Mẹ bầu có ăn được chôm chôm không? Lưu ý khi bà bầu ăn chôm chôm

Chôm chôm là loại hoa quả ngon, có giá trị chất dinh dưỡng cao và nhiều người ưa chuộng. Tuy nhiên có nên ăn chôm chôm khi mang thai lại gây nhiều thắc mắc...
Thu gọn
Mục lục

Lựa chọn những thực phẩm phù hợp cho phụ nữ mang thai luôn là điều cần thiết để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi. Vì vậy không ít các loại thức ăn, hoa quả, đồ uống các bà bầu cần kiêng kị trong khoảng thời gian này. Rất nhiều người thắc mắc và đặt câu hỏi rằng bà bầu có ăn được chôm chôm không và ăn chôm chôm có tốt cho phụ nữ mang thai hay không. Vậy thật sự thì bà bầu có ăn được loại quả này không và nó có tác dụng gì đối với mẹ bầu. Mọi người cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây nhé!

bà bầu có ăn được chôm chôm không

Ăn chôm chôm có tốt cho bà bầu?

Việc ăn chôm chôm bị hiểu lầm là nguyên nhân gây sảy thai hay khiến quá trình chuyển dạ khó khăn hơn bởi vậy cũng rất nhiều người thắc mắc việc mẹ bầu có ăn được chôm chôm không. Tuy nhiên tất cả những điều trên đều không có bất kỳ bằng chứng khoa học nào chứng minh những bất lợi của quả chôm chôm đối với phụ nữ mang thai cả. Hơn nữa, các chuyên gia sức khoẻ hoàn toàn khuyến khích bà bầu ăn quả chôm chôm ở mức độ vừa đủ để hấp thu các dưỡng chất có lợi từ loại quả này. Bởi vậy bà bầu có ăn được quả chôm chôm không? Thì MKC có thể khẳng định rằng việc ăn chôm chôm đúng cách sẽ có tác dụng rất tốt cho bà bầu. 

ăn chôm chôm có tốt cho bà bầu

Bà bầu ăn chôm chôm có tác dụng gì?

  • Quả chôm chôm cung cấp sắt cho mẹ bầu

Với hàm lượng chất sắt dồi dào, quả chôm chôm giúp mẹ bổ huyết đồng thời kiểm soát nồng độ hemoglobin trong cơ thể hiệu quả. Điều này giúp ích rất nhiều trong quá trình giảm tình trạng suy nhược, mệt mỏi khi mang thai của mẹ đấy.

  • Nâng cao sức khoẻ hệ miễn dịch từ quả chôm chôm

Các vi khoáng chất trong quả chôm chôm là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời để bảo vệ cơ thể mẹ khỏi các vi khuẩn, vi rút gây bệnh. Đồng thời thành phần có trong loại quả này có khả năng hỗ trợ tạo các tế bào bạch cầu, tăng cường hoạt động hệ miễn dịch, giúp mẹ ngăn ngừa các bệnh lý thường gặp như cảm lạnh, ho, cúm, đau đầu,...trong thời gian mang thai này.

  • Bà bầu có ăn được chôm chôm không? Hoàn toàn được vì quả chôm chôm có tác dụng làm hạn chế cảm giác nghén, buồn nôn, chóng mặt.

Thời gian này các mẹ bầu thường gặp không ít những cơn ốm nghén, hoa mắt, chóng mặt và buồn nôn. Với vị ngọt thanh và chua nhẹ từ quả chôm chôm sẽ giúp mẹ phần nào giảm thiểu cảm giác khó chịu và ngăn ngừa tình trạng nôn nghén.

bà bầu ăn chôm chôm có tác dụng gì

  • Quả chôm chôm hỗ trợ hệ tiêu hoá hoạt động

Với liều lượng ăn vừa đủ thì quả chôm chôm cung cấp hàm lượng chất xơ giúp hệ tiêu hoá của mẹ hoạt động hiệu quả hơn cũng như giảm tình trạng táo bón hay tiêu chảy thường gặp ở giai đoạn này. Ngoài ra thì thành phần có trong quả chôm chôm còn giúp mẹ loại bỏ các ký sinh trùng có hại ở đường ruột và ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh ung thư ruột kết.

  • Ăn chôm chôm giúp thanh lọc và giải độc cho cơ thể 

Các nguyên nhân gây bệnh hầu hết đều phát triển từ những độc tố tồn đọng trong cơ thể. Vì vậy hạn chế bị bệnh tốt nhất là thanh lọc hết những chất độc ấy ra ngoài càng sớm càng tốt. Với thành phần vitamin C cùng phốt pho dồi dào trong quả chôm chôm sẽ giúp mẹ loại bỏ các thành phần độc tố có hại trong cơ thể hiệu quả.

  • Bà bầu có ăn được chôm chôm không? Câu trả lời là có vì thành phần trong chôm chôm giúp điều hoà khí huyết

Được các chuyên gia sức khoẻ đánh giá cao trong việc kiểm soát huyết áp cũng như tăng cường khả năng lưu thông máu và giảm lượng cholesterol có hại trong máu . Đặc biệt loại quả này còn hạn chế tình trạng phù nề tay chân của mẹ ở giai đoạn cuối thai kỳ.

  • Tăng cường sức khoẻ của tóc và da

Ăn chôm chôm là một biện pháp cung cấp vitamin E và vitamin C. Đây cũng là 2 yếu tố rất quan trọng giải quyết những lo lắng của mẹ về da và tóc trong thời kỳ mang bầu. Các thành phần sẽ làm giảm sự xuất hiện của các vết rạn da xấu xí sau khi sinh em bé, đồng thời ngăn ngừa lão hoá da, giúp da dẻ mềm mịn, giảm tình trạng mụn nhọt và làm tóc chắc mạnh hơn rất nhiều.

Ăn chôm chôm có tốt cho thai nhi?

Chưa có bất kỳ nghiên cứu khoa học nào chỉ ra việc mẹ ăn chôm chôm ảnh hưởng đến sức khoẻ và sự phát triển của thai nhi. Hơn nữa các vi khoáng chất có trong loại quả này còn có giá trị dưỡng chất cao cung cấp năng lượng chuyển hoá dinh dưỡng cho con nữa đấy.

ăn chôm chôm có tốt cho thai nhi

Bởi vậy mẹ bầu có ăn được chôm chôm không và việc ăn chôm chôm có tốt cho thai nhi hay không, Thì câu trả lời cho 2 vấn đề này là “có”. Bởi trong chôm chôm có rất nhiều những khoáng chất cần thiết như canxi, magie, kẽm, photpho,...đều giúp hỗ trợ củng cố sức khoẻ, tăng cường hình thành và hoàn thiện hệ xương cho thai nhi phát triển. 

Những lưu ý khi bà bầu ăn chôm chôm

Quả chôm chôm nhiều lợi ích như thế nhưng việc bà bầu có ăn được chôm chôm không không cũng cần phải lưu ý những điều sau để mang đến hiệu quả tốt nhất. Việc này sẽ giúp mẹ tận dụng được những dưỡng chất của chôm chôm một cách khoa học nhất.

bà bầu có ăn được quả chôm chôm không

Bà bầu nên ăn bao nhiêu chôm chôm một ngày?

Theo lời khuyên của các chuyên gia dinh dưỡng thì lượng chôm chôm phụ nữ mang thai được ăn trong một ngày là từ 200-300 gram tức khoảng 10 quả chôm chôm. Tuy nhiên đối với từng trạng thái sức khỏe hay cơ địa của mỗi người thì liều lượng này cần điều chỉnh ít nhiều đi. Tốt nhất là mẹ cần tham khảo những người có chuyên môn trực tiếp theo dõi tình trạng sức khoẻ của mình để có cách sử dụng loại quả này hợp lý nhất.

Thời điểm thích hợp để ăn quả chôm chôm là sau bữa ăn tầm 1 tiếng. Đây cũng là khoảng thời gian cơ thể mẹ sẽ hấp thu được các chất dinh dưỡng tốt nhất.

Ngoài ra mẹ cần lưu ý tránh ăn quả chôm chôm này vào ban đêm hay trước khi đi ngủ. Bởi vì lượng đường trong quả chôm chôm vào trong cơ thể tăng đột ngột có thể khiến mẹ trằn trọc, khó ngủ đấy.

Bà bầu ăn chôm chôm nhiều có tốt không

bà bầu ăn chôm chôm nhiều có tốt không

Như đã đề cập bên trên về việc bà bầu có ăn được chôm chôm không, thì việc ăn chôm chôm ở mức độ vừa phải sẽ có lợi cho cơ thể. Ngược lại, khi ăn quá nhiều loại quả này sẽ dẫn đến những bất lợi về sức khoẻ như:

  • Lượng đường huyết không ổn định

Hàm lượng đường có trong loại quả này khá lớn vì vậy các mẹ bầu đang có tình trạng đái tháo đường thai kỳ cần hạn chế ăn chôm chôm hoặc ăn ở lượng vừa phải tầm 5-6 quả một ngày thôi nhé.

  • Ăn nhiều chôm chôm cũng khiến tăng lượng cholesterol

Cũng vì lượng đường khá lớn khiến cho việc ăn chôm chôm quá nhiều sẽ khiến chỉ số cholesterol mất kiểm soát, đặc biệt là khi mẹ đang mang thai ăn những quả chôm chôm quá chín.

Cách chọn chôm chôm cho mẹ bầu ăn

Việc mẹ bầu có ăn được chôm chôm không thì cần lưu ý đến cách chọn và sử dụng đúng cách. Mẹ cần lựa chọn những cửa hàng uy tín và biết rõ nguồn gốc của loại quả này để đảm bảo vệ sinh an toàn nhất.

mẹ bầu có ăn được chôm chôm không

Mùa chôm chôm rơi vào từ tháng 6 đến tháng 11. Vì vậy đây cũng là khoảng thời gian thích hợp để mẹ mua loại quả này tẩm bổ.

Mẹ nên chọn những quả chôm chôm to, chắc, mọng nước. Đặc biệt những quả đỏ mọng và lớp vỏ gai mềm dẻo là những quả còn tươi ngon. Những quả xỉn màu hoặc lông quá khô giòn thường là những quả để trong thời gian dài rồi đấy.

Khi mua về mẹ nên rửa thật sạch hoặc ngâm cùng nước muối khử trùng để loại bỏ các hoá chất tồn dư cũng như diệt các loại vi khuẩn có hại.

Không nên bảo quản trong tủ lạnh quá lâu sẽ dẫn đến hiện tượng lên men làm biến chất quả. Thường chỉ được để quả chôm chôm từ 3-4 ngày ở ngăn mát tủ lạnh, mẹ lưu ý nhé!


Trên đây là toàn bộ những điều mẹ bầu cần lưu ý khi dùng loại quả chôm chôm cùng những lợi ích của chúng có thể đem lại cho sức khỏe. Hy vọng những chia sẻ của Mom & Kid Care về việc bà bầu có ăn được chôm chôm không và những lưu ý khi ăn chôm chôm sẽ giúp mẹ xây dựng một thực đơn hoàn chỉnh và phù hợp trong giai đoạn mang thai này!

Bài viết liên quan