Phân sống ở trẻ sơ sinh

Thu gọn
Mục lục

Trẻ sơ sinh đi ngoài ra phân sống khiến các bậc phụ huynh hết sức lo lắng do hiện tượng này là một trong những nguyên nhân khiến các bé chậm tăng cân. Vậy mẹ nên làm gì khi bé có hiện tượng đi ngoài phân sống? 

Phân sống của trẻ sơ sinh là gì?

Phân sống ở trẻ sơ sinh là tình trạng thức ăn không được tiêu hóa triệt để và đào thải trực tiếp ra ngoài theo phân. Bên cạnh những chất cặn bã, chất xơ không thể tiêu hóa, trẻ còn giảm khả năng hấp thụ đường, đạm, chất béo, … Phân trẻ vì thế có nhiều hạt lợn cợn, chất nhầy, đôi khi cả những sợi thức ăn, rau củ còn nguyên hình thái. Phân sống tuy không gây nguy hiểm khẩn cấp đến sức khỏe và tính mạng của trẻ nhỏ, nhưng đây là vấn đề rối loạn cần được xử lý kịp thời, tránh ảnh hưởng đến sự phát triển lâu dài do giảm hấp thu dưỡng chất.

Nguyên nhân trẻ sơ sinh đi phân sống

Phân sống ở trẻ sơ sinh đang ở độ tuổi ăn dặm sẽ có hiện tượng phân lổn nhổn thức ăn chưa tiêu hóa được. Đây hoàn toàn là điều bình thường bởi hệ tiêu hóa của trẻ giai đoạn sơ sinh còn chưa hoàn thiện. Trẻ đang tập quen dần với thức ăn thô thay vì sữa. Vì thế phân trẻ sẽ dần ổn định sau 1 thời gian ăn uống. Tuy nhiên, nếu bé cảm thấy khó chịu, quấy khóc hay trẻ đi phân sống kéo dài hơn bình thường thì mẹ cần xem lại đó có thể không còn là hiện tượng sinh lý nữa.

Đa phần nguyên nhân của hiện tượng trẻ đi phân sống là do:

+ Chế độ ăn chưa khoa học, dư thừa nhiều chất khiến con không tiêu hóa nổi

+ Thay đổi môi trường, giờ giấc ăn uống ví dụ như trẻ bắt đầu đi mẫu giáo với chế độ ăn khác ở nhà

+ Giờ giấc ăn không hợp lý, mỗi bữa ăn cách nhau quá gần, trẻ ăn muộn, ăn xong đi ngủ luôn.

+ Trẻ phải dùng thuốc kháng sinh kéo dài làm mất vi khuẩn có lợi đường ruột

+ Môi trường không hợp vệ sinh, trẻ mắc giun sán

Đầu tiên khi thấy trẻ đi ngoài phân sống - nghĩa là trẻ ăn gì thì đi nguyên cả thức ăn đó, cha mẹ cần phải xem lại cách chế biến bữa ăn đã phù hợp theo lứa tuổi của bé chưa. Một điều quan trọng mà ít bà mẹ chú ý là việc cho trẻ ăn bột sớm, do chất bột không tiêu hóa hết nên rất dễ gây phân sống. Tinh bột được tiêu hóa nhờ men amylaza và ptyalin ở nước bọt, tuy nhiên nước bọt phải đến 6 tháng tuổi trẻ mới tiết ra nhiều.

Chế độ ăn uống không khoa học, thiếu cân bằng chất dinh dưỡng, dư thừa nhiều chất cũng là một nguyên nhân đi ngoài phân sống. Các bà mẹ thường cho con ăn nhiều chất đạm, chất béo... để con lớn nhanh. Tuy nhiên, chế độ ăn không cân bằng giữa các nhóm chất dinh dưỡng: chất đạm, đường, chất béo, chất xơ, vitamin và khoáng chất, giúp hệ tiêu hóa hoạt động ổn định. Nếu chế độ ăn của con có quá nhiều chất đạm, dư thừa chất béo hoặc quá ít rau củ quả có thể dẫn đến rối loạn tiêu hóa do không hấp thụ hết được dẫn đến việc trẻ đi ngoài phân sống.

Việc dùng thuốc kháng sinh liên tục cũng khiến hệ tiêu hóa của trẻ bị tổn thương. Kháng sinh tiêu diệt các vi khuẩn có hại lẫn những lợi khuẩn trong đường ruột, làm giảm khả năng hấp thu dưỡng chất của đường ruột, dẫn đến tình trạng trẻ đi ngoài phân sống, hậu quả là trẻ chậm tăng cân, còi xương, suy dinh dưỡng.

Môi trường sống không đảm bảo vệ sinh cũng là nguyên nhân khiến hệ miễn dịch của bé giảm công suất hoạt động, suy giảm khả năng chống đỡ bệnh tật, khiến trẻ dễ nhiễm vi khuẩn, virus, ốm và phải dùng thuốc kháng sinh để điều trị. Từ đó, khiến hệ tiêu hóa của bé bị tổn thương và mắc phải các hiện tượng đi ngoài phân sống, chậm tăng cân.

Hiện tượng phân sống ở trẻ sơ sinh

Khi bé đi ngoài phân sống, có một số dấu hiệu rõ rệt mà mẹ có thể nhận biết như:

- Phân có lúc rắn, lúc sền sệt hoặc nước riêng, phân riêng.

- Trong phân có hạt lợn cợn sẽ có chất nhầy hoặc những thực phẩm chưa tiêu hóa được.

- Phân có màu vàng ngả qua xanh trông giống như màu dưa cải.

Rất nhiều mẹ thường không phân biệt được “trẻ đi phân sống” khác với “trẻ bị tiêu chảy” thế nào. Vậy nên thường nghĩ rằng con bị tiêu chảy và vội cho con uống thuốc hoặc dùng mẹo để trị bệnh. Trong khi trên thực tế, tình trạng bé đi phân sống chưa cần phải cần uống và nên để cho đường ruột của trẻ tự miễn dịch, thích ứng với các tác động bất lợi.

Trẻ sơ sinh đi phân sống có nguy hiểm không?

Thông thường, tình trạng phân sống ở trẻ sơ sinh không đáng lo ngại khi:

  • Phân rắn và lợn cợn
  • Bé đi ngoài phân sống không kéo dài quá lâu (1 – 3 lần)

Nếu rơi vào trường hợp này, chỉ cần duy trì chế độ dinh dưỡng và chăm sóc phù hợp, cơ thể bé sự tự đào thải độc tố cùng các chất dư thừa ra ngoài cơ thể và sớm phục hồi lại sức khỏe.

Ngoài ra, với bé bú sữa mẹ hoàn toàn trong 3 tháng đầu khi sinh, dù xảy ra tình trạng đi ngoài phân sống ở trẻ nhưng vẫn tăng cân đều, ổn định, cha mẹ cũng không nên quá lo lắng. Bé có thể đi ngoài tới 4 hoặc 5 lần/ngày nhưng nó cũng sẽ sớm biến mất trong khoảng 2 – 3 tháng sau đó.

Một vài trường hợp bé đi ngoài phân sống cũng có thể là do không hợp với sữa công thức cũng không cần phải quá mức lo ngại. Cha mẹ chỉ cần thay đổi sang loại khác là hiện tượng đi ngoài cũng sẽ dần cải thiện.

Tuy nhiên, cha mẹ cũng không nên vì thế mà chủ quan. Bởi tình trạng phân sống ở trẻ sơ sinh cũng tiềm ẩn rất nhiều nguy hại tới sức khỏe. Bởi đó có thể là biểu hiện của bệnh rối loạn tiêu hóa.

Tuy nhiên, một số trường hợp mẹ cần lưu ý và đưa con đến khám tại các cơ sở y tế uy tín, nếu trẻ đi ngoài phân sống có những biểu hiện:

+ Nếu trẻ đi ngoài phân sống có những biểu hiện thiếu nước. Khi này mẹ cần bù nước và các chất điện giải cho trẻ, đồng thời theo dõi các biểu hiện để kịp thời xử lý.  Đặc biệt, khi trẻ đi ngoài phân sống hơn 10 lần mỗi ngày, mẹ cần nghĩ ngay đến trẻ bị tiêu chảy cấp.

+ Phân có lẫn máu tươi, nhiều nước, kèm theo trẻ ăn uống kém

Cách chữa phân sống ở trẻ sơ sinh

Hiện tượng đi phân sống nếu không điều trị dứt điểm sẽ ảnh hưởng đến khả năng phát triển của bé, gây mệt mỏi, chán ăn, hấp thu kém, còi cọc, chậm lớn. Khi con có hiện tượng đi ngoài phân sống, đầu tiên mẹ nên cho con đến bệnh viện khám và làm xét nghiệm xem con mình có thật sự đi ngoài phân sống hay không. Đây cũng là cách xác định chính xác nhất nguyên nhân gây ra hiện tượng đi ngoài của bé. 

Tiếp theo, dựa theo kết quả xét nghiệm, đơn thuốc và sự tư vấn của bác sỹ, mẹ sẽ cân đối giữa việc dùng thuốc, bổ sung các chế phẩm có ích cho đường ruột cùng chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý, giúp con mau khỏi bệnh hơn. Ngoài ra, mẹ cũng cần theo dõi tình trạng phân đi ngoài của con cho tới khi khỏi bệnh. 

Khi trẻ đi ngoài phân sống, cha mẹ nên cho bé ăn các thực phẩm giàu chất dinh dưỡng nhưng dễ tiêu hoá như: cháo ninh nhừ hoặc cháo xay với thịt gà (bò hoặc thịt thăn), cà rốt, khoai tây, bí đỏ… khi chế biến nhớ giảm bớt lượng dầu mỡ. Đồng thời, trong chế độ ăn cho con mẹ cũng nên hạn chế cho con ăn những loại thức ăn khó tiêu như: ngô, đỗ, nước ngọt nhiều đường, nước có ga, đồ ăn nhanh… hoặc đồ tanh như cá, tôm, cua, lươn… Khi phân trở lại bình thường thì có thể cho ăn tất cả các loại thực phẩm khác. 

Ngoài ra, thức ăn cho con nên nấu nhừ, băm nhỏ để dễ tiêu hóa và không nên cho con ăn quá nhiều trong mỗi bữa. Khi đường ruột hoạt động bình thường trở lại, mẹ nên cho con ăn từ từ để bé dần quen. 

Trong quá trình điều trị, mẹ cần thường xuyên theo dõi phân của trẻ để có cách điều chỉnh chế độ ăn kịp thời. Bên cạnh đó, mẹ nên cho bé ăn thêm sữa chua mỗi ngày.

 Cho trẻ ăn các thực phẩm dễ tiêu hóa và giàu dinh dưỡng như cháo xay với thịt nạc, các loại rau củ. Mẹ nên cho bé ăn trong 1-2 tuần để khắc phục tình trạng đi ngoài phân sống.

+ Giảm bớt các thực phẩm nhiều dầu mỡ, tạm thời ngừng cho bé ăn các thực phẩm tanh như hải sản cho đến khi hiện tượng đi ngoài phân sống được khắc phục hoàn toàn.

+ Không nên cho bé ăn các thực phẩm cứng, rắn sẽ gây khó tiêu.

+ Các loại đồ hộp, bánh kẹo, nước ngọt có gas cũng cần loại bỏ ngay khỏi thực đơn hàng ngày của bé.

+ Cho bé ăn 100ml sữa chua mỗi ngày và nên ăn sau bữa ăn chính khoảng 1 tiếng. Sữa chua giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt và tăng cường lợi khuẩn trong đường ruột.

+ Khi nấu bột ăn dặm cho trẻ, các mẹ cần lưu ý về thời gian nấu. Sau khi nước sôi, cần đun nhỏ lửa thêm 15-20 phút cho tới khi bột nở bén mới tắt bếp. Nhiều mẹ nấu bột rất nhanh, chỉ đun sôi tầm 5 phút là đã cho bé ăn – đây cũng là một trong nguyên nhân khiến trẻ đi ngoài phân sống.

+ Bổ sung men vi sinh có chứa các lợi khuẩn tốt cho hệ tiêu hóa của bé, giúp phòng và điều trị nhiễm khuẩn đường ruột, rối loạn tiêu hóa.

 

Bài viết liên quan