LỰA CHỌN THUỐC TRỊ TÁO BÓN CHO TRẺ

Thu gọn
Mục lục

Táo bón là hội chứng thường gặp ở cả người lớn và trẻ em, theo thống kê khoảng rằng 14% dân số thế giới bị táo bón mãn tính. Ở trẻ nhỏ, tình trạng táo bón gây ảnh hưởng đến chất lượng sống của trẻ, trẻ cảm thấy khó chịu, ám ảnh việc đi vệ sinh, sợ ăn,...

Vậy cha mẹ cần làm gì để cải thiện tình trạng táo bón ở trẻ? Có thuốc trị táo bón cho trẻ không? Cùng tìm câu trả lời ở bài biết dưới nhé! 

Táo bón là gì?

Có nhiều người thường nhầm lẫn rằng, táo bón là một loại bệnh lý, thực tế trong y học táo bón được công nhận là một hội chứng, không phải một bệnh. Táo bón được định nghĩa là rối loạn cảm giác đại tiện, phân trở nên rắn, khô, số lần đại tiện ≤3 lần/ tuần.

Khi con đi đại tiện mẹ để ý thấy khuân phân trẻ to hơn bình thường, khô, cứng hoặc phân của trẻ vón cục nhỏ, khô cứng, nổi trên bề mặt nước.

Táo bón kéo dài gây ảnh hưởng đến tâm lý và sức khỏe của trẻ. Trẻ ám ảnh, sợ hãi mỗi lần đi vệ sinh, thậm chí có thể dẫn đến sa trực tràng, nứt kẽ hậu môn ở trẻ nhỏ. 

Nguyên nhân gây táo bón ở trẻ em.

Táo bón là tình trạng chất thải (hay phân) di chuyển quá chậm qua đường tiêu hóa hoặc không thể được loại bỏ ( tống ra) khỏi trực tràng, nước bị hấp thu ngược lại, điều này có thể khiến phân trở nên cứng và khô. Có nhiều nguyên nhân gây táo bón ở trẻ:

Do yếu tố tâm lý 

Thay đổi thói quen sinh hoạt khi đi du lịch dẫn đến táo bón.

Do trẻ mới đi nhà trẻ, tâm lý sợ bẩn không dám đi nhà vệ sinh chúng, nhịn đại tiện lâu gây táo bón.

Do chế độ dinh dưỡng

  • Trẻ ăn quá nhiều tinh bột hoặc đường khiến cho cơ thể không thể chuyên hóa. 
  • Chế độ ăn quá ít chất xơ, ảnh hưởng đến quá trình hình thành khuôn phân, phân không có độ mềm xốp của chất xơ gây khô cứng. 
  • Mẹ cho con ăn sữa công thức quá sớm: Sữa công thức có phân tử lớn kết hợp với việc bạn pha sữa không đúng theo hướng dẫn khiến cho trẻ khó hấp thu hơn. 

Do mắc hội chứng kích thích ruột

Sự tắc nghẽn trong ruột kết hoặc trực tràng có thể làm chậm hoặc ngừng chuyển động của phân. Nguyên nhân bao gồm:

  • Vết rách nhỏ ở da xung quanh hậu môn (nứt kẽ hậu môn)
  • Tắc ruột 
  • Ung thư ruột kết, ung thực trực tràng
  • Hẹp ruột kết (thắt ruột)
  • Do đại tràng bị chèn ép
  • Trực tràng phình ra qua thành sau của âm đạo (trực tràng)

Vấn đề với các dây thần kinh xung quanh đại tràng và trực tràng

Các vấn đề về thần kinh có thể ảnh hưởng đến các dây thần kinh khiến các cơ ở đại tràng và trực tràng co lại và di chuyển phân qua ruột như 

  • Tổn thương các dây thần kinh kiểm soát các chức năng cơ thể (bệnh thần kinh tự chủ)
  • Bệnh đa xơ cứng
  • Bệnh Parkinson

Khó khăn với các cơ liên quan đến quá trình đào thải

Các vấn đề với các cơ vùng chậu liên quan đến việc đi tiêu có thể gây ra táo bón mãn tính. Những vấn đề này có thể bao gồm:

  • Không có khả năng thư giãn các cơ vùng chậu để cho phép đi tiêu (anismus)
  • Các cơ vùng chậu không phối hợp thư giãn và co lại một cách chính xác (chứng dyssynergia)
  • Cơ xương chậu yếu

Biện pháp điều trị táo bón không dùng thuốc 

Trong dân gian, có nhiều mẹo điều trị táo bón cho trẻ. Tùy từng lứa tuổi khác nhau, thể trạng khác nhau mà mẹ có thể sử dụng để cải thiện tình trạng táo bón ở trẻ. 

  • Đối với trẻ dưới 1 tuổi.

Mỗi sáng, hoặc trước khi tắm, mẹ dùng khăn ấm hoặc túi sưởi chườm lên bụng trẻ vừa giúp lưu thông khí huyết, vừa hỗ trợ tình trạng táo bón của trẻ. 

Mỗi ngày, mẹ nên bỏ ra 10-15 phút co duỗi chân cho bé.

Mẹ có thể dùng ngọn mồng tơi non, ngoáy phần bên ngoài hậu môn để kích thích cơ tròn tống phân ra ngoài. 

Sử dụng mật ong: mẹ nhúng đầu tăm bông vào mật ong, sau đó nhẹ nhàng ngoáy phần bên ngoài hậu môn. Đường  trong mật ong sẽ khiến phân mềm ra, trẻ dễ đi đại tiện hơn.   

  • Đối với trẻ trên 1 tuổi 

Một trong những phương pháp hỗ trợ táo bón được áp dụng nhiều nhất là massage bụng cho trẻ, kích thích tống phân xuống đại trạng nhờ tác dụng ngoại lực, tạo cảm giác dễ chịu cho con (như hình)

Khuyến khích trẻ tập thể dục: chạy nhảy, đạp xe đạp, bơi lội,...

Các nhóm thuốc điều trị táo bón

Bạn có thể sử dụng một trong số các biện pháp dưới đây nhằm can thiệp bằng dược lý nếu muốn giảm đau tức thì. 

Tùy theo độ tuổi của trẻ mà cân nhắc các dạng bào chế, sự tiện lợi, thời gian để đạt được hiệu quả mong muốn.

Thuốc nhuận tràng làm tăng khối lượng phân

Thuốc nhuận tràng nên được lựa chọn dựa trên độ tuổi và tình trạng sức khỏe của trẻ và dược tính của sản phẩm. 

Lựa chọn sản phẩm dựa trên nguyên nhân gây ra táo bón. Các tác nhân được phân loại theo cơ chế hoạt động và bao gồm chất tạo khối, chất hút ẩm, chất làm mềm, chất bôi trơn, nước muối và chất kích thích.

Thời gian thông thường để bắt đầu tác dụng đối với thuốc nhuận tràng dạng khối là 12 đến 24 giờ, nhưng thời gian bắt đầu có tác dụng có thể chậm đến 72 giờ.

Trên thị trường phổ biến các loại thuốc nhuận tràng có thể kể đến như Ovalax, Bisacodyl, Sorbitol,..

Lưu ý khi sử dụng:

Chỉ sử dụng khi không thể tăng khẩu phần chất xơ trong bữa ăn. 

Tác dụng giữ nước lại làm tăng khối lượng phân.

Thuốc có thể gây đầy hơi, chướng bụng. 

Cần phải uống đủ lượng nước theo nhu cầu cơ thể. 

Có nguy cơ cao chuyển từ táo bón sang tiêu chảy. 

Thuốc nhuận tràng nhóm bôi trơn như dầu paraphin

Là hỗn hợp hidrocacbon no, lỏng, có nguồn gốc từ dầu lửa, có tác dụng như một chất làm trơn, làm mềm phân, làm chậm sự hấp thu nước nên được dùng làm thuốc nhuận tràng.

Chống chỉ định 

Không được dùng parafin lỏng nếu có bất cứ dấu hiệu nhạy cảm với thuốc.

Không dùng thuốc khi đang có tình trạng đau bụng, buồn nôn, nôn.

Thuốc chống chỉ định dùng cho trẻ em dưới 6 tuổi qua đường uống.

Glycerin đặt hậu môn

Thuốc nhuận tràng giúp thúc đẩy bài tiết bilirubin bằng cách làm giảm tuần hoàn ruột - gan, giảm thời gian vận chuyển ở đường tiêu hóa và kích thích tống phân. 

Chống chỉ định 

  • Không sử dụng cho trẻ mất nước nghiêm trọng 
  • Sau khi sử dụng có thể  gây phù phổi, mất nước, khó tiểu tiện. 

Thụt hậu môn 

Một số loại thụt hậu môn thường được sử dụng trị táo bón cho trẻ như  Clisma – Lax, Microclismi, Stiprol,..

Thụt hậu môn được coi là một biện pháp điều trị táo bón khá an toàn.  Tuy nhiên, phương pháp này chỉ nên được sử dụng khi những phương pháp khác không đem lại bất kỳ hiệu quả tích cực nào và trước khi sử dụng, bạn vẫn nên hỏi ý kiến bác sĩ. Bởi sử dụng thuốc thụt cho bé có thể gây ra những vấn đề sau:

  • Gây cảm giác bỏng rát và tổn thương thành hậu môn do hậu môn của bé vẫn còn rất non nớt
  • Mất phản xạ đi vệ sinh tự nhiên
  • Chảy máu hậu môn
  • Phụ thuộc vào thuốc

Bổ sung men vi sinh

Ngày nay, khi xã hội càng phát triển, cha mẹ thông thái có xu hướng sử dụng các loại men vi sinh  dự phòng và điều trị táo bón thay vì điều trị nội ngoại khoa hay sử dụng thuốc nhiều tác dụng phụ. Các loại men vi sinh không phải là thuốc điều trị, chúng là những chủng lợi khuẩn được bào chế dưới dạng lợi khuẩn sống hoặc bào tử lợi khuẩn.  

Imiale chứa chủng lợi khuẩn sống Bifidobacterium subsp. Lactic BB12, đây được coi là chủng lợi khuẩn tại ruột già. Tại ruột già lợi khuẩn BB12 cùng với chất xơ hình thành khuôn phân mềm và xốp, ngoài ra chủng lợi khuẩn này làm tăng nhu động ruột để kích thích phản xạ tống phân ra ngoài được dễ dàng hơn. 

Một điểm ưu việt của Imiale là được sản xuất bằng công nghệ bao kép Cryoprotectants, giúp tăng tỷ lệ bám dính lên 30 lần  so với bào tử lợi khuẩn thông thường. 

Lợi khuẩn sống không những rất lành tính, không gây tác dụng phụ với cơ thể mà còn kích thích trẻ thèm ăn, ăn ngon miệng hơn cũng như hấp thụ dưỡng chất hiệu quả hơn.

Chính vì thế mà men vi sinh đặc biệt là Imiale luôn được coi là sự lựa chon hàng đầu cho các bé gặp tình trạng táo bón: vừa an toàn, lành tính, lại nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe. 

 

Người ta nói, sức khỏe đường tiêu hóa trong những năm đầu đời quyết định cho trẻ một cơ thể khỏe mạnh. Mong sao qua bài viết thuốc trị táo bón cho trẻ trên, có thể giúp các bậc phụ huynh tìm ra điều phương pháp điều trị táo bón cho trẻ an toàn, hiệu quả nhất. Chúc các mẹ khỏe mạnh, con yêu nghe lời.

 

Bài viết liên quan