bánh, cắt thành các miếng vừa để phơi khô.

Bảo quản dược liệu tại nơi thoáng mát, tránh ẩm mốc.

Công dụng Thỏ ty tử

Tính vị

Trong các sách Y học có đề cập Thỏ ty tử là dược liệu có vị cay, tính bình ( Theo sách Bản Kinh); vị ngọt, không độc ( Theo cuốn Biệt Lục); Vị ngọt, cay, tính hơi ôn ( Theo cuốn Cảnh Nhạc Toàn Thư); Vị ngọt, tính bình không độc ( Theo quyển Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển); Vị ngọt, cay, tính hơi ấm ( Theo sách Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

Quy kinh

Vị thuốc Thỏ ty tử được biết quy vào các kinh Can, Thận, Tỳ, Tâm.

Tác dụng Thỏ ty tử dược liệu

Theo Y học cổ truyền:

Tác dụng dược lý của vị thuốc được ghi chép trong các sách Đông Y là: tráng dương, ích âm, cố tinh, súc niệu, chỉ tả, minh mục, tăng tuổi thọ, ôn thận, kiện cốt, dưỡng cơ… 

Với các đặc tính dược lý trên thì Thỏ ty tử thường được tận dụng để điều trị các bệnh lý như Thận hư, dương hư, tiết tinh, di tinh, đau lưng, mỏi gối, tiêu chảy lâu ngày, can thận suy làm mờ mắt,..

Theo Y học hiện đại:

Trong các nghiên cứu chuyên sâu về tác dụng của dược liệu Thỏ ty tử cho thấy những tác dụng của nó đối với con người như:

Sử dụng Thỏ ty tử có thể tăng cường độ co bóp tim, hạ huyết áp.

Dùng Thỏ ty tử có thể hỗ trợ chức năng miễn dịch khỏe mạnh.

Thỏ ty tử giúp ức chế sự phát triển của tế bào ung thư trong cơ thể.

Nhờ tác động vào võng mạc, thỏ ty tử được dùng để trị bệnh đục thuỷ tinh thể, làm sáng mắt.

Ngoài ra người ta còn sử dụng Thỏ ty tử với mục đích bổ thận tráng dương, tráng kiện gân cốt, bổ can, lợi biệu, tốt cho phụ nữ sảy thai, đẻ non.. Đặc biệt là vị thuốc này đặc trị các chứng liệt dương, rối loạn dương cương, yếu sinh lý, di tinh...ở nam giới hiệu quả.

Đối tượng nên dùng vị thuốc Thỏ ty tử

Không thể phủ nhận được lợi ích tuyệt vời của Thỏ ty tử đối với sức khỏe con người. Để tận dụng được giá trị dược lý đó thì những đối tượng sau được khuyến khích sử dụng vị thuốc để tăng cường bảo vệ sức khoẻ, chữa bệnh:

  • Người bị suy giảm chức năng thận.
  • Nam giới muốn tăng cường sinh lý hoặc mắc các chứng bệnh yếu sinh lý như liệt dương, xuất tinh sớm, rối loạn dương cương,..
  • Những người đau lưng, chân tay lạnh, mỏi gối.
  • Phụ nữ sảy thai, sinh non.
  • Người mắc bệnh ung thư dùng Thỏ ty tử để ức chế sự phát triển của tế bào gây bệnh.

Các bài thuốc từ Thỏ ty tử

Trong dân gian lưu truyền các bài thuốc sau từ dược liệu Thỏ ty tử để hỗ trợ chữa bệnh lý:

Bài thuốc trị thận hư, đi tiểu nhiều, đau lưng, di tinh:

Chuẩn bị: 40g Thỏ ty tử, Tế tân, Trạch tả mỗi vị; 80g mỗi laoij Sung uý tử, Thục địa, Hoài sơn. Thêm 

Cách làm: Tán các dược liệu trên thành bột, cho ít mật để viên lại thành hoàn. Sử dụng 2 lần/ ngày, uống 8g mỗi lần cùng nước ấm.

Bài thuốc trị di tinh ở nam giới

Chuẩn bị: 16g Thỏ ty tử, 10g Kim anh tử, 8g Phúc bồn tử.

Nếu di tinh kèm bạch trọc thì cần chuẩn bị 12g Thỏ ty tử, Phục linh, Liên nhục mỗi vị, 6g Ngũ vị tử.

Cách làm: Sắc các dược liệu trên lấy nước thuốc dùng.

Bài thuốc trị chứng tiểu đêm:

Chuẩn bị: 7g Thỏ ty tử, 6g Kim anh tử, 4g Phúc bồn tử, 400ml nước.

Cách làm: Sắc lấy nước, bỏ bã, dùng trong ngày.

Bài thuốc trị ù tai, kém nghe, răng lung lay, dương nuy, choáng đầu, lưng đùi mệt mỏi, tảo tiết:

Chuẩn bị: 30g mỗi vị thỏ ty tử, sinh địa, hoàng tinh chế, mạch môn và hoài sơn, 15g câu kỷ tử, 1 quả hạch đào ( đốt cả vỏ), 10g mỗi vị kim anh tử, ngũ vị tử, sơn thù nhục.

Cách làm: Sắc các dược liệu trên lấy nước, chia thành 3 lần uống trong ngày.

Bài thuốc trị dễ sảy thai:

Chuẩn bị:160g Thỏ ty tử ( dạng sao), 80g mỗi vị Tang ký sinh, Tục đoạn, A giao.

Cách làm: Tán bột các dược liệu, riêng vị A giao thì nấu cùng nước cho chảy ra. Trộn thành hỗn hợp rồi viên thành hoàn với khối lượng 0.4g/hoàn. Hai lần/ ngày, mỗi lần uống 20 viên.

Cách ngâm rượu Thỏ ty tử 

  • Rượu cho người can thận bất túc sinh đau lưng, di tinh, hoa mắt:

Chuẩn bị: 30g mỗi vị Thỏ ty tử, Ngũ vị tử, 500ml rượu trắng.

Cách làm: Ngâm các vị thuốc trên cùng rượu đậy kín. Sau 7 ngày là có thể dùng, mỗi lần uống 20-30ml, ngày uống 2-3 lần.

  • Rượu bổ thận tráng dương, ích khí dưỡng huyết:

Chuẩn bị: 15g mỗi vị Thỏ ty tử, Sơn thù, Cẩu tích, Nhân sâm, Đương quy, Kỷ tử; 30g Mạch môn, 1 đôi tắc kè, 2000ml rượu trắng.

Cách làm: Thái vụn các vị thuốc rồi ngâm trong bình kín trong 3 tuần. Mỗi ngày dùng 3 lần một chén nhỏ.

Lưu ý khi sử dụng dược liệu Thỏ ty tử

Được biết là loại dược liệu tốt cho sức khoẻ, tuy nhiên cần lưu ý những vấn đề sau khi sử dụng vị thuốc Thỏ ty tử để tránh làm mất tác dụng dược liệu cũng như phản tác dụng thuốc:

  • Không dùng thỏ ty tử cùng thịt thỏ.
  • Người táo bón không nên sử dụng thuốc.
  • Không được sử dụng Thỏ ty tử cho phụ nữ mang thai, băng huyết, âm hư hỏa vượng, thận hư hoả.
  • Không dùng cho đối tượng dị ứng với thành phần thuốc.
  • Cần sử dụng đúng liều lượng, không nên lạm dụng. Tốt nhất là nên uống thuốc theo thang kê của những người có chuyên môn, y dược sĩ, bác sĩ, thầy thuốc.

Hy vọng những thông tin cung cấp trên đây giúp bạn có một lượng kiến thức nhất định về vị thuốc Thỏ ty tử và có phương pháp tận dụng dược tính của chúng một cách hiệu quả nhất.

 

Bài viết liên quan

Thông thảo

Bồ công anh

Bạch truật

chè vằng

Đinh lăng

Hoàng Kỳ

Cam thảo