Khám phá mẹ sau sinh ăn dưa hấu được không

Thu gọn
Mục lục

Dưa hấu được khá nhiều người ưa chuộng bởi tính thanh nhiệt và cung cấp nhiều vitamin cần thiết cho cơ thể. Tuy nhiên các mẹ sau khoảng thời gian sinh em bé thì ăn dưa hấu có ảnh hưởng đến sức khỏe hay không luôn là câu hỏi nhiều người quan tâm. Cùng giải đáp thắc mắc này nhé!

Giá trị dinh dưỡng của dưa hấu

Tuy dưa hấu không được khuyến khích đối với thời gian mẹ vừa mới sinh em bé nhưng sau khoảng thời gian kiêng cữ nhất định thì dưa hấu lại là thực phẩm nên bổ sung vào chế độ ăn của mẹ.

Giá trị dinh dưỡng mà dưa hấu mang lại là không nhỏ đối với cơ thể:

Đầu tiên trong dưa hấu, lượng calo rất ít khoảng 30 calo trong 100g dưa hấu. Vì vậy dưa hấu rất được các mẹ và chị em phụ nữ ưa chuộng trong thực đơn giảm cân hay ăn kiêng của mình.

Thêm vào đó, hơn 90% thành phần trong dưa hấu là nước giúp thúc đẩy quá trình trao đổi chất của cơ thể, thanh lọc các độc tố và chất béo có hại. Điều này làm giảm cảm giác thèm ăn và tăng cảm giác no lâu.

Các mẹ có biết màu đỏ của dưa hấu được hình thành từ lycopene, một chất đi cùng với vitamin C có trong thực phẩm này giúp cơ thể chống oxy hóa, giảm các bệnh viêm nhiễm, giảm nguy cơ mắc các bệnh ung thư và bệnh tăng huyết áp.

Trong dưa hấu có các thành phần vitamin và chất khoáng cần thiết cho cơ thể như Vitamin A, Vitamin C giúp tăng cường collagen làm đẹp da, dưỡng tóc chắc khỏe, tốt cho mắt. Dưa hấu còn có chứa chất xơ tuy không nhiều nhưng vẫn hỗ trợ cho hệ tiêu hoá của mẹ, giúp giảm táo bón sau sinh.

Ngoài ra trong dưa hấu chứa Vitamin B và kali với tác dụng tăng cường khả năng chuyển hóa, cung cấp năng lượng cho cơ thể, cung cấp chất điện giải để duy trì hoạt động hàng ngày. Và hạt dưa hấu còn giúp bổ sung máu cho cơ thể , thúc đẩy sự sản sinh của hồng cầu, ngăn ngừa thiếu máu.

Loại quả này thật thích hợp với những ngày hè nóng bức, giúp mẹ bổ sung năng lượng để có sức khoẻ và sức đề kháng tốt hơn.

Mẹ mới sinh có nên ăn dưa hấu không?

Khoảng thời gian ở cữ là lúc cơ thể mẹ cần bổ sung rất nhiều các thực phẩm giàu dinh dưỡng để hồi phục lại sức khỏe. Một ngày mỗi bà mẹ sau sinh nên ăn 2 đến 3 hoa quả tươi thường xuyên để cung cấp các vitamin cần thiết có trong hoa quả cho cơ thể. Dưa hấu thì có rất nhiều thành phần mang đến giá trị dinh dưỡng tích cực cho cơ thể. 

Tuy nhiên thì việc sử dụng dưa hấu trong thời điểm sau sinh lại không được các bác sĩ khuyến khích bởi dưa hấu là loại quả mang tính lạnh. Sau sinh cơ thể mẹ vẫn còn hàn khí, khi ăn dưa hấu vào sẽ rất dễ gây cảm lạnh và các bệnh liên quan đến đường tiêu hoá như tiêu chảy, đau bụng, đầy hơi.

Vì vậy các mẹ nên chú ý tuỳ vào tình trạng sức khỏe cũng như tham khảo ý kiến bác sĩ để lựa chọn thời điểm thích hợp để sử dụng loại quả này.

Sau sinh bao lâu thì mẹ được ăn dưa hấu

Sau khi sinh con, cơ thể mẹ rất nhạy cảm và dễ bị ảnh hưởng bởi nhân tố bên ngoài cũng như chế độ ăn uống. Do vậy việc lựa chọn thực phẩm sử dụng trong sinh hoạt để vừa đảm bảo cho sức khỏe của mẹ vừa cung cấp sữa mang đầy đủ dinh dưỡng cho bé là điều rất cần thiết đối với mỗi người.

Dưa hấu tuy là loại quả mang tính hàn nhưng nó cũng có rất nhiều dưỡng chất tốt cho cơ thể mẹ. Vì vậy bỏ qua loại quả này ra khỏi khẩu phần ăn là điều không nên. Tuy nhiên như đã nói ở trên, vào thời điểm vừa mới sinh bé thì các mẹ không nên sử dụng loại quả này. 

Tầm 2-3 tháng sau sinh, khi mà sức khỏe cũng như hệ tiêu hoá của mẹ và bé đều ổn định thì mẹ mới có thể ăn dưa hấu và chỉ nên ăn một lượng vừa phải thôi nhé.

Mẹ sau sinh cần lưu ý gì khi ăn dưa hấu

Ngoài vấn đề không nên ăn dưa hấu vào thời điểm sức khoẻ chưa ổn định. Mẹ còn cần lưu ý những vấn đề sau khi sử dụng dưa hấu:

Thứ nhất, mặc dù ăn dưa lạnh có cảm giác ngon và mát hơn nhưng mẹ không nên ăn dưa hấu thấp hơn nhiệt độ môi trường. Các mẹ nên ăn dưa ở nhiệt độ thường bởi vì nếu ăn dưa lạnh vào trong cơ thể sẽ ảnh hưởng đến khả năng tiêu hoá của dạ dày, dễ khiến mẹ bị đau bụng, khó tiêu.

Điều thứ hai các mẹ cần lưu ý là không nên ăn dưa hấu bổ đã để lâu hoặc để trong tủ lạnh qua đêm bởi vì thời điểm tiếp xúc ngoài môi trường trong thời gian dài, dưa dễ bị vi khuẩn xâm nhập không đảm bảo cho sức khỏe của mẹ.

Mẹ nên lựa chọn dưa hấu cẩn thận bởi ngoài thị trường rất nhiều dưa hấu bị tiêm thuốc dẫn đến ngộ độc thực phẩm và còn có thể ảnh hưởng đến chất lượng sữa của con.

Nên ăn dưa hấu nhưng không được ăn quá nhiều bởi lượng đường trong dưa khá cao có thể dẫn đến tăng cân, béo phì, tăng cảm giác chán ăn và dễ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường nữa đấy.

Mẹ không nên ăn dưa hấu khi chức năng thận kém bởi lượng nước trong dưa hấu nhiều khi cung cấp cho cơ thể sẽ không đào thải được dẫn đến cơ thể bị thừa nước và dẫn đến nhiều bệnh lý nguy hiểm khác.

Mẹ nên nhớ chỉ ăn sau khi dùng bữa chính tầm 1 tiếng và không nên ăn lúc đói hay trước bữa ăn bởi dưa hấu có thể làm giảm khả năng tiêu hoá của dạ dày, hạn chế dịch vị cũng như quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng ở thức ăn vào cơ thể.

Các loại quả thay thế mà mẹ sau sinh có thể ăn 

Nếu mẹ còn băn khoăn có nên ăn dưa hấu sau sinh hay không thì dưới đây là một số loại quả mẹ hoàn toàn có thể tin tưởng lựa chọn sử dụng thay cho dưa hấu mà vẫn bổ sung chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể:

Các loại quả như bưởi, cam, vú sữa hay quả sung đều giúp bổ sung nước cho cơ thể mẹ và đặc biệt hỗ trợ quá trình điều tiết sữa sau sinh.

Mẹ nên ăn chuối tiêu bởi chuối tiêu giúp cung cấp chất sắt cho cơ thể, hỗ trợ lưu thông khí huyết và tăng sự phát triển của hồng cầu. Rất tốt cho những mẹ mất máu nhiều trong quá trình sinh con.

Ăn một quả na trung bình sẽ cung cấp cho mẹ sau sinh ⅕ lượng Vitamin C mà cơ thể mẹ cần hàng ngày để duy trì năng lượng. Na giúp tăng cường miễn dịch cho cơ thể và ngăn ngừa việc chảy máu sau sinh ở sản phụ.

Một loại quả mà mẹ được khuyến khích ăn sau sinh đó là đu đủ. Loại quả này giúp cho hệ tiêu hoá của mẹ khoẻ mạnh hơn, hạn chế táo bón cũng như đầy hơi, căng chướng bụng do rối loạn dạ dày- triệu chứng hay xuất hiện ở khoảng thời gian sau sinh của mẹ. Và nó cũng giúp thúc đẩy quá trình tiết sữa của mẹ hiệu quả hơn.

Ngoài ra còn có có loại quả như thanh long, hồng xiêm… cũng rất tốt cho cơ thể mẹ. Các mẹ cũng lưu ý tránh các loại trái cây có tính nóng như lựu, vải thiều, nhãn, anh đào.. dù có nhiều vitamin nhưng rất dễ ảnh hưởng đến hệ tiêu hoá cũng như việc điều tiết lượng sữa của mẹ.

Hy vọng những thông tin chia sẻ trên đây sẽ giúp mẹ có những lựa chọn đúng đắn xây dựng một thực đơn lành mạnh trong thời gian kiêng cữ để có một sức khỏe tốt nhất góp phần cung cấp lượng sữa đảm bảo dinh dưỡng cho con.

 

Bài viết liên quan