TRẺ TÁO BÓN NÊN ĂN GÌ? BỔ SUNG GÌ VÀO CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG

Thu gọn
Mục lục

Chế độ ăn uống, nghỉ ngơi của chúng ta ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe đường tiêu hóa. Một chế độ ăn uống lành mạnh vừa tốt cho sức khỏe vừa khiến hệ tiêu hóa hài lòng vì không phải “ gồng lên” để phân cắt những món ăn cứng đầu, khó phân giải. Đặc biệt là trẻ em, hệ tiêu hóa còn non yếu, là đối tượng dễ chịu ảnh hưởng của hệ tiêu hóa  như táo bón, tiêu chảy, sống phân,.... Làm thế nào để giảm thiểu tình trạng mắc các bệnh về đường tiêu hóa ở trẻ. Cùng theo dõi bài viết trẻ táo bón nên bổ sung gì vào chế độ ăn uống dưới đây để được giải đáp thắc mắc mẹ nhé! 

Trẻ táo bón nên ăn gì?

Trẻ bị táo bón nên ăn thực phẩm gì?

Thay đổi chế độ ăn uống luôn là biện pháp cải thiện ăn uống hữu hiệu nhất. Vậy phải ăn/ kiêng những loại thực phẩm gì để cải thiện tình trạng táo bón. 

Ăn đủ các nhóm chất dinh dưỡng: tinh bột ( cơm, khoai, ngô, bột mì,...), protein ( thịt, cá và các loại nấm,..), chất béo ( chất béo tốt như quả bơ, cá, hạt lanh…). 

Đặc biệt, nên bổ sung thêm chất xơ vào chế độ ăn: rau, củ, quả.Nhu cầu về chất xơ của trẻ em được tính theo công thức là 5 gam +  số tuổi của trẻ.

Ví dụ: nếu con bạn 5 tuổi, nhu cầu chất xơ là 10 gram và đối với bé 7 tuổi là 12 gram mỗi ngày.

Trẻ bị táo bón nên ăn hoa quả gì?

Trái cây nguyên chất chứa nhiều các vitamin và vi chất cực kỳ bổ dưỡng và có ích cho sức khỏe. Ngoài ra trong trái cây còn chứa một lượng lớn chất xơ, hỗ trợ quá trình tiêu hóa dễ dàng, đặc biệt là với người bị táo bón.

- Các loại quả mọng như việt quất, mâm xôi, dâu tây,..

Quả mọng chứa nhiều chất chống oxy hóa, nhưng chúng cũng chứa một lượng lớn chất xơ. Chỉ cần một cốc quả việt quất tươi có thể cung cấp cho gần 4 gam chất xơ, và lượng chất xơ gần như tương đương trong một cốc quả việt quất đông lạnh không đường. Quả mâm xôi, dâu tây và mâm xôi cũng là nguồn cung cấp chất xơ tuyệt vời. Tất nhiên, một trong những lợi ích lớn nhất của quả mọng là chúng cũng có hàm lượng calo thấp.

-Trái bơ đi kèm với mọi thứ như bánh mì nướng, salad, món khai vị, trứng và  được công nhận là có hàm lượng chất béo lành mạnh khổng lồ, nhưng có 10 gam chất xơ trong một cốc bơ.

- Táo là một loại quả chứa rất nhiều vitamin tốt cũng như hàm lượng chất xơ cực lớn. Có khoảng 4 gam chất xơ trong một quả táo, chất xơ này có thể giúp bảo vệ động mạch và giảm cholesterol. Và tất nhiên, chúng là một món ăn nhẹ ngon và giòn.

- Trái cây sấy khô như sung, mận khô và chà là có thể tăng lượng chất xơ đáng kể và được khuyến khích cho những người đang chống chọi với chứng táo bón. Đường gọi là sorbitol tự nhiên xuất hiện trong những loại trái cây này, có thể giúp ích cho ruột của bạn và giúp bạn thoải mái hơn. Tuy nhiên, ăn quá nhiều có thể dẫn đến chuột rút hoặc tiêu chảy, vì vậy hãy thử một khẩu phần nhỏ và xem cảm giác của bạn sau khi đã tiêu hóa hết chúng, trước khi ăn quá nhiều. 

- Các loại hạt không chỉ là nguồn cung cấp protein và chất béo lành mạnh tuyệt vời - mỗi loại hạt hướng dương và hạnh nhân đều có hơn 3 gam chất xơ trong một khẩu phần ăn (Đối với người lớn chúng có thể giúp bạn đạt được 25 gram chất xơ được FDA khuyến nghị cho phụ nữ và 38 gram cho nam giới). Các loại hạt sấy khô được ưa chuộng hơn loại đóng gói sẵn (thường được nấu trong dầu có thể bổ sung lượng calo không cần thiết). Ngay cả các loại bơ hạt cũng có thể chứa một lượng chất xơ. 

Trẻ bị táo bón nên ăn rau gì?

Một điều tuyệt vời của mẹ thiên nhiên là hầu hết các loại rau củ đều chứa hàm lượng chất xơ cao, hỗ trợ tình trạng táo bón ở trẻ. Thế nhưng, để mau chóng đẩy lùi táo bón, mẹ nên thường xuyên nấu những loại rau củ cho trẻ:

- Các loại đậu: Ăn các món có chứa đậu lăng và các loại đậu khác là một cách đưa một lượng lớn  chất xơ vào chế độ ăn uống của trẻ (súp, món hầm và salad). Một số loại đậu, như edamame (là một loại đậu nành hấp), thậm chí còn là một món ăn nhẹ chứa nhiều chất xơ. Ngoài ra, chúng còn cung cấp một nguồn protein tuyệt vời.

- Súp lơ: Theo nghiên cứu nghiên cứu đã chỉ ra rằng 5 gam chất xơ trong súp lơ mỗi ngày có thể hỗ trợ tích cực các vi khuẩn trong đường ruột, giúp đường ruột của bạn khỏe mạnh và cân bằng. 

- Khoai lang, khoai tây đỏ, khoai tây tím đều là những nguồn cung cấp chất xơ dồi dào; một củ khoai tây nhỏ có vỏ có thể cung cấp gần 3 gam chất xơ. Thêm vào đó, chất xơ trong khoai tây có thể giúp bảo vệ thành ruột từ hóa chất có hại được tìm thấy trong một số loại thực phẩm và đồ uống. Tất nhiên, là mẹ không nên cho bé ăn các loại khoai tây chiên hay snack khoai tây.

Trẻ bị táo bón nên ăn cháo gì?

Đa số các trẻ khi táo lâu ngày thường rất sợ việc ăn nhiều, vì ám ảnh mỗi lần đi đại tiện phải tốn rất nhiều sức rặn mà còn gây đau rát vùng hậu môn. Chính vì thế, cha mẹ nên cho con ăn các món cháo để mau tiêu hóa, vừa chóng hết táo bón như cháo bí đỏ, cháo đậu bắp, cháo nha đam... 

Để nấu những món cháo để cải thiện tình trạng táo bón cho trẻ mẹ nên hầm thật kỹ cháo trong nhiều giờ để cháo thật nhuyễn, dễ tiêu hóa hơn. Cho nhiều bí đỏ, đậu bắp, nha đam hơn so với bình thường và giảm lượng gạo đi. Nên cho trẻ ăn thành nhiều bữa, mỗi bữa một ít, không nên ép trẻ ăn quá nhiều một bữa. 

Khi nấu các món cháo này nên sử dụng vị ngọt từ nước xương hoặc hạt nên rau củ, hạn chế việc sử dụng loại mắm, muối,...

Trẻ bị táo bón nên uống gì?

Khi trẻ táo bón  điều đầu tiên mẹ cần lưu ý là cần cho con uống đủ lượng nước cần thiết cho nhu cầu của cơ thể trẻ để quá trình chuyển hóa, trong đó có đào thải phân. 

Đối với trẻ đang ăn sữa mẹ thì mẹ nên tăng các cữ bú trong ngày cho bé, để hỗ trợ quá trình tiêu hóa diễn ra tốt hơn. 

Uống các loại sữa chua như sữa chua hy lạp, sữa chua uống,... có nhiều vi sinh vật có lợi cho hệ tiêu hóa của trẻ. 

 Trẻ bị táo bón cần bổ sung gì?

Cần bổ sung các loại vitamin và vi chất

Kẽm là một khoáng vi lượng, không thể thiếu trong quá trình phát triển của cơ thể. Kẽm bảo vệ hệ thống miễn nhiễm nhất là cơ quan sinh dục và tiền liệt tuyến. Vai trò kẽm rất cần thiết cho việc tổng hợp protein và hình thành collagen cho mọi tế bào, kể cả làm da và sắc đẹp để được trẻ lâu. Thiếu kẽm làm giảm tần suất hoạt động của nhu động ruột, gây táo bón ở trẻ. 

Sự thiếu hụt Vitamin B12 (hay cobalamin) là nguyên nhân ra gây ra các vấn đề về tiêu hóa như táo bón hoặc đầy hơi. Nếu không điều trị, thiếu hụt B12 có thể dẫn đến táo bón mãn tính, khó chịu ở dạ dày, đầy hơi, tiêu chảy và chán ăn.

Khi hàm lượng vitamin cơ thể bị thiếu hụt sẽ ảnh hưởng đến các chức năng của hệ tiêu hoá. Vì thế, mẹ nên bổ sung thêm các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin B12 để con mau hết táo bón.

Bổ sung lợi khuẩn 

Theo nghiên cứu, sự mất cân bằng hệ vi sinh  đường ruột là nguyên nhân chính dẫn đến táo bón ở trẻ. Có thể mẹ chưa biết, để hình thành nên khuôn phân cần có sự góp mặt của các lợi khuẩn tại ruột già như Bifidobacterium subsp. Lactis BB12®️ - chiếm 90% lợi khuẩn tại ruột già. Chủng vi khuẩn này khi được bổ sung một lượng vừa đủ sẽ giúp con đại tiền hơn. Đầu tiên, BB12®️ kết hợp với chất xơ để hình thành khuôn phân, làm xốp phân. Tiếp theo chúng làm tăng chất nhầy mucin ở đại tràng giúp quá trình vận chuyển phân diễn ra dễ dàng hơn, sau đó kích thích tăng nhu động ruột ruột để tống phân ra ngoài nhanh chóng mà không cần gắng sức rặn. 

Hiện nay, trên thị trường có một loại men vi sinh chứa chủng lợi khuẩn sống Bifidobacterium subsp. Lactis BB12®️ là IMIALE, cha mẹ nên tham khảo và bổ sung thêm cho con khi đang gặp tình trạng táo bón hoặc sự phòng chống táo bón. 

 

Các mẹ thân mến, chế độ ăn uống của trẻ trong những năm đầu đời luôn là vấn đề khiến cha mẹ đau đầu, đặc biệt là đối với những trẻ đang gặp tình trạng táo bón. Mong sao bài viết trẻ táo bón nên ăn bổ sung gì vào chế độ ăn uống ở trên có thể giúp các mẹ giải đáp được những băn khoăn về chế độ ăn của trẻ. Chúc các con nghe lời, mau hết táo bón.

 

Bài viết liên quan