NHỮNG HẬU QUẢ CỦA TÁO BÓN Ở TRẺ EM

Thu gọn
Mục lục

Táo bón là tình trạng rối loạn tiêu hóa thường gặp ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Theo thống kê, táo bón chiếm khoảng 3-5% nguyên nhân trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ đến khám tại các bệnh viện. Thực tế, táo bón không chỉ đem lại cảm giác khó chịu cho trẻ mà còn đem lại  những hệ lụy đến sức khỏe của trẻ. Cùng tìm hiểu những hậu quả của táo bón ở trẻ em ở dưới bài viết nhé !

Táo bón là gì?

Táo bón là hiện tượng đại tiện khó khăn do phân di chuyển chậm. Lí do là một phần nước trên phân đã bị hấp thụ khiến trở nên cứng rắn, khô và hình thành khối lớn hoặc dạng tròn nhỏ như phân dê. 

Biểu hiện của trẻ bị táo bón như thời gian đi vệ sinh lâu hơn, rặn nhiều gây đau rát hậu môn, nặng hơn là phân có dính máu khiến bé sợ hãi đi đại tiện.

Người ta thường chia táo bón thành 2 loại:

Táo bón cơ năng: Đây cũng là loại táo bón hay gặp ở trẻ sau sinh. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng táo bón cơ năng là do chế độ ăn chưa phù hợp và chế độ sinh hoạt, vận động chưa hợp lý như ăn ít chất xơ, lười tập thể dục, mải chơi quên đi vệ sinh, sợ bẩn, uống ít nước,..

Táo bón thực thể: Là dạng táo bón do các tổn thương hoặc chức năng của đường tiêu hoá bị ảnh hưởng như phình đại tràng bẩm sinh, đại tràng dài, nứt kẽ hậu môn,..

Dấu hiệu nhận biết táo bón ở trẻ

Mỗi một thay đổi của trẻ như muốn nói với cha mẹ về sự thay đổi trong cơ thể trẻ. Chính vì thế, để hiểu rõ được tình trạng sức khỏe của con mẹ cần nhìn vào những dấu hiệu thay đổi của cơ thể con. Vậy, những dấu hiệu nhận biết trẻ táo bón là gì?

Bé thường xuyên có cảm giác đầy hơi, bụng cứng mẹ sẽ thấy bụng trẻ sình lên, kèm cảm giác khó chịu dễ cáu gắt. 

Tần suất đi đại tiền giảm: mặc dù số lần đi đại tiện của trẻ ở từng giai đoạn là khác nhau, thế nhưng nếu trẻ có biểu hiện đi đại tiện ≤ 3 lần/ tuần kèm theo phân khô cứng, rặn đỏ mặt chứng tỏ là trẻ đang bị táo bón. 

Trẻ đau khi đi đại tiện: mẹ có thể dễ dàng nhận thấy, khi con đi đại tiện, thời gian kéo dài lâu hơn, con phải gắng sức đỏ mặt, toát mồ hôi khi đi vệ sinh. mẹ có thể hỏi con, bé cảm thấy đau hậu môn khi đi vệ sinh hay không?

Tình trạng phân của trẻ: phân của trẻ là dấu hiệu cảm báo rõ nhất tình trạng sức khỏe của con. Nếu mẹ nhìn thấy phân con lớn, khô hoặc vón cục nhỏ như phân dê hay phân lẫn chút máu tươi đều biểu hiện trẻ đang táo bón rất nặng, cần tìm biện pháp điều trị kịp thời. 

Trẻ tỏ vẻ sợ hãi khi đi vệ sinh: ngay cả đối với người lớn tình trạng táo bón cũng gây khó chịu đối với chúng ta. Ở cơ thể trẻ nhỏ thì các cơ quan chưa được phát triển hoàn thiện giống như người lớn, vì lẽ đó nên việc rặn khi đi vệ sinh cần tốn nhiều sức gây cảm giác sợ hãi với trẻ và hình thành nỗi sợ khi đi đại tiện hay thậm chí là ăn uống.

Những hệ lụy của táo bón 

Táo bón là hiện tượng rối loạn tiêu hóa thường gặp ở cơ thể người. Tuy nhiên nếu để tình trạng táo bón kéo dài mà không có biện pháp chữa trị kịp thời sẽ dẫn tới các bệnh lý nguy hiểm như:

Trẻ sợ không dám ăn gây biếng ăn, còi cọc.

Khi trẻ bị táo bón, phân tích trong đại tràng lâu ngày dẫn đến hấp thu ngược lại chất độc trong phân như amoniac, kim loại nặng … hấp thụ ngược lại vào máu gây nên có nguy cơ nhiễm độc mãn tính.

Phân ứ đọng tại đại tràng, tạo thành khối phân lớn chèn ép lên dây thần kinh, trẻ có hiện tượng trướng bụng, trẻ lười ăn, quấy khóc. Đây cũng chính là tác nhân khiến đại tràng phình to hay các bệnh lý khác như viêm ruột, nứt kẽ hậu môn,... 

Khi trẻ ngồi bô lâu cùng theo cơ chế rặn khiến cho trực tràng bị sa ra khỏi hậu môn. Gây ảnh hưởng đến sức khỏe sau này của trẻ cũng như khiến tình trạng táo bón khó điều trị hơn. 

Táo bón gây nứt kẽ hậu môn: đây cũng là một trong những biến chứng nghiêm trọng của táo bón. Khi trẻ dùng quá nhiều lực để rặn gây áp lực co dãn lớn đối với hậu môn khiến mạch máu bên ngoài dãn ra. Hậu quả để lại là, nứt kẽ hậu môn - tạo điều kiện cho sự xâm nhập của các vi khuẩn gây bệnh ảnh hưởng sức khỏe của trẻ. 

Trẻ táo bón thường được phụ huynh sử dụng thụt tháo quá nhiều gây mất phản xạ cơ tròn tạo ra nhu động ruột tống phân ra ngoài. 

Ngoài ra, táo bón kéo dài là môi trường cho sự phát triển của giun, sán .

Các mẹo kích thích trẻ đi đại tiện dễ dàng

- Mật ong:

Mẹ có thể lấy một ít mật ong, bôi vào đầu tăm bông mềm hoặc cọng hành nhỏ rửa sạch hay cọng rau mồng tơi rồi ngoáy sâu khoảng 1cm vào hậu môn bé và cả phía bên ngoài. Chỉ sau 5-10 phút, trẻ sẽ đi tiêu dễ dàng.

Độ tuổi áp dụng: trẻ sơ sinh từ 1 tháng tuổi

- Rau mồng tơi:

️Lấy một cọng mồng tơi rửa sạch, tước vỏ ngoài của cuống rồi lấy cuống đó ngoáy hậu môn trẻ 3-4 cái. Chỉ sau 5-10 phút, trẻ sẽ đi tiêu dễ dàng. 

Độ tuổi áp dụng: Trẻ sơ sinh từ 1 tháng tuổi.

- Ăn khoai lang chấm mật mía.

Với trẻ trên 12 tháng đã ăn được mật ong, mật mía, mẹ có thể áp dụng mẹo trên. Mẹ ra chợ chọn mua một củ khoai lang tươi, vỏ không bị sần, không có lỗ thâm, mọc mầm, về rửa sạch rồi luộc cho bé ăn nóng chấm mật mía. Với trẻ chưa biết nhai, mẹ có thể giúp con nghiền nhuyễn rồi trộn mật cho con.

Lời khuyên dành cho cha mẹ có con bị táo bón.

Theo thống kê, táo bón là một trong 10 nguyên nhân chính khiến cha mẹ cho con đi khám tại các phòng khám và bệnh viện. Nhưng khi được thăm khám thì tình trạng táo bón của trẻ đã trở nên nặng nề, khó điều trị hơn. Vậy, cha mẹ  nên làm gì khi trẻ táo bón. Dưới đây là một số lời khuyên dành cho cha mẹ khi con bị táo bón: 

Đối với trẻ đang bú mẹ, mẹ nên tăng các các cữ bú trong ngày cho trẻ. 

Đối với trẻ uống sữa công thức, cha mẹ nên pha sữa theo đúng tỷ lệ của nhà sản xuất. Phụ huynh nhiều khi thương con, muốn con mau lớn nên thường pha sữa nhiều hơn liều lượng được hướng dẫn của nhà sản xuất. Thế nhưng, sữa công thức có phân tử lớn hơn sữa mẹ , mật độ quá lớn khiến cho  hệ tiêu hóa khó có thể tiêu hóa được, lâu dần gây mất cân bằng hệ vi sinh và táo bón ở trẻ.  

Với trẻ bú ngoài: Nếu trẻ có bú sữa ngoài cần chọn cho trẻ loại sữa có bổ sung thêm chất xơ. - Trường hợp với trẻ nhỏ, mẹ có thể tác động bên ngoài bằng cách xoa bụng cho trẻ theo khung đại tràng từ phải sang trái ngày 2-3 lần vào khoảng giữa 2 bữa ăn để kích thích làm tăng nhu động ruột.

Cho trẻ uống đủ nước theo nhu cầu cơ thể của trẻ. 

Đảm bảo cho trẻ có chế độ ăn uống hợp lý, mẹ nên giữ chế độ sinh hoạt khoa học cho con: ăn uống đủ bữa, nên chọn thời điểm bữa ăn cân đối, các món ăn phải đầy đủ các nhóm chất chất xơ, protein, tinh bột. 

Với những bé đến thời điểm ăn dặm thì cần bổ sung nhiều rau xanh và quả chín vào thực đơn của trẻ. Bố mẹ cần lựa chọn các thực phẩm có tính chất nhuận tràng như: rau khoai lang, đu đủ, chuối tiêu, mồng tơi, cam,.. Đồng thời tập cho bé thói quen ăn rau củ quả ngay từ khi còn nhỏ để duy trì sức khoẻ hệ tiêu hoá.

Không nên cho bé ăn nhiều các loại hoa quả có vị chát như ổi, hồng xiêm, ăn nhiều bánh kẹo ngọt, uống nước có gas, cà phê…

Ăn đủ bữa, đủ chất, đúng giờ, ngủ đủ giấc và hạn chế căng thẳng.

Ngoài ra, cần tăng cường vận động cơ thể, tập luyện các môn thể thao phù hợp với thể trạng, sở thích như cho trẻ chạy nhảy nô đùa, tập thể dục, thể thao thường xuyên.

Bên cạnh đó, người bệnh không nên nhịn đi vệ sinh khi có dấu hiệu muốn đi đại tiện. Táo bón sẽ còn là nỗi lo lắng một khi sức khoẻ của hệ tiêu hoá ổn định và hoạt động hiệu quả.

Tạo thói quen đi vệ sinh đúng giờ cho trẻ, mẹ có thể cho trẻ đi vệ sinh vào sáng sớm hoặc sau khi ăn bữa tối. 

Mẹ thêm bổ sung các men sinh và lợi khuẩn cho trẻ. Các lợi khuẩn trong ruột già có chức năng hỗ trợ hình thành khuôn phân mềm cũng như tăng chất nhầy mucin từ đó tạo ra các nhu động ruột giúp việc đi đại tiện dễ dàng hơn rất nhiều.

Khi trẻ táo bón, những hại khuẩn tại ruột già phát triển sinh sôi, làm mất cân bằng hệ vi sinh khiến cho các lợi khuẩn không thể đảm bảo hết các chức năng của mình. Vì thế, việc bổ sung men vi sinh cho trẻ gặp các vấn đề về đường tiêu hóa là điều hết sức cần thiết.

Lợi khuẩn Bifidobacterium supsb.Lactic  trong IMIALE chiếm 90% lợi khuẩn sống tại đường ruột. Lợi khuẩn sống trong Imiale cho tỷ lệ bám đích cao hơn 30 lần so với các bào tử lợi khuẩn khác. Chính vì thế khi bổ sung  Imiale tình trạng táo bón sẽ được cải thiện nhanh chóng. 

Táo bón không phải là một chứng bệnh khó chữa nhưng hậu quả của táo bón gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Làm mẹ, ai cũng mong con mình có điều kiện phát triển tốt nhất. Mẹ luôn mong con lớn khôn, khỏe mạnh, chính vì thế mẹ luôn tìm mọi cách để con có điều kiện phát triển tốt nhất. Chúc các mẹ luôn khỏe mạnh, con nghe lời.

 

Bài viết liên quan