Mang thai, sinh con là một quá trình vất vả, mẹ cần rất nhiều sức lực. Thế nhưng, quá trình nuôi dưỡng một đứa trẻ để trưởng thành cũng trải qua vô vàn gian truân vất vả. Một trong số những vấn đề khiến các bậc phụ huynh phải đau đầu là chứng táo bón ở trẻ. Cha mẹ cần làm gì khi trẻ bị táo bón, cùng theo dõi bài viết dưới đây để giải đáp thắc mắc cho mẹ nhé!
Những triệu chứng táo bón ở trẻ
Số lần đi đại tiện của bé giảm
Đây là một trong những biểu hiện dễ thấy nhất của chứng táo bón của trẻ, mà mẹ dễ dàng nhận thấy. Tùy theo lứa tuổi của trẻ mà có tần suất đi vệ sinh khác nhau, nhưng thông thường trẻ sẽ đi vệ sinh ít nhất 1 lần/ ngày. Vì thế, khi thấy bé đi đại tiện ≤ 3 lần mỗi tuần kèm theo phân khô cứng, khi trẻ gắng sức nhưng không tống phân ra ngoài - đây là biểu hiện của chứng táo bón ở trẻ.
Trẻ đau khi đi đại tiện.
Sau khi trẻ đi vệ sinh, mà cảm thấy vùng hậu môn đau rát kèm theo phân của trẻ rất khô, đây cũng là một dấu hiệu chứng minh con của bạn đang gặp khó khăn trong việc đi đại tiện - táo bón.
Một số cha mẹ nhầm lẫn rằng, chỉ có phân to, rắn mới là táo bón, đây là một định kiến sai lầm hoàn toàn. Một số trường hợp táo bón, phân của trẻ vón thành cục nhỏ, cứng, có màu đen và có trọng lượng nhỏ kèm theo cảm giác đau rát khi đi vệ sinh.
Các bác sĩ đã giải thích rằng khi phân bị tích tụ lâu ngày tại đại tràng làm tái hấp thu nước, làm phân bị khô dần. Khi phân lớn khô, rắn ma sát vào hậu môn gây xước hậu môn, tạo cảm giác đau rát khi trẻ cố rặn.
Đối với trẻ lớn, táo bón có thể khiến cho kích thước phân có đường kính lớn hơn bình thường, có thể gây tắc nghẽn nhà vệ sinh.
Phân của trẻ có lẫn máu.
Trẻ đi ngoài ra máu là tình trạng bất thường đường tiêu hóa, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này như: viêm đại tràng, thiếu vitamin K, táo bón,... Tại các bệnh viện về sản nhi, có nhiều phụ huynh đưa con đến khám về tình trạng phân lẫn máu. Nguyên nhân chính là do tình trạng trẻ táo bón lâu ngày, giảm tiết chất nhầy mucin kết hợp với đầu phân khô cứng ma sát với thành hậu môn, gây xước niêm mạc. Mặt khác, hệ tiêu hoá của trẻ còn chưa ổn định, các triệu chứng rối loạn tiêu hóa do mất cân bằng thường xuyên xảy ra có thể ảnh hưởng đến sự phát triển lâu dài của trẻ.
Nhịn đi vệ sinh.
Nếu trẻ sợ rằng việc đi đại tiện sẽ bị tổn thương và đau thì bé tránh không đi đại tiện. Phụ huynh có thể nhận thấy trẻ bắt chéo chân, siết chặt mông, vặn vẹo cơ thể hoặc mặt tỏ vẻ khó chịu khi cố gắng giữ phân.
Táo bón ở trẻ em thường không nghiêm trọng. Tuy nhiên, táo bón mãn tính có thể dẫn đến các biến chứng hoặc báo hiệu có tình trạng bệnh lý khác tiềm ẩn. Phụ huynh nên đưa trẻ đến bác sĩ nếu táo bón kéo dài hơn hai tuần hoặc kèm theo: sốt, nôn, chướng bụng, sụt cân, vết nứt hậu môn, sa trực tràng.
Vì sao trẻ bị táo bón.
Táo bón là một hiện tượng thường thấy ở trẻ em, chiếm khoảng 3-5% trẻ đến khám tại bác sĩ nhi khoa và 35 % trẻ đến khám ở các Bác sĩ nhi khoa tiêu hoá. Với những trẻ ở giai đoạn sơ sinh thì có đến 90-95% mắc táo bón cơ năng- tình trạng trẻ táo bón không thể đi ngoài hoặc đi khó nhưng lại không gây bất cứ tổn thương thực thể nào tại đường tiêu hoá.
Nguyên nhân gây táo bón ở trẻ
Có rất nhiều tác động khiến hiện tượng này thường xuyên xuất hiện ở trẻ nhỏ. Dưới đây là tập hợp những nguyên nhân chủ yếu gây táo bón ở trẻ:
- Chưa xây dựng chế độ ăn phù hợp cho trẻ:
Một chế độ ăn thích hợp cho trẻ nhỏ trước hết phải đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của bé. Đặc biệt là chất xơ. Việc thiếu chất xơ trong khẩu phần ăn là nguyên nhân trực tiếp gây nên tình trạng của trẻ. Hiệp hội dinh dưỡng Mỹ khuyến cáo nên bổ sung 20 đến 35 gram chất xơ mỗi ngày từ các khẩu phần rau xanh và hoa quả cho con.
- Việc chuyển đổi chế độ ăn của bé:
Chuyển chế độ ăn từ sữa mẹ sang ăn dặm là điều tất yếu đối với bé. Những đây cũng là một trong số những lý do điển hình khiến bé bị táo bón khi chưa kịp thích nghi với khẩu phần ăn mới.
- Trẻ bị dị ứng với sữa bò:
Việc dị ứng hay tiêu thụ quá nhiều các sản phẩm có thành phần sữa như phô mai và sữa bò cũng khiến trẻ mắc tình trạng táo bón.
- Không cung cấp đủ nước cho cơ thể:
Mẹ cần để ý bổ sung nước đầy đủ cho con cũng sẽ làm giảm nguy cơ táo bón nhé!
- Trẻ đang sử dụng các loại thuốc:
Rất nhiều các loại thuốc chữa bệnh hiện nay đều có tác dụng phụ là táo bón. Đặc biệt là thuốc kháng sinh, loại thuốc này dễ làm mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột ở trẻ. Ngoài ra thuốc ho có codein, các viên bổ sung sắt, thuốc giảm đau, viên hạ sốt, thuốc trị tiêu chảy,..đều có thể gây táo bón ở trẻ nhỏ.
- Bé không vận động thường xuyên:
Việc ít vận động cũng liên quan mật thiết đến vấn đề tiêu hoá của trẻ. Thường xuyên tập các bài thể dục nhẹ hay cho trẻ vận động thường xuyên sẽ kích thích hoạt động ruột hiệu quả đồng thời giúp thực phẩm di chuyển trong hệ tiêu hoá một cách chủ động hơn. Đối với các bé được tham gia các hoạt động ngoài trời thường xuyên hay tích cực tập luyện thể thao thì việc đại tiện vô cùng dễ dài, nhu động ruột hoạt động hiệu quả hơn rất nhiều những trẻ ít vận động.
- Do thói quen nhịn không đi vệ sinh của bé:
Trẻ con thường có tính mải chơi nên cố gắng nhịn đại tiện. Thói quen này rất xấu vì nó sẽ làm mất dần cảm giác mắc đi đại tiện khi có nhu cầu của trẻ. Hơn nữa khi để phân càng lâu nơi đại tràng sẽ làm đại tràng căng phình và hấp thụ ngược lại nước. Khi đó phân sẽ khô cứng và đóng lại thành khối lớn khiến việc thải ra ngoài khó khăn hơn.
- Lạm dụng thuốc nhuận tràng khi đại tiện khó khăn:
Thuốc nhuận tràng có tác dụng đẩy chất thải ra ngoài. Tuy nhiên thì mẹ chỉ nên sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ. Việc dùng thuốc trong thời gian dài có thể gây những ảnh hưởng tiêu cực lên bộ phận màng nhày của ruột. Đồng thời khiến cơ thể con dần bị lệ thuộc hơn vào thuốc, từ đó hiệu quả hoạt động của hệ tiêu hoá kém đi, nhu động ruột lười biếng dẫn đến tình trạng táo bón nặng hơn.
- Bé có những tổn thương thực thể ở cơ quan tiêu hoá:
Nguyên nhân này không phổ biến, chỉ 5% số trẻ sau khi sinh đã mắc các dị tật bẩm sinh đường tiêu hoá như: phình to đại tràng, hẹp ruột, hẹp hậu môn, suy giáp trạng,..Ở những bé như vậy thường có hiện tượng táo bón từ rất sớm.
Trẻ bị táo bón thì phải làm sao
Trẻ bị táo bón nên ăn gì và uống gì?
Đối với trẻ nhỏ, chế độ ăn uống ảnh hưởng trực tiếp đến hệ tiêu hóa của trẻ, vì thế đảm bảo được chế độ ăn phù hợp cho trẻ cũng là một phương pháp điều trị táo bón hiệu quả. Vậy trẻ bị táo bón nên ăn gì?
Đối với trẻ đang bú sữa mẹ, thì mẹ nên cho trẻ bú thường xuyên hơn vì trong sữa mẹ có hàm lượng chất xơ hòa tan cao, giúp phân trẻ mềm hơn.
Đối với trẻ đã ăn dặm: bổ sung thêm rau củ quả vào chế độ ăn của trẻ. Cho trẻ uống đủ lượng nước cần thiết mỗi ngày. Hạn chế cho trẻ ăn những món khó tiêu hóa: như đồ chiên xào, pizza,...
Chăm sóc trẻ bị táo bón
Đối với những trẻ gặp tình trạng táo bón, ngoài thay đổi chế độ ăn uống của trẻ thì mẹ nên tăng cường vận động bằng cách cho trẻ đạp xe, chạy bộ, nô đùa để kích thích hoạt động trao đổi trong cơ thể trẻ.
Phòng ngừa táo bón ở trẻ
Mẹ nên nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời, sau 6 tháng mẹ vẫn cho trẻ bú sữa mẹ và kết hợp với ăn dặm và sữa công thức vì trong sữa mẹ cung cấp cho bé đầy đủ dưỡng chất ở dạng dễ hấp thu nhất, trong đó có chất xơ hòa tan giúp cho con tiêu hóa tốt và phòng ngừa táo bón rất hiệu quả.
Bổ sung đủ lượng nước cho nhu cầu cơ thể của trẻ
Massage bụng cho con: đây là phương pháp ngoại lực giúp kích thích hệ tiêu hóa, tránh táo bón cho trẻ.
Pha sữa công thức đúng tỷ lệ.
Tăng cường ăn các loại thực phẩm giàu chất xơ rau, củ, trái cây.
Tập cho trẻ thói quen đi đại tiện đúng giờ.
Không chỉ giúp kích thích cảm giác thèm ăn cho con mà bổ sung lợi khuẩn còn giúp cơ thể bé tăng cường hấp thu các dưỡng chất đồng thời hình thành khuôn phân, tăng kích thích nhu động ruột và co bóp thải phân ở ruột già để con yêu đi ngoài dễ dàng. Bổ sung ĐÚNG đúng loại men vi sinh theo tình trạng bệnh của con là cách phòng ngừa, chữa trị táo bón an toàn, hiệu quả nhất cho con.
Imiale chứa chủng lợi khuẩn Bifidobacterium supsb. Lactic - BB12®️ chiếm đến 90% lợi khuẩn tại ruột. Imiale giúp hỗ trợ hình thành khuôn phân, tăng tiết chất nhầy mucin, và hạn chế tình trạng tái hấp thu nước tại ruột già, giúp trẻ đại tiện dễ dàng hơn.
Trẻ nhỏ, hệ tiêu hóa chưa phát triển hoàn toàn, nên thường xuyên mắc các bệnh về đường tiêu hóa như tiêu chảy, táo bón , đầy hơi,.. Vì thế cha mẹ cần trang bị cho mình hành trang sẵn sàng “ứng phó” dưới mọi tình huống. Trên đây là một số gợi ý của chúng tôi khi trẻ bị táo bón, mong sao có thể giúp ích được cho các bậc phụ huynh.