Mẹ sau sinh ăn mực được không? Có ảnh hưởng đến sức khỏe

Thu gọn
Mục lục

Hải sản luôn là món ăn thơm ngon, bổ dưỡng, hấp dẫn, mang tới nhiều giá trị dinh dưỡng cho cơ thể với nhiều loại như tôm, cua, mực, cá… được mọi lứa tuổi yêu thích. Trong đó có mực - loại hải sản giàu dinh dưỡng, có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon. Vậy phụ nữ sau sinh ăn mực được không?

Mẹ sau sinh có được ăn mực không

Mực chứa nhiều protein và các loại khoáng chất thiết yếu như photpho, canxi, đồng, selen, kẽm, niacin, vitamin B2, vitamin B12, Vitamin B6 và chứa rất ít chất béo bão hòa. Chính vì thế, phụ nữ sau khi sinh ăn mực được vì nó mang lại nhiều lợi ích sức khỏe. Sau đây là một số tác dụng mực mang lại cho sức khỏe của chúng ta, đặc biệt là phụ nữ sau khi sinh: 

Ăn mực hỗ trợ chứng thiếu máu ở phụ nữ sau sinh do mực có hàm lượng đồng cao giúp hình thành hồng cầu. Các mẹ có thể chế biến món mực xào, mực hấp có tác dụng bổ máu, lợi tiểu, cầm máu. 

Mực có hàm lượng canxi và photpho cao nên hỗ trợ xương và răng chắc khỏe.

Với thành phần gồm vitamin B2, B3, mực có tác dụng tốt đối với tim mạch, ổn định lượng đường có trong máu. 

Thành phần magie có trong mực rất tốt cho hệ thần kinh của mẹ sau sinh và tất cả chúng ta, phòng tránh được đau đầu. 

Ăn mực cũng giúp mẹ sau sinh gia tăng chất lượng sữa mẹ do thành phần chứa nhiều chất dinh dưỡng có ích cho sức khỏe. 

Ngoài ra, phụ nữ sau khi sinh ăn mực còn giúp tăng cường miễn dịch cho cơ thể mẹ và bé hiệu quả.

Sau sinh mổ ăn mực được không

Với mẹ sinh mổ, vết thương phục hồi lâu hơn. Ăn mực trong thời gian vết thương đang phục hồi có thể gây nên tình trạng sưng viêm, chảy mủ khiến vết thương lâu lành, gây viêm nhiễm, sẹo lồi. Bên cạnh đó, mực gây kích ứng vết mổ, có thể khiến vết thương dễ bị kích ứng mạnh gây rộp, ngứa ngáy khó chịu. Chính vì vậy, sau sinh mổ, mẹ không nên ăn mực ngay mà nên kiêng ăn mực ít nhất đến khi vết thương lành hẳn. Mẹ cần theo dõi cơ thể mình để có thể quyết định thời gian bổ sung món mực vào thực đơn dinh dưỡng hằng ngày. 

Sau sinh bao lâu thì được ăn mực?

Sau khi sức khỏe hồi phục thì mẹ có thể bổ sung mực vào thực đơn dinh dưỡng của mình. Mẹ sau sinh ăn mực được không thì cần cho cơ thể được hồi phục sức khỏe. Tốc độ phục hồi của mỗi mẹ là khác nhau, thông thường thì sau 1-2 tháng là có thể ăn mực.

Đối với mẹ có cơ địa dễ kích ứng thì nên đợi đến sau khi sinh 3 tháng mới ăn mực, vì khi này hệ tiêu hóa của mẹ đã hồi phục có thể ăn bất cứ loại hải sản nào mang tính hàn.

Về câu hỏi sau sinh bao lâu thì ăn được mực, không có một khoảng thời gian ăn kiêng nào chính xác cho tất cả các sản phụ, mẹ nên nhận biết được tình hình sức khỏe của mình và theo dõi phản ứng của cơ thể để điều chỉnh chế độ ăn phù hợp.

Sau sinh ăn mực như thế nào đúng cách?

Như vậy mẹ đã biết sau sinh ăn mực mang lại nhiều giá trị cho sức khỏe, dưới đây là hướng dẫn sau sinh ăn mực như thế nào cho đúng cách, mẹ nên ăn loại mực nào và một số món ăn từ mực mẹ có thể tham khảo. 

Sau sinh được ăn loại mực nào?

Phụ nữ sau sinh nên ăn mực tươi có nguồn gốc rõ ràng để giữ nguyên được giá trị dinh dưỡng của mực và không bị ảnh hưởng bởi những hóa chất bảo quản thực phẩm. 

Mẹ sau sinh không nên ăn mực khô. Vì mực khô thường không rõ thời gian và nguồn gốc, có chứa một số chất hóa học, chất bảo quản không tốt cho sức khỏe phụ nữ, ảnh hưởng tới nguồn sữa mẹ và bé trong khi cơ thể bé thường sức đề kháng kém không chống lại được các chất nguy hiểm. Ngoài ra, theo nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng trong mực khô có chứa đến 6 mẫu vượt mức hàm lượng cadimi cho phép, đây là một trong những chất có thể gây ung thư vú, vì thế, mẹ cần chú ý không nên ăn mực khô.

Gợi ý một số món ăn từ mực

- Gà mái choai hầm mực

Tác dụng: chữa thiếu sữa

Nguyên liệu: Thịt gà, mực, gừng.

Cách làm: Cho các nguyên liệu vào nồi hầm chín và nêm vừa ăn

- Mực xào thịt lợn

Tác dụng: Chữa khí hư, bạch đới

Nguyên liệu: Mực, thịt lợn

Cách làm: Xào lẫn mực và thịt lợn, nêm vừa ăn và ăn liền trong 5 ngày

- Mực ninh đào nhân

Tác dụng: Chữa bế kinh

Nguyên liệu: Mực, đào nhân, gừng

Cách làm: Cho các nguyên liệu trên vào nồi và ninh nhừ, nêm vừa ăn. Nên ăn liên tục trong 3 - 5 ngày

- Mực tươi xào

Tác dụng: Chữa bế kinh do khí huyết hư, bổ máu

Xào mực với gừng tươi thái sợi, khi gần chín cho cơm vào xào cùng và ăn 1 lần/ngày.

Với các món ăn chế biến từ mực trên, nên nấu chín kỹ, không ăn tái hoặc còn sống có thể gây đi ngoài hoặc gia nhiệt chưa đủ, có thể ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe.

Ngoài những món kể trên mẹ có thể chế biến các món mực như mực hấp, mực tươi xào dứa, mực tươi xào ớt chuông, canh chua nấu mực… để tránh nhàm chán và làm phong phú thực đơn của mình. 

Khi ăn mực mẹ sau sinh cần chú ý gì?

Những người có cơ địa mang tính hàn cao không nên ăn mực. 

Những người đổ mồ hôi nhiều vào ban ngày, chậm tiêu, tiêu chảy hoặc đang dùng thuốc có phụ tử bạch liễm, bạch cập không được ăn mực phòng chống tác dụng phụ của nó.

Sau khi ăn mực mẹ nhớ không nên ăn trái cây hoặc thực phẩm có tính hàn. Đồng thời mẹ cũng hạn chế ăn mực khô, mực rim vì nó không còn đầy đủ chất dinh dưỡng sau khi đã qua chế biến, có thể nó bị mốc hoặc bị vi khuẩn xâm nhập vào.

Mẹ cũng nên lưu ý rằng, sau khi sinh khoảng hơn 3 tháng cơ thể thì cơ thể người phụ nữ mới hoàn toàn hồi phục nên với các mẹ cơ địa yếu thì chỉ nên ăn mực sau thời điểm này để đảm bảo an toàn vì mực dễ gây kích ứng.

Các mẹ có nguy cơ hoặc tiền sử dị ứng, mắc các bệnh như chàm, phát ban, sởi thì sau khi sinh cũng không nên ăn mực.

Bài viết trên đây đã giúp các mẹ hiểu được sau sinh ăn mực được không và mất bao lâu để có thể thưởng thức loại hải sản này. MKC sẽ luôn đồng hành cùng mẹ và bé trong vấn đề chăm sóc sức khỏe mẹ và bé trước, trong và sau sinh!

Bài viết liên quan