Người ta thường nói “ Trẻ em như búp trên cành”. Quả thật, con trẻ trong mắt cha mẹ đều là những búp măng non nớt cần chở che và bảo vệ. Bởi vậy nên có bất cứ dấu hiệu khác thường nào của bé đều khiến các vị phụ huynh hết sức lo lắng. Trong những năm đầu đời, hệ tiêu hóa của con chưa phát triển hoàn toàn, vì thế những “búp măng” thường xuyên mắc phải các bệnh rối loạn đường tiêu hóa và điển hình nhất là chứng táo bón. Táo bón không chỉ gây khó chịu cho việc đi vệ sinh ở trẻ mà còn hạn chế việc hấp thu chất dinh dưỡng.
Vậy, mẹ cần làm gì để con máu chóng thoát khỏi táo bón, bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn cho các mẹ một vài cách trị táo bón cho trẻ tại nhà.
Táo bón là gì?
Táo bón là một trong những chứng rối loạn tiêu hóa thường gặp ở các người lớn và trẻ em. Táo bón không gây ảnh hưởng đến tính mạng của trẻ, nhưng nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra các hệ lụy không mong muốn như sa trực tràng, trĩ, nứt kẽ hậu môn,...
Táo bón làm giảm tần suất đi đại tiện của trẻ ≤ 3 lần/tuần, kèm theo đi ngoài phân khô cứng, buồn đi mà không đi được, phải rặn mạnh. Đặc biệt, với trẻ sơ sinh, mỗi ngày đi đại tiện 1 lần cũng được coi là táo bón. Trong điều kiện ăn uống bình thường, mẹ có thể dễ dàng nhận ra tình trạng táo bón ở trẻ, qua các biểu hiện như đau bụng, rặn đỏ mặt toát mồ hôi khi đi cầu.
Nguyên nhân gây táo bón là gì?
- Pha sữa công thức quá đặc
Đối với các mẹ không đủ sữa cho con bú thì chắc hẳn sữa công thức luôn là sự lựa chọn hàng đầu, bởi lẽ sữa công thức được nghiên cứu và sản xuất giống với sữa mẹ. Một số phụ huynh vì thương con mà pha sữa cho con quá đặc, không theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Sữa công thức có phân tử lớn hơn sữa mẹ, khi pha quá đặc, mật độ phân tử lớn khiến cho cơ thể con khó phân giải, gây táo bón ở trẻ.
- Bé chưa có chế độ ăn hợp lý
Chế độ ăn uống thiếu chất xơ: Theo Hiệp Hội Dinh Dưỡng Mỹ nên ăn khoảng 20 đến 35 gram chất xơ mỗi ngày. Cung cấp đủ lượng chất xơ mỗi ngày bằng cách bổ sung thêm rau xanh, hoa quả vào khẩu phần ăn cho con.
- Chuyển đổi chế độ ăn
Một trong những thời điểm phổ biến khiến trẻ bị táo bón là khi chuyển từ chế độ ăn toàn hoàn toàn bằng sữa mẹ sang chế độ ăn dặm. Khi trẻ chuyển đổi chế độ ăn, từ ăn sữa mẹ sang ăn dặm hay từ ăn dạng lỏng sang thức ăn rắn dẫn đến việc hoạt động gắng gắng sức của hệ tiêu hóa, gây táo bón ở trẻ. Thế nhưng, giai đoạn này có thể có thể tự phục hồi được khi các enzyme tiêu hóa tự tiết ra đủ lượng để phân cắt thức ăn.
- Uống không đủ nước
Thường xuyên uống nước sẽ làm giảm nguy cơ táo bón.
- Chế độ ăn nhiều dầu mỡ, thực phẩm khó tiêu hóa
Trẻ nhỏ, men tiêu hóa chưa thể phân cắt được một số loại thức ăn nhiều lipit, khó tiêu hóa.
- Trẻ ít vận động
Nguyên nhân gây táo bón ở trẻ em có liên quan mật thiết đến việc vận động. Thể dục và vận động giúp kích thích hoạt động của ruột, giúp thực phẩm di chuyển trong hệ tiêu hóa của trẻ. Với những trẻ thường xuyên tham gia các hoạt động ngoài trời, chạy nhảy hay tích cực tập luyện thể dục thể thao thì việc đại tiện vô cùng dễ dàng. Ngược lại, trẻ ít vận động, chỉ quanh quẩn trong nhà, xem tivi, chơi game,… thì dĩ nhiên nhu động ruột sẽ hoạt động kém và táo bón là điều dễ hiểu.
- Sử dụng quá nhiều thuốc nhuận tràng
Một số loại thuốc nhuận tràng có tác dụng thúc đẩy việc đi ngoài. Mẹ chỉ nên sử dụng các thuốc đó theo chỉ dẫn của bác sĩ. Nếu dùng quá lâu, thuốc có thể gây ảnh hưởng không tốt lên màng nhầy ruột, con sẽ bị lệ thuộc thuốc. Hậu quả là ruột trở nên lười biếng, nhu động ruột kém, dẫn đến táo bón nặng hơn.
- Do nhịn không đi vệ sinh
Một số trẻ có thói quen nhịn đi đại tiện khi có nhu cầu sẽ mất dần cảm giác mắc đi đại tiện.
Trẻ em có thể nín đi đại tiện vì mê chơi. Để phân càng lâu trong đại tràng làm căng phình đại tràng và hấp thụ ngược lại nước khiến cho phân thành khối lớn, khô cứng khó đi ngoài.
Ở một số trẻ, việc đại tiện là thứ gì đó bẩn thỉu, nhiều trẻ thường sợ bẩn và sợ thối nên “ngại” đại tiện. Hoặc nhiều trẻ khi đi mẫu giáo khi đi ngoài phải xin phép cô giáo, sợ các bạn chê cười nên có thói quen nhịn đại tiện, lâu ngày dẫn đến táo bón.
- Dị ứng với sức bò
Dị ứng với sữa bò hoặc tiêu thụ quá nhiều sản phẩm từ sữa (phô mai và sữa bò) cũng dẫn đến táo bón.
- Do sử dụng thuốc
Rất nhiều loại thuốc có tác dụng phụ là táo bón: kháng sinh gây mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, hoặc thuốc ho có codein, viên sắt, thuốc giảm đau hạ sốt, thuốc trị tiêu chảy,…
- Do mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột
Đây được coi là nguyên nhân chính gây táo bón cho trẻ ngày ngay. Lợi khuẩn đường ruột giúp hình thành khuôn phân, tăng nhu động ruột thúc đẩy quá trình đại tiện diễn ra dễ dàng hơn. Khi lượng lợi khuẩn và hại khuẩn bị mất cân bằng sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa và hình thành khuôn phân tại đại tràng - gây táo bón.
- Tổn thương thực thế đường tiêu hóa
Nguyên nhân gây táo bón ở trẻ này là hiếm gặp khoảng 5% một số trẻ ngay khi sinh ra đã bị các dị tật bẩm sinh như: phình to đại tràng, bệnh suy giáp trạng hay bị hẹp ruột, hẹp hậu môn,… thì trẻ thường bị táo bón từ rất sớm.
Những cách trị táo bón cho trẻ tại nhà
Đối với việc chăm sóc một đứa trẻ, việc cha mẹ trang bị cho mình thật nhiều kiến thức sẵn sàng đối mặt với mọi thất thường. Đối với tình trạng táo bón của trẻ mẹ có thể tự điều chỉnh để phù hợp với thể trạng của trẻ, cũng như duy trì thói quen cho trẻ để phòng ngừa táo bón.
- Thay đổi thói quen sinh hoạt của trẻ: Mẹ cho bé bú sữa mẹ thường xuyên hơn, sữa mẹ chứa các chất xơ hòa tan như một lớp gel giúp con tiêu hóa dễ dàng hơn. Đối với những mẹ ít sữa, mất sữa nên pha sữa công thức cho con theo đúng liều lượng của nhà sản xuất để con hấp thu tốt nhất những chất dinh dưỡng trong sữa và không ảnh hưởng đến tiêu hóa của trẻ.
Đối với trẻ đã ăn dặm, mẹ nên bổ sung thêm vào trong chế độ ăn cho trẻ những thực phẩm giàu chất xơ như: rau, củ, quả. Ăn những thực phẩm tươi sống, tốt cho sức khỏe. Chế biến thực phẩm bằng cách hấp , luộc hoặc nướng vừa dễ tiêu hóa vừa giữ lại hàm lượng chất cao nhất trong thực phẩm
Uống đủ lượng nước theo nhu cầu cơ thể của trẻ, bởi khi trẻ uống quá ít nước ảnh hưởng đến quá trình làm mềm và hình thành khuôn phân gây chứng táo bón.
- Cho trẻ được nô đùa, vận động nhiều hơn, kích thích hoạt động của ruột, giúp thực phẩm di chuyển trong hệ tiêu hóa của trẻ. Thường xuyên tham gia các hoạt động ngoài trời, chạy nhảy hay tích cực tập luyện thể dục thể thao giúp việc đại tiện vô cùng dễ dàng. Đây cũng là thói quen tốt giúp cơ thể bé tăng tiết các enzyme và vận chuyển thức ăn từ dạ dày xuống ruột nhanh chóng hơn.
- Hạn chế việc sử dụng các thuốc nhuận tràng, thụt tháo cho trẻ, thay bằng các phương pháp điều trị dân gian như massage quanh xương chậu cho trẻ 5-10 phút trước khi ngủ, chấm tăm bông chứa mật ong thoa bên ngoài vùng hậu môn khi trẻ khó đi đại tiện, hoặc ngoáy ngọn mùng tơi tươi non vào trong hậu môn của trẻ 10 -20s,...
- Tập thói quen đi vệ sinh đúng giờ cho trẻ, một số trẻ vì mải chơi, hoặc cố nhịn việc đi vệ sinh khiến việc lưu trữ phân tại hậu môn khiến đầu phân khô hơn, việc đi vệ sinh trở nên khó khăn hơn. Chính vì thế, việc tạo thói quen đi vệ sinh vào mốc thời gian nhất định cho trẻ, để đồng sinh học của cơ thể nhắc nhở bé đi vệ sinh mỗi ngày mẹ nhé.
- Bổ sung thêm men vi sinh và các vi chất cho trẻ. Theo nghiên cứu, đa số trẻ mắc các chứng về đường tiêu hóa kể các tiêu chảy, táo bón, phân sống,... đều do sự mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Mặt khác, trong những năm đầu đời, hệ tiêu hoá của trẻ còn non yếu, việc bổ sung thêm các lợi khuẩn từ bên ngoài giúp tái thiết lập thế cân bằng đường ruột, hạn chế các bệnh do loạn khuẩn gây nên.
Từ xưa đến nay, sức khỏe đường tiêu hóa của trẻ luôn là mối bận tâm của các gia đình có con nhỏ. Một sự thay đổi nhỏ của con cũng khiến cha mẹ hết sức lo lắng. Thấu hiểu nỗi lo của cha mẹ, chúng tôi muốn gửi đến cha mẹ một số cách trị táo bón cho trẻ tại nhà. Mong sao có thể giúp cải thiện được tình trạng táo bón của các bé, cha mẹ bớt âu lo.