CÁCH CHĂM SÓC TRẺ BỊ RỐI LOẠN TIÊU HÓA

Thu gọn
Mục lục

Hiện tượng rối loạn tiêu hoá rất thường gặp ở trẻ nhỏ đặc biệt là trẻ sau sinh.Trong những năm đầu đời, hệ thống miễn dịch của trẻ còn chưa hoàn thiện, tạo điều kiện cho sự phát triển của lợi khuẩn. Tình trạng rối loạn tiêu hóa làm gián đoạn sự tăng trưởng và phát triển của trẻ - và khiến cho trẻ cảm thấy khó chịu. Làm thế nào để mẹ biết trẻ đang gặp các vấn đề về tiêu hóa và cách chăm sóc khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa như thế nào?

Rối loạn tiêu hóa là gì? 

Hệ tiêu hóa là một bộ phận cực kỳ phức tạp của cơ thể, bắt đầu ở miệng và kết thúc ở trực tràng. Có vô số quá trình sinh lý phải hoạt động hài hòa hoàn hảo để đạt được sự tiêu hóa thích hợp.

Hiện tượng co thắt bất bình thường tại các cơ vòng trong hệ tiêu hoá gây nên rối loạn tiêu hoá đồng thời làm cơ thể xuất hiện sự thay đổi gây ra các hiện tượng bất thường về đại tiện. Rối loạn tiêu hóa không gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng gây cảm giác khó chịu cho trẻ. Tuy nhiên, khi bị rối loạn tiêu hóa, người bệnh sẽ gặp những bất tiện trong sinh hoạt do bị thay đổi về chuyện đại tiện, bị đầy hơi hoặc đau bụng. Gần như bất cứ người nào cũng có thể mắc hội chứng này.

Theo NIDDK (Viện Quốc gia về Bệnh tiểu đường và Tiêu hóa và Bệnh thận 2010) 60-70 triệu người ở Hoa Kỳ đang mắc một số dạng bệnh hoặc rối loạn tiêu hóa.

Tổng chi phí cho các bệnh và rối loạn tiêu hóa ở Hoa Kỳ tính đến năm 2009 là 141,8 tỷ đô la. Điều này làm cho rối loạn tiêu hóa và bệnh tật là một trong những chi phí cao nhất đối với chăm sóc sức khỏe của Mỹ.

Tại sao trẻ bị rối loạn tiêu hóa

Trẻ nhỏ, hệ tiêu hóa có còn chưa phát triển hoàn toàn, đây là điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn có hại “ hoành hành” và gây các biến chứng về đường tiêu hóa, điển hình là chứng rối loạn tiêu hóa.  Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ, dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến gây táo bón ở trẻ như:

Chế độ ăn uống không hợp lý

Những năm đầu đời, hệ tiêu hóa của trẻ đang dần làm làm quen với những loại thức ăn, hệ thống enzyme cần thời gian để hoàn thiện. Đây cũng là lý do mẹ nên hạn chế cho trẻ ăn các loại thực phẩm như: đồ ngọt, đồ ăn chiên rán chứa dầu mỡ, thức ăn dễ lên men, thực phẩm chua cay, nước ngọt có gas,..

Đồng thời cố gắng cho trẻ ăn nhiều trong một bữa thay vì chia ra thành các bữa nhỏ trong ngày.

Ăn uống các loại thực phẩm ôi thiu, không đảm bảo vệ sinh

Tác dụng phụ của thuốc chữa bệnh

Ở trẻ nhỏ, chứng rối loạn tiêu hóa do lạm dụng thuốc như kháng sinh, thuốc chống viêm không steroid, một số loại thuốc trong điều trị bệnh tiểu đường, thuốc ức chế miễn dịch… 

Buồn nôn, đầy hơi, tiêu chảy, táo bón là những biểu hiện rối loạn tiêu hóa thường gặp có liên quan đến việc sử dụng thuốc.

Do mắc các bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa

Mặc dù, rối loạn tiêu hóa do bệnh lý rất hiếm gặp ở trẻ, thế nhưng mẹ không nên chủ quan. Các bệnh lý liên quan đến dạ dày như: viêm ruột thừa, viêm đại tràng cấp tính,… cũng là nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa.

Bởi khi mắc phải các bệnh lý này, dạ dày hoạt động kém và gây ra nhiều triệu chứng như nôn, đầy hơi, chướng bụng, đi ngoài, táo bón…

Do loạn khuẩn đường ruột

Đây được coi là nguyên nhân chính gây ra tình trạng rối loạn tiêu hóa ở trẻ. Hệ vi sinh đường ruột bình thường khi chúng ở trạng thái cân bằng 85% lợi khuẩn: 15% hại khuẩn. Khi tỷ lệ hại khuẩn tăng nên, gây ảnh hưởng đến hoạt động của hệ tiêu hóa như táo bón, tiêu chảy, đầy hơi, biếng ăn,... 

Chăm sóc trẻ bị rối loạn tiêu hóa như thế nào?

Đảm bảo chế độ ăn uống hợp lý

Chế độ ăn uống ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe đường tiêu hóa của trẻ, vì vậy đảm bảo được nguồn thực phẩm là cách tốt nhất để hệ tiêu hóa của trẻ hoạt động ổn định nhất. 

Sử dụng thuốc dưới sự chỉ định của bác sĩ

Trẻ nhỏ hay mắc các bệnh liên quan đến đường hô hấp nên thường phải sử dụng các loại kháng sinh, chống viêm,... Để điều trị các bệnh này, mẹ nên cho trẻ đi khám tại các cơ sở y tế uy tín để được các bác sĩ chẩn đoán và đưa ra phác đồ điều trị, không nên tự ý mua thuốc bên ngoài. 

Ngoài ra, mẹ nên định kỳ cho trẻ đi khám tổng quát để kịp thời phát hiện ra các bệnh lý bẩm sinh. Điều này vừa đảm bảo bệnh điều trị kịp thời, vừa  tránh các biến chứng không cần thiết.

Bổ sung thêm lợi khuẩn đường ruột

Các nhà khoa học đã công nhân, sữa chua là liều thuốc lý tưởng cho hệ tiêu hóa. Nó không chỉ rất giàu canxi mà còn dễ dàng tạo ra sự cân bằng của vi khuẩn trong dạ dày. Hơn nữa, nó giúp làm sạch cơ quan tiêu hóa, ngăn đại tràng khỏi táo bón, giảm bệnh đường tiêu hóa .

Sữa chua còn giúp giải quyết các vấn đề về dạ dày như khó tiêu , đầy hơi, đi tiêu nhiều lần,… Với các thành phần protein, vitamin và khoáng chất dễ hấp thu, sữa chua được coi là một trong những phương pháp điều trị tại nhà tốt nhất cho làm sạch ruột.

Bổ sung định kỳ men vi sinh cho trẻ, cung cấp đủ lượng lợi khuẩn cần thiết ngoài việc giúp cân bằng hệ tiêu hóa, giảm thiểu các triệu chứng rối loạn tiêu hóa, còn giúp trẻ ăn ngon, ngủ tốt. 

Massage cho trẻ

Ở phương tây, các phương pháp massage giúp cải thiện các vấn đề tiêu hóa ở trẻ. Chỉ một vài động tác massage theo chiều kim đồng hồng bằng lòng bàn tay, giúp cho bụng trẻ dễ chịu hơn, đầy lùi chứng táo bón. 

Phòng tránh rối loạn tiêu hóa ở trẻ

Khi phát hiện trẻ rối loạn tiêu hóa mẹ nên bình tĩnh kiểm tra lại chế độ dinh dưỡng hàng ngày của trẻ xem có cho trẻ có vấn đề gì bất thường không. Sau đó từ từ giải quyết từng bước một. 

Đa số trẻ nhỏ gặp các vấn đề về rối loạn tiêu hóa do chế độ ăn uống. Vì thế, khi trẻ bất ngờ bị rối loạn tiêu hóa, mẹ nên tìm cách điều chỉnh lại cho phù hợp.

Đầu tiên, khi bắt đầu giai đoạn ăn dặm ở trẻ thì cần làm theo các nguyên tắc như: ăn từ ít đến nhiều, làm quen dần dần từng loại thực phẩm, cho ăn từ lỏng đến đặc dần,..Đồng thời việc đa dạng thực phẩm trong khẩu phần ăn của bé là điều cần thiết, nhưng chỉ nên bổ sung ưu tiên các loại thực phẩm dễ tiêu hoá như rau củ quả, gạo tẻ, thịt lườn gà, thịt thăn lợn,.. Mẹ nên hầm nhừ các loại thực phẩm hoặc có thể xay nhuyễn, nấu loãng để trẻ có thể dễ dàng nhai nuốt hơn.

Thứ hai mẹ cần bổ sung đủ nước cho bé, cho bé ăn từng ít một, tránh các loại thực phẩm khiến tình trạng tiêu chảy nhiều hơn như bắp cải, giá, các loại đậu,..các loại trái cây có bột như mận, đào, lê cũng cần hạn chế. Bạn vẫn có thể thêm dầu ăn vào thức ăn cho trẻ. Ngoài ra, để duy trì lượng sữa cho con bú, bạn nên ăn uống đầy đủ, uống nhiều nước, ăn thêm bữa hoặc uống thêm sữa công thức trước khi ngủ.

Trong thời gian bé có biểu hiện bị rối loạn tiêu hoá thì phụ huynh nên tránh cho trẻ ăn các loại thực phẩm nhiều đường, các loại thức ăn khó tiêu hoá. Khi bé mắc rối loạn tiêu hoá mức độ nhẹ, trường hợp không sốt, phân không có máu thì mẹ có thể tự mua thuốc dưới sự hướng dẫn của y bác sĩ để điều trị tại nhà cho bé. Với những trường hợp tiêu chảy trong thời gian dài mẹ có thể dùng thuốc đông phân đồng thời bổ sung thêm men vi sinh cho trẻ nhằm tái tạo hệ vi sinh trong đường ruột bị tổn thương. Lúc này cần bổ sung nước từ dung dịch oresol cho bé. Sau 24 tiếng mà bé không có dấu hiệu chuyển biến tốt thì cần đưa ngay đến bệnh viện để điều trị. 

 Lưu ý về rối loạn tiêu hóa ở trẻ

  • Mẹ cần lựa chọn các thực phẩm có nguồn gốc đảm bảo, bảo quản và chế biến an toàn vệ sinh.
  • Hạn chế tối thiểu việc nấu đi nấu lại thức ăn của bé.
  • Loại bỏ các thực phẩm nhạy cảm đối với hệ tiêu hoá cũng như tập cho bé làm quen dần với các thức ăn lạ.
  • Nên chọn sữa có thành phần phù hợp với đường tiêu hoá chưa phát triển của bé nhằm dễ dàng hấp thu dưỡng chất cũng như hỗ trợ việc tiêu hoá dễ dàng hơn.

Sức khỏe đường tiêu hóa ở trẻ luôn là điều mà cha mẹ quan tâm nhất. Trong những năm đầu đời, việc trẻ mắc phải các bệnh đường tiêu hóa như rối loạn tiêu hóa là điều khó tránh khỏi. Vậy phải làm gì khi trẻ rối loạn tiêu hóa. Mong sao, qua bài viết các mẹ đã biết cách chăm sóc trẻ bị rối loạn tiêu hóa. Chúc bé mau khỏi bệnh, mẹ nhiều sức khỏe.

 

Bài viết liên quan