Trẻ bị tiêu chảy và nôn trớ có nguy hiểm hay không

Thu gọn
Mục lục

Trẻ bị tiêu chảy và nôn trớ nhiều nguyên nhân do đâu, có nguy hiểm không và làm thế nào để khắc phục là thắc mắc của các cha mẹ. Để tìm hiểu xem nguyên nhân vì sao trẻ bị tiêu chảy nôn trớ và tìm cách chữa trị an toàn, hiệu quả, các mẹ hãy tham khảo những thông tin hữu ích dưới đây nhé! 

Trẻ bị tiêu chảy và nôn trớ - Nguyên nhân do đâu

Rối loạn tiêu hóa

Rối loạn tiêu hóa là một trong những nguyên nhân khiến trẻ bị tiêu chảy và nôn trớ. Hệ tiêu hóa không ổn định làm cho hệ vi sinh đường ruột mất cân bằng, trẻ dễ bị những virus, vi khuẩn tấn công dẫn đến tiêu chảy, nôn trớ.

Thức ăn không vệ sinh

Việc trẻ ăn những thực phẩm không sạch sẽ, lạnh, ôi thiu cũng khiến con dễ bị tình trạng tiêu chảy và nôn trớ

Tiêu chảy cấp

Trẻ bị tiêu chảy và nôn trớ nhiều chính là dấu hiệu của bệnh tiêu chảy cấp - một căn bệnh cực kỳ nguy hiểm với trẻ nếu không được xử lý kịp thời. Biểu hiện của tiêu chảy cấp thường là bé bị nôn nhiều trong 1-2 ngày đầu, sau đó trẻ bị tiêu chảy. Bé bị mất nước, mệt lả dần, có thể kèm theo sốt, đau bụng, quấy khóc, phân có thể dính máu. 

Hầu hết trẻ bị tiêu chảy và nôn trớ đều do tiêu chảy cấp, nhưng mẹ có thể nhầm thành các bệnh khác như ngộ độc thực phẩm...

Dấu hiệu tiêu chảy và nôn trớ ở trẻ 

Trước tiên mẹ cần nhận biết được triệu chứng tiêu chảy ở trẻ. Với trẻ nhỏ, tiêu chảy là khi bé đi ngoài ra phân lỏng hơn bình thường hoặc dạng nước, số lần đi ngoài trong ngày nhiều hơn 3 lần. Tuy nhiên với trẻ sơ sinh thì biểu hiện của tiêu chảy sẽ khác. Vì phân của trẻ sơ sinh vốn lỏng nên khó phân biệt khi bé bị tiêu chảy. Mẹ có thể nhận biết bé bị tiêu chảy khi tần suất đi ngoài của bé nhiều hơn bình thường, phân có màu khác và nặng mùi.

Trẻ nôn trớ nhiều trong 24-48h, số lần đi ngoài thường xuyên, kéo dài liên tục trong ngày, phân lỏng nước, thậm chí toàn nước. 

Phân nhầy bọt hoặc có thể lẫn máu: lượng chất nhầy bọt trong phân nhiều, đặc biệt là lẫn máu.

Kèm theo các biểu hiện khác như khó chịu, quấy khóc, chán ăn, đau bụng, nôn trớ, sốt trên 38,5 độ trở lên, khô miệng, lượng nước tiểu giảm, mắt li bì, lơ mơ, thụ động. 

Trẻ bị tiêu chảy và nôn nớ có nguy hiểm không?

Trẻ bị tiêu chảy và nôn trớ khá nguy hiểm. Nếu không phát hiện và điều trị sớm đôi khi sẽ gặp phải những biến chứng vô cùng nguy hiểm như:

Trẻ bị mất nước nghiêm trọng, dễ rơi vào trạng thái hôn mê, nếu không bù nước kịp thời dẫn đến mất nước, cạn nước, ảnh hưởng đến tính mạng.

Ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa của trẻ, khiến trẻ dễ bị suy dinh dưỡng về sau nếu như không điều trị kịp thời.

Gây ra các biến chứng như viêm tai giữa, nhiễm khuẩn tiết niệu, nhiễm khuẩn huyết và có nguy cơ gây tử vong.

Nên làm gì khi trẻ bị tiêu chảy và nôn trớ?

Trẻ bị tiêu chảy và nôn trớ rất nguy hiểm, vì vậy bố mẹ cần theo dõi, đưa bé đến các cơ sở y tế khi có các dấu hiệu nguy hiểm và có những phương án xử lý kịp thời. 

Bố mẹ cần theo dõi tình trạng mất nước của con với những biểu hiện khô môi, khát nước. Cho trẻ uống thật nhiều nước, bú mẹ nhiều hơn, uống oresol để bù điện giải cho trẻ. Cho trẻ uống từ từ từng chút một, cách vài phút lại cho bé uống. 

Không tự ý sử dụng bất kì một loại thuốc nào mà không có chỉ định của bác sĩ. 

Cho trẻ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng để tăng sức đề kháng cho trẻ. Chia nhỏ bữa ăn, cho trẻ ăn thức ăn lỏng, nhuyễn để tránh gây gánh nặng cho hệ tiêu hóa. 

Bố mẹ cẩn thận khi chăm sóc cho bé, tránh lây lan cho bản thân và người chăm sóc bằng cách thường xuyên rửa tay. Vệ sinh sạch sẽ cho bé và các đồ chơi, đồ dùng, vật dụng trong gia đình. 

Khi nào nên đi gặp bác sĩ?

Trẻ bị tiêu chảy và nôn trớ có những dấu hiệu bất thường sau đây, cha mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay:

Trẻ bị tiêu chảy và nôn trớ kéo dài hơn 24 giờ

Nôn ra mật xanh mật vàng

Tiêu chảy, nôn trớ kèm theo biểu hiện đau bụng quằn quại

Sốt trên 38 độ hơn 3 ngày hoặc ngay khi trẻ sốt trên 39 độ

Nôn trớ kèm sốt cao, đau đầu, phát ban, cứng cổ

Tiêu chảy và nôn trớ không ăn uống được trong vài giờ

Tiêu chảy, nôn trớ, khô môi, khóc không có nước mắt, không đi tiểu trong vòng 6 giờ.

Đặc biệt là các biểu hiện như sốt cao, co giật, phát ban… thì cần đưa trẻ đi cấp cứu ngay.

Phòng ngừa tiêu chảy nôn trớ cho trẻ như thế nào?

Các bậc phụ huynh cần thực hiện các điều sau để phòng ngừa bệnh tiêu chảy cho trẻ em:

Cho trẻ bú mẹ đến 18-24 tháng, hoặc ít nhất là 6 tháng đầu đời. 

Thực hiện ăn chín, uống sôi, không ăn thức ăn ôi thiu, thức ăn cũ, thức ăn không hợp vệ sinh, thức ăn chế biến từ thực phẩm nhiễm bệnh, không ăn quá nhiều thức ăn lên men chua như dưa, cà, kim chi…

Duy trì chế độ ăn uống khoa học và hợp lý: Thực đơn dinh dưỡng của mẹ đang cho con bú và trẻ cần đa dạng và giàu vitamin, đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm;

Rửa tay cho trẻ trước khi ăn và sau mỗi lần đi vệ sinh. Giữ gìn vệ sinh thân thể và môi trường xung quanh bé;

Phụ huynh cần rửa tay sau mỗi lần làm vệ sinh cho trẻ, trước khi chế biến thức ăn và trước khi cho trẻ ăn uống.

Sử dụng nguồn nước sạch, rửa kỹ tay trước khi chăm sóc và cho trẻ ăn.

Hạn chế sử dụng kháng sinh nhiều vì có thể dẫn đến nhờn thuốc. 

Vệ sinh sạch sẽ tay chân cho trẻ thường xuyên, đồng thời vệ sinh cả những đồ chơi mà con hay tiếp xúc.

Không để bé vui chơi ở những nơi bẩn, nhiều bùn đất, giữ trẻ tránh xa khỏi những nguồn lây nhiễm như phân của trẻ mắc tiêu chảy, vi khuẩn, virus gây bệnh…

Tiêm phòng đầy đủ và đúng lịch giúp phòng chống nhiều bệnh nguy hiểm trong đó có tiêu chảy ở trẻ, tăng sức đề kháng cơ thể.

Những năm tháng đầu đời, trẻ rất dễ bị các tác nhân bên ngoài tấn công do hệ miễn dịch còn yếu. Bố mẹ hãy trang bị cho mình những kiến thức để chăm sóc trẻ. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bố mẹ những kiến thức khi trẻ bị tiêu chảy và nôn trớ để có cách chăm sóc cũng như phòng ngừa chứng bệnh tưởng chừng như đơn giản nhưng lại có thể nguy hiểm đến tính mạng của trẻ. 

Bài viết liên quan