Trẻ bị táo bón, luôn là nỗi bận tâm của nhiều bậc phụ huynh. Trên thực tế, hàng năm có rất nhiều trẻ em gặp phải tình trạng này. Vào thời điểm bé bị táo bón thì cha mẹ có thể thực hiện những thay đổi nhỏ trong khẩu phần ăn cũng như chế độ sinh hoạt hàng ngày để giảm bớt các triệu chứng khó chịu cho bé. Bài viết hôm nay sẽ mách cho phụ huynh các mẹo nhỏ nhằm hỗ trợ trị chứng táo bón cho bé!
Táo bón là gì?
Táo bón một hội chứng thường gặp ở các người lớn và trẻ em. Táo bón gây cảm giác khó chịu cho trẻ, nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra các hệ lụy không mong muốn như sa trực tràng, trĩ, nứt kẽ hậu môn,...
Táo bón làm giảm tần suất đi đại tiện của trẻ ≤ 3 lần/tuần, kèm theo đi ngoài phân khô cứng, buồn đi mà không đi được, phải rặn mạnh.
Đây là một hiện tượng thường thấy ở trẻ em, chiếm khoảng 3-5% trẻ đến khám tại bác sĩ nhi khoa và 35 % trẻ đến khám ở các Bác sĩ nhi khoa tiêu hoá. Phần lớn trẻ ở giai đoạn sơ sinh mắc táo bón dạng cơ năng đến 90-95%.
Chế độ ăn uống thiếu chất xơ: Theo Hiệp Hội Dinh Dưỡng Mỹ nên ăn khoảng 20 đến 35 gram chất xơ mỗi ngày. Cung cấp đủ lượng chất xơ mỗi ngày bằng cách bổ sung thêm rau xanh, hoa quả vào khẩu phần ăn cho con.
Có nhiều nguyên nhân gây tình trạng táo bón ở trẻ: như thay đổi chế độ ăn, do thói quen sinh hoạt, do trẻ mải chơi game chỉ nằm trong nhà mà không vận động hoặc do ăn những món khó hấp thu,...
Những mẹo trị táo bón cho trẻ
Khi bé bắt đầu chuyển sang chế độ ăn từ bú sữa mẹ sang ăn sữa công thức hay ăn dặm, từ ăn dặm sang thức ăn thô,... Thời điểm này trẻ dễ bị táo bón nhất, vì thế cần bổ sung thêm những món chứa chất xơ tự nhiên như rau xanh, các loại củ, ngũ cốc.
Nhưng cũng nên tránh không cung cấp quá nhiều chất xơ trong bữa ăn của trẻ, bé cần được bổ sung nhiều dưỡng chất khác chứ không chỉ đơn thuần là chất xơ.
Khi bé “kén cá chọn canh”
Nhiều bé rất khó tính trong việc ăn uống từ khi tuổi còn nhỏ, vì gia đình ít con, bé còn nhỏ tuổi nên các bậc phụ huynh luôn chiều theo ý con. Do công việc cha mẹ quá bận rộn, thường xuyên cho trẻ uống nước trái cây đóng hộp hoặc bánh mì, ngũ cốc,.. thay vì các loại trái cây tự nhiên nhiều chất xơ.
Thực tế, những trẻ không thích ăn rau xanh, trẻ sẽ dễ bị táo bón. Và đến khi triệu chứng đã trở nên rõ rệt hơn thì cha mẹ mới phát hiện ra. Trong dân gian có một mẹo rất hay nhằm cải thiện tình trạng táo bón của trẻ như:
- Thêm chất xơ tự nhiên vào bữa ăn của trẻ bằng những món rau trộn trái cây và có thể cho trẻ ăn những món ngũ cốc trẻ thích nhưng cần là loại ngũ cốc nguyên hạt.
- Làm món bánh nướng cho bé, thay vì cho nho khô, bạn có thể cho mận khô hoặc cho trẻ ăn món sữa chua trộn trái cây tươi và tất nhiên có cả mận tươi (mận được coi là loại thực phẩm giúp nhuận tràng).
- Đối với những trẻ quá kén trong việc đi vệ sinh, chỉ đi bô hoặc chỉ đi vệ sinh tại nhà: bạn cần tập cho trẻ thói quen đi vệ sinh đúng giờ để tạo thói quen đi vệ sinh cho trẻ. Điều này giúp cho quá trình hoạt động của bộ máy tiêu hóa, ruột non, ruột già được vận hành tốt, tránh tình trạng “tắc nghẽn” gây khó chịu cho trẻ.
Giảm ăn vặt trong ngày
Ngày nay, khi điều kiện kinh tế phát triển, cha mẹ có xu hướng chiều trẻ hơn, vì thế trẻ được thỏa thích ăn những món ăn vặt mỗi ngày. Ở thời điểm này, việc cung cấp đầy đủ lượng chất xơ cho cơ thể mỗi ngày vẫn cần được chú ý. Trong độ tuổi từ 4 – 8 tuổi, trẻ cần 25g chất xơ mỗi ngày. Những bữa ăn nhẹ hoặc ăn xế ở trường cần được bổ sung nhiều thực phẩm tốt cho tiêu hóa như trái cây,sữa chua; nên giảm thiểu ăn các loại đồ ăn vặt như snack, bánh mì.
Khuyến khích và cho trẻ vận động nhiều hơn
Hãy vận động khuyến khích trẻ vận động, chơi đùa và tập thể thao cũng là cách giúp "đánh đuổi" chứng táo bón.
Hiện nay rất nhiều trẻ em thay vì vận động cơ thể bằng nhiều trò chơi thì chúng thường dành nhiều thời gian ở trong nhà, ngồi trước tivi để xem phim hoạt hình hoặc chơi game điện tử.
Theo nghiên cứu, sau giờ học căng thẳng cha mẹ nên khuyến khích trẻ chơi trò chơi kết hợp với thể thao như đi xe đạp, đá bóng, đi bộ hoặc đơn giản là nhảy dây.
Tập cho trẻ thói quen uống nhiều nước, có thể là nước lọc hoặc một ít nước trái cây tươi để xua tan cơn khát sau khi trẻ vừa vận động, vừa hỗ trợ điều trị chứng táo bón.
Đối với trẻ nhỏ, mẹ có thể cho trẻ nằm và vận động bằng phương pháp đạp xe đạp tại chỗ.
Phương pháp hỗ trợ từ bên ngoài dành cho trẻ dưới 1 tuổi
Đối với những bé còn đang bú mẹ, khi con táo bón, mẹ nên ăn nhiều thực phẩm chứa nhiều chất xơ hơn và tăng các cữ bú lên. Điều này cũng giúp cho quá trình táo bón sớm được cải thiện hơn. Ngoài ra, còn một số phương pháp dân gian truyền miệng khác như:
Dùng cọng mồng tơi non, nhiều nhớt ngoáy 5-7s ở hậu môn của trẻ để kích thích cơ tròn tống phân ra ngoài.
Dùng tăm bông thấm với mật ong bôi bên ngoài hậu môn, làm tăng độ nhớt của phân và tăng áp lực hậu môn, làm cho quá trình thải phân dễ dàng hơn. Mật ong vừa có tính bôi trơn và sát khuẩn rất phù hợp để sử dụng cho trẻ ở lứa tuổi này.
Cho trẻ tắm bằng nước ấm hoặc chườm khăn ấm ở bụng trẻ để vận chuyển chất dễ dàng hơn.
Phương pháp massage
Cởi bỏ các loại tã, bỉm để vùng bụng của bé thông thoáng tự nhiên. Lót 2-3 tấm tã/giấy lót ở chỗ bé nằm cho sạch sẽ. Chú ý giữ cho phòng ấm, không có gió lùa.
Dùng ngón trỏ và ngón giữa để mát-xa vùng quanh rốn theo chiều kim đồng hồ; sau đó mở rộng vùng mát-xa ra phía thành bụng.
Dùng cả bàn tay mát-xa toàn vùng bụng theo chiều từ trái qua phải.
Nhẹ nhàng cầm 2 bắp chân bé, cho chân trái và chân phải LẦN LƯỢT chuyển động lên-xuống, sao cho khi đưa chân lên thì đầu gối chạm vào bụng. Nếu làm đúng thì trông bé sẽ giống như đang đạp 1 chiếc xe đạp vô hình vậy.
Cho bé tắm/ngâm mình trong chậu nước ấm. Sau khi tắm có thể mát-xa 1 lần nữa theo các bước từ 1-4.
Lưu ý về cách trị táo bón ở trẻ
Khi tình trạng táo bón xảy ra liên tục từ 2-3 tuần hoặc kéo dài mà không có dấu hiệu thuyên giảm thì bố mẹ cần đưa con đi khám ngày. Không được tự ý mua và cho con uống thuốc nhuận tràng mà không có sự thăm khám và hướng dẫn từ các y bác sĩ.
Không nên thay đổi đột ngột chế độ ăn của trẻ sang thức ăn cứng ngay, đó là một trong những nguyên nhân khiến trẻ dễ bị táo bón do ruột chưa được làm quen với việc tiêu hóa thức ăn cứng. Bạn cần tham khảo những công thức nấu món ăn cứng cho bé và cần thay đổi thói quen ăn uống của trẻ từ từ, cơ thể bé cần thời gian để thích ứng.
Có thể, thay thế lượng nước uống hằng ngày cho trẻ bằng các loại trái cây, rau củ ép hoặc sinh tố trái cây.
Mẹ có thể áp dụng các phương pháp này cũng một thời gian để mau chóng điều trị táo bón cũng như đạt hiệu quả cao nhất. Đối với những phương pháp này mẹ hoàn toàn có thể áp dụng để dự phòng chứng táo bón cho trẻ. Bởi lẽ, đây là lối sống hết sức lành mạnh, không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.
Bổ sung thêm men vi sinh - lợi khuẩn tại ruột già cho trẻ, men vi sinh không phải là thuốc, khi sử dụng thời xuyên giúp ổn định đường ruột, tăng sức đề kháng cho trẻ. Những lợi khuẩn sống tại ruột già cùng với chất xơ giúp hình thành khuôn phân mềm và xốp cho quá trình vận chuyển đến đoạn cuối ruột già diễn ra nhanh chóng hơn. Ngoài ra, các lợi khuẩn này kích thích nhu động ruột, tăng chất nhày mucin tại ruột già, hỗ trợ việc đại tiện dễ dàng hơn.
Người dân Việt Nam luôn tự hào vì có lịch sử lâu đời, với hàng nghìn bài thuốc và các mẹo dân gian hay được ông cha truyền thụ lại. Ngày nay, dẫu cho nền y học phát triển những những phương pháp được truyền thừa lại từ xa xưa vẫn được nhiều người áp dụng và thành công. Bài viết trên đây mách mẹ một số cách trị táo bón cho trẻ theo dân gian, chúc các mẹ áp dụng và thành công.