RỐI LOẠN TIÊU HOÁ Ở TRẺ SƠ SINH

Thu gọn
Mục lục

Trong hệ tiêu hóa của con người, đường ruột khỏe mạnh là yếu tố quan trọng để duy trì tình trạng sức khỏe. Đặc biệt là trẻ nhỏ, rất dễ mắc các bệnh về đường tiêu hóa. Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra tình trạng rối loạn tiêu hóa ở trẻ nhỏ do thói quen, lối sống bị thay đổi trong khi thực phẩm không đảm bảo vệ sinh thực phẩm. Vì vậy, việc bảo vệ đường ruột là điều cần thiết để mọi người có được cơ thể khỏe mạnh. Hôm nay, chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu hơn về chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh nhé. 

Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị rối loạn tiêu hóa

Ở trẻ sơ sinh, các chứng rối loạn tiêu hóa điển hình bao gồm: tiêu chảy, táo bón, đầy hơi,... Vậy, nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh là gì? 

- Do uống sữa công thức: sữa công thức có phân tử sữa lớn hơn sữa mẹ, chính vì thế việc cha mẹ pha sữa không đúng liều lượng của nhà sản xuất cũng có thể khiến trẻ không hấp thu được gây rối loạn tiêu hóa. Mặt khác, một số trẻ vì bất dung nạp đường lactose trong sữa cũng là một trong những nguyên nhân thường gặp dẫn đến rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

- Loạn khuẩn đường ruột: Hệ vi sinh đường ruột hoạt động bình thường khi đạt trạng thái cân bằng tức là chứa 85% lợi khuẩn và 15% hại khuẩn. Khi trạng thái này bị mất cân bằng thì người ta gọi là loạn khuẩn đường ruột. Nguyên nhân gây nên hiện tượng loạn khuẩn đường ruột này là do trẻ sử dụng kháng sinh để điều trị một bệnh lý khác, làm cho vi khuẩn có lợi trong đường ruột cũng bị phá hủy, làm cho hệ vi sinh đường ruột cũng bị mất cân bằng, gây rối loạn tiêu hóa.

- Thiếu các vi chất dinh dưỡng: Là nguyên nhân thường gặp thứ 2 gây ra tình trạng rối loạn tiêu hóa ở trẻ nhỏ. Các vi chất dinh dưỡng cơ thể đa số cơ thể không tổng hợp được mà cần được bổ sung qua thức ăn, tuy chỉ cần một lượng rất nhỏ nhưng lại có vai trò quan trọng đối với sự vận động phát triển và đảm bảo hoạt động của các cơ quan trong cơ thể. Thiếu các vi chất dinh dưỡng sẽ làm giảm sự bài tiết men tiêu hóa, từ đó sẽ khiến thức ăn không được phân hủy hoàn toàn và lưu lại đường ruột lâu ngày dẫn đến rối loạn tiêu hóa. Ngược lại, rối loạn tiêu hóa cũng làm cho khả năng hấp thu chất dinh dưỡng và khoáng chất giảm đi, từ đó dẫn đến tình trạng thiếu hụt các vi chất dinh dưỡng. Nếu không biết cách khắc phục, điều này sẽ tạo thành một vòng tròn luẩn quẩn. 

    - Do mẹ ăn uống thiếu chất xơ: khi trẻ dưới 1 tuổi, sữa mẹ là nguồn thức ăn chủ yếu cung cấp năng lượng cho trẻ, chính vì thế, mẹ cho con bú mà ăn uống ít chất xơ cũng gây nên tình trạng táo bón ở trẻ.

Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác gây nên tình trạng rối loạn tiêu hóa như: 

  • Môi trường sống mất vệ sinh, không đảm bảo sạch sẽ
  • Tâm lý bé bất ổn, căng thẳng, thường xuyên quấy khóc
  • Sức đề kháng của trẻ yếu
  • Biến chứng của các bệnh lý khác như viêm phế quản, viêm đường hô hấp cấp, viêm phổi,...  Tình trạng căng thẳng kéo dài cũng khiến trẻ bị rối loạn tiêu hóa.

Dấu hiệu rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh

Nôn trớ

Nôn trớ là dấu hiệu thường gặp nhất ở trẻ sơ sinh, vì hệ tiêu hóa của trẻ còn non nớt và chưa hoàn thiện. Giai đoạn này, dạ dày trẻ còn nằm ngang, hệ thống thực quản đóng mở chưa nhịp nhàng, chính vì thế chỉ cần một tác động nhẹ cũng khiến trẻ trớ. Tuy nhiên, mẹ cũng chưa cần quá lo lắng vì dấu hiệu này sẽ hết dần khi trẻ lớn hơn, lúc ấy hệ tiêu hóa đã dần hoàn thiện.

Tiêu chảy 

Tiêu chảy ở trẻ sơ sinh luôn là nỗi lo lắng của cha mẹ, đây dấu hiệu rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh rất thường thấy. Nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ nhỏ chính là tiêu chảy. Nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời khiến cho tiêu chảy kéo dài, trẻ sẽ bị mất nước, mất chất điện giải, thậm chí dẫn đến tử vong.  

Táo bón

Trẻ sơ sinh chủ yếu bú sữa mẹ hoàn toàn cho nên hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh khỏe hay yếu phụ thuộc phần lớn vào sữa của mẹ. Nếu mẹ ăn những thực phẩm cay nóng, chứa nhiều dầu mỡ, xúc xích, lạp xưởng, những thực phẩm quá nhiều đạm, những thực phẩm cay nóng…. Đó đều là nguyên nhân gây nên tình trạng táo bón ở trẻ sơ sinh. 

Khi trẻ bị táo bón, khó tiêu, trẻ sẽ không hứng thú với việc ăn uống, bé trở nên biếng ăn, bỏ bữa. Nếu tình trạng này kéo dài lâu ngày sẽ dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng thấp còi, chậm phát triển về cả cân nặng và chiều cao. 

Chán ăn và bỏ bú

Hệ tiêu hóa gặp bất ổn khiến cho trẻ luôn có cảm giác chướng bụng, đầy hơi, không muốn ăn, bé thường sẽ bỏ bú. Trẻ sơ sinh bình thường bú rất nhiều lần một ngày nhưng bé đột nhiên bú ít đi, thậm chí khi mẹ cho bú, bé còn khóc nghẹt đi. 

Phân sống

Sự suy giảm đi các lợi khuẩn và gia tăng các hại khuẩn trong hệ tiêu hóa là nguyên nhân dẫn đến tình trạng đi ngoài phân sống ở trẻ.

Ở đường ruột của người có sức khỏe bình thường, tỉ lệ lợi khuẩn luôn cần chiếm ít nhất 85% và hại khuẩn là 15%, nó giúp quá trình tiêu hóa của cơ thể diễn ra một cách bình thường và sự hấp thu các chất dinh dưỡng được dễ dàng hơn. Vì thế, khi lợi khuẩn xuống dưới 85% cũng là lúc xuất hiện tình trạng loạn khuẩn đường ruột với những triệu chứng thường thấy như: đi ngoài phân sống, phân lỏng, có cả chất nhầy trong phân và thường đầy bụng. 

Cách trị rối loạn tiêu hoá ở trẻ sơ sinh

Đối với những trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn, vấn đề rối loạn tiêu hóa của trẻ một phần cũng do chế độ ăn uống của mẹ, vì thế, mẹ không nên ăn các thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ, không nên ăn kiêng quá mức, bổ sung thêm rau và chất xơ. 

Cần cho trẻ bú đúng tư thế: Mẹ đặt đầu và thân con trên cũng một đường thẳng, để mặt con đối diện với núm vú, cho núm vú chạm vào môi con trước, chờ đến khi bé mở miệng lớn hơn thì cho vú vào. Để con bú cạn một bên trước sau đó chuyển qua bầu bên còn lại để trẻ không bị trào sữa ra bên ngoài khi bú quá no. Đây là cách điều trị rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh mà các mẹ cần phải biết và thực hiện cho đúng.

Đối với trẻ ăn sữa công thức, mẹ nên đổi sang một loại sữa công thức mới phù hợp với hệ tiêu hóa của trẻ, sữa không chứa đường lactose.

Mẹ cần xây dựng chế độ ăn uống hợp lý cho trẻ: chia đồ ăn ra thành nhiều bữa nhỏ trong ngày để kích thích bé ăn nhiều hơn. Mẹ có thể cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho trẻ từ nguồn thức ăn và từ sữa để các tế bào ruột sinh sản và phát triển một cách khỏe mạnh, giúp trẻ tiêu hóa và hấp thu tốt hơn. Các chất dinh dưỡng như đạm, các vi chất như sắt, kẽm, vitamin A. 

Khi bị tiêu chảy, trẻ cần được bù nước ngay. Mẹ cần cho trẻ uống nhẹ nhàng, chậm rãi, để cơ thể có thể hấp thụ được lượng nước. Trong một năm, nếu trẻ bị tiêu chảy nhiều lần thì mẹ nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế - chăm sóc sức khỏe để bác sĩ có thể đưa ra những nhận định, xác định bệnh một cách chắc chắn và có những lời khuyên cũng như phương pháp điều trị bệnh. 

Mẹ cần đặc biệt lưu ý là khi phát hiện trẻ có những dấu hiệu bất thường thì trẻ nên đi khám chuyên khoa để được điều trị và chăm sóc kịp thời. Mẹ không tự ý đi mua thuốc hay các chất khác không có chỉ định của bác sĩ về tự ý cho trẻ dùng.

Đối với trẻ sơ sinh bị táo bón, các mẹ nên massage thường xuyên cho trẻ, biện pháp này không chỉ ngăn ngừa táo bón mà còn tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ. Trước khi tiến hành massage cho trẻ, mẹ nên làm ấm lòng bàn tay mình. Mẹ tiến hành nhẹ nhàng xoa lên, xoa xuống 2 bên sườn cho trẻ. Tiếp đến mẹ xoa thành vòng tròn theo chiều kim đồng hồ trên bụng trẻ, sau đó xoa ngược lại. Sau khi xoa bụng, mẹ tiến hành nắn nhẹ chân cho trẻ, giúp trẻ co đầu gối, ép nhẹ đầu gối lên bụng trẻ rồi lại duỗi chân ra. Mẹ nên thực hiện 2 lần mỗi ngày, mỗi lần 5 phút để đạt được hiệu quả (theo các chuyên gia). Nếu trẻ bú bình, mẹ không nên pha loãng sữa vì pha loãng sữa chỉ phù hợp với trường hợp trẻ bị tiêu chảy – khi đó hệ tiêu hóa của trẻ yếu và pha loãng sữa để cơ thể dễ hấp thu hơn.

Đối với trẻ sơ sinh bị tiêu chảy: Bệnh tiêu chảy ở trẻ em gây ra tình trạng mất nước mất điện giải, do đó việc điều trị cần phải phối hợp bù nước, bù điện giải với việc điều trị nguyên nhân gây bệnh. Với những trường hợp bệnh của trẻ đang ở thể nhẹ, sau khi thăm khám, bác sĩ có thể kê đơn thuốc cho trẻ để mẹ về điều trị và theo dõi trẻ tại nhà.

Bổ sung thêm men vi sinh, các lợi khuẩn đường ruột trong men vi sinh khi khi đi vào cơ thể nhanh chóng tái thiết lập lại hệ tiêu hóa, cùng với chế độ uống điều độ, trẻ sẽ mau chóng thoát khỏi tình trạng rối loạn tiêu hóa. 

Rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh luôn là nỗi ám ảnh của nhiều bậc phụ huynh. Bởi lẽ, nếu không mau cóng khắc phục tình trạng bệnh sẽ chuyển biến nặng và ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Mong sao qua bài viết này, các bạn có thể biết thêm thông tin cũng như cách trị chứng rối loạn tiêu hóa này.

 

Bài viết liên quan