Mẹ sau sinh ăn nhãn được không? Sau sinh ăn nhãn có tốt không

Thu gọn
Mục lục

Nhãn là một loại trái cây giàu dinh dưỡng, vị thơm ngon, là loại quả được nhiều người yêu thích nhưng dễ gây nóng. Sau sinh ăn nhãn được không là băn khoăn của không ít bà mẹ bỉm sữa. Để giải đáp băn khoăn này, cùng tìm hiểu bài viết dưới đây nhé!

Sau sinh bà đẻ ăn nhãn được không?

Giá trị dinh dưỡng của quả nhãn rất cao, mang lại nhiều lợi ích bất ngờ cho sức khỏe của mẹ sau sinh. Cụ thể về hàm lượng dinh dưỡng và những lợi ích mà nó mang lại cho các mẹ bỉm như sau:

Giá trị dinh dưỡng có trong quả nhãn

Nhãn hội tụ một danh sách dài những chất dinh dưỡng mà cơ thể cần bao gồm: Protein, nước, vitamin PP, vitamin nhóm B, các khoáng chất sắt, canxi, photpho, đồng, kẽm, magie, mangan, kali, vitamin C và nhiều chất dinh dưỡng khác. Một số chất dinh dưỡng có hàm lượng cao trong nhãn không thể không kể đến cụ thể như sau:

Nước: Nước là thành phần chiếm tỷ lệ cao nhất trong quả nhãn. Theo phân tích, trong 100g nhãn tươi sẽ có 86.3g là nước. 

Vitamin PP 100g nhãn tươi chứa 0,3mg.

Vitamic C, B1, B2: Cứ 100g nhãn tươi thì sẽ có 58mg vitamin C, 0.03mg 

Vitamin B1, 0.14mg vitamin B2.

Protein: Theo đó, 100g nhãn tươi sẽ chứa 0.9g protein.

Lipid: Trong 100g nhãn tươi sẽ có 0.1g lipid. 

Canxi : 21mg chính là lượng canxi có trong 100g nhãn tươi.

Sắt: Cứ 100g nhãn tươi sẽ có 0.40mg lượng sắt cung cấp cho có thể.

Với thành phần dinh dưỡng như vậy, chắc chắn nhãn rất tốt cho bà mẹ sau sinh. 

Sau sinh ăn nhãn có tốt không?

Từ những thành phần dinh dưỡng đó có thể thấy mẹ bỉm sau sinh ăn một lượng nhãn nhất định sẽ mang tới những lợi ích nổi bật như sau: 

Tăng cường sức khỏe: protein trong quả nhãn đóng vai trò nhất định trong việc phát triển cơ xương, tốt cho hệ miễn dịch và tăng cường sự chuyển hóa dinh dưỡng trong cơ thể.

Bổ sung nước: góp phần bổ sung lượng nước tự nhiên và lành mạnh cần thiết hằng ngày cho cơ thể.

Cung cấp năng lượng: nhãn có hàm lượng Kcal cao, cung cấp một nguồn năng lượng đáng kể cho cơ thể. Bên cạnh đó, vitamin PP có trong quả nhãn tham gia vào quá trình tổng hợp, phân hủy các chất để tạo ra năng lượng.

Giảm căng thẳng, mệt mỏi: vitamin nhóm B hỗ trợ tăng dẫn truyền thần kinh, chữa chứng mất ngủ, giảm căng thẳng, phòng ngừa trầm cảm ở mẹ sau sinh.

Bổ máu: Sắt trong quả nhãn giúp bổ máu, cải thiện hệ thống tuần hoàn, góp phần làm giảm nguy cơ mắc bệnh tuyến tụy.

Tăng cường sức khỏe của xương: nhãn bổ sung cho mẹ 1 hàm lượng canxi nhất định giúp răng và xương của mẹ chắc khỏe, bé phát triển chiều cao tốt hơn. 

Tăng sức đề kháng: với nguồn vitamin C dồi dào của nhãn giúp không chỉ hỗ trợ làm đẹp da của chị em mà còn đặc biệt giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể, giúp chống lại các vi khuẩn gây bệnh ví dụ như bệnh cảm cúm trong thời gian chuyển mùa.

Các khoáng chất như photpho, đồng, kẽm, magie, kali, mangan... vừa cung cấp dinh dưỡng, vừa làm chậm quá trình oxy hóa, vừa gia tăng tuổi thọ.

Giúp lành vết thương nhanh: các chất dinh dưỡng khác có trong quả nhãn giúp tăng sản sinh tế bào, làm các vết thương mau lành hơn giúp mẹ sau sinh nhanh chóng phục hồi.

Dưỡng tóc: công dụng ít ai ngờ tới nhất đến từ nhãn chính là dưỡng tóc. Trong nhãn có chứa những thành phần hỗ trợ cực kỳ hiệu quả cho sự phát triển của tóc. Mẹ sau sinh tóc bị rụng nhiều, ăn nhãn góp phần giúp mái tóc trở nên mềm hơn, bóng và bớt khô và rụng hơn.

Lợi sữa, gia tăng chất lượng sữa mẹ: các thành phần dinh dưỡng của nhãn khi đi vào cơ thể mẹ đều sẽ được chuyển hóa một phần cho bé thông qua sữa mẹ, giúp sữa nhiều và giàu dinh dưỡng hơn, từ đó giúp cung cấp dinh dưỡng cho bé tốt hơn.

Với những lợi ích như vậy chắc mẹ đã tìm cho mình được câu trả lời cho câu hỏi mẹ sau sinh ăn nhãn được không rồi. 

Sau sinh ăn nhãn như thế nào tốt nhất?

Mẹ sau sinh ăn nhãn nhận được rất nhiều lợi ích, nhưng chắc hẳn nhiều mẹ còn chưa biết sau sinh ăn nhãn như thế nào tốt nhất. Khi ăn nhãn, mẹ cần chú ý những điều sau để đạt được hiệu quả nhất, vừa giúp hấp thu dinh dưỡng mà không ảnh hưởng đến sức khỏe.

Mẹ sau sinh nên ăn nhãn bao nhiêu là đủ?

Không thể phủ nhận ăn nhãn rất tốt cho sức khỏe nhưng mẹ sau sinh ăn bao nhiêu là đủ để tránh gây tác dụng phụ không mong muốn. 

Nhãn có tính nóng, nên nếu ăn quá nhiều mẹ dễ bị nóng trong, nổi mụn, cơ thể cảm thấy bí bách, khó chịu, thậm chí còn làm nóng nguồn sữa mẹ, ảnh hưởng đến cả em bé.

Nhãn có nhiều đường nên ăn quá nhiều nhãn sẽ làm tăng lượng đường trong máu, mẹ dễ bị tăng cân, béo phì.

Theo các chuyên gia, mẹ chỉ nên ăn nhãn 2-3 lần/ tuần, mỗi lần từ 100-200g nhãn và có thể chế biến thành các món ăn khác nhau để gia tăng giá trị dinh dưỡng như ăn trực tiếp, nấu chè, nấu cháo.

Mẹ sau sinh nên chú ý điều gì khi ăn nhãn?

Khi ăn nhãn, mẹ cần chú ý những điều sau: 

Mẹ cần mua nhãn ở những nơi bán đảm bảo uy tín và chỉ nên ăn nhãn tươi khi vào mùa để tránh ảnh hưởng từ các hóa chất bảo vệ thực vật ảnh hưởng đến cả mẹ và bé. 

Những mẹ bị mắc bệnh tiểu đường thì không nên ăn nhãn vì lượng đường trong nhãn rất cao, ăn nhiều nhãn khiến tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn.

Mẹ bị huyết áp cao, tăng huyết áp không nên ăn nhiều vì nhãn có tính nóng, có thể gây áp lực cho tim mạch.

Mẹ bị nóng trong, mụn nhọt ăn nhãn sẽ làm cho các triệu chứng này nặng hơn, bé uống nguồn sữa nóng cũng có thể khó chịu, quấy khóc.  

Mẹ đang tăng cân, béo phì không nên ăn nhiều nhãn vì ăn nhãn có thể làm cho mẹ tăng cân nhanh hơn. 

Những khung giờ lý tưởng cho mẹ để ăn nhãn và trái cây đó là 10h sáng, 1h trưa và 4h chiều. 

Mẹ có thể ăn tươi trực tiếp hoặc chế biến nhãn thành nhiều món ăn khác nhau để phong phú thêm các món ăn và tăng giá trị dinh dưỡng của nhãn như nấu chè nhãn hạt sen, cháo bồ câu long nhãn...

Với thành phần dinh dưỡng cao, mang lại nhiều giá trị, nhãn là một loại quả mà mẹ sau sinh không nên bỏ qua. Mẹ đã biết được sau sinh ăn nhãn được không, ăn như thế nào để tốt nhất và những mẹ nào không nên ăn nhãn. Hy vọng bài viết đã mang đến cho mẹ những kiến thức hữu ích. Nếu có gì còn thắc mắc, các mẹ có thể liên hệ với chúng tôi nhé! 

 

Bài viết liên quan