Đầy hơi là hiện tượng thường gặp ở trẻ sơ sinh do hệ tiêu hóa của bé còn chưa hoàn thiện. Điều này khiến bố mẹ rất lo lắng, không biết xử lý như thế nào. Bố mẹ cần hiểu rõ nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị đầy bụng, dấu hiệu nhận biết, cách xử lý khi đầy hơi cho trẻ và biện pháp phòng ngừa.
Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị đầy bụng
Bé nuốt phải hơi khi bú hoặc ăn quá nhanh: Đầy hơi do lượng khí trong đường ruột ở trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ có thể do nhiều nguyên nhân gây ra chứ không chỉ đơn giản là một nguyên nhân cụ thể, vì có nhiều cách khác nhau để khí có thể xâm nhập vào hệ thống tiêu hóa của trẻ.
Bé bú quá nhiều sữa đầu với thành phần nhiều nước và đường. Điều này có thể dẫn đến hiện tượng đầy hơi ở trẻ sơ sinh. Bé bú sai khớp ngậm sẽ khiến trẻ nuốt nhiều khí trong quá trình bú mẹ.
Khẩu phần ăn của bé: Khẩu phần ăn dặm của bé có quá nhiều tinh bột hoặc ăn các thức ăn mà cơ thể trẻ chưa đủ men để tiêu hóa. Điều này khiến thức ăn chưa tiêu hóa hết ứ đọng trong đường ruột của bé, bị vi khuẩn lên men và sinh ra nhiều hơi dẫn đến bụng trướng căng.
Ép cho ăn quá nhiều: Nếu bị ép ăn quá nhiều một bữa hoặc bữa ăn quá gần nhau, chưa đủ thời gian để tiêu hóa hết đã cho ăn thêm thì trẻ dễ bị nôn. Thức ăn chưa tiêu bị đẩy nhanh xuống đường ruột, gây ra tình trạng đi ngoài phân sống
Thức ăn và dị ứng thực phẩm: Những gì mẹ ăn sẽ tác động trực tiếp đến bé. Khi mẹ ăn quá nhiều thực phẩm gây đầy hơi, bé cũng sẽ dễ bị đầy hơi. Một số thực phẩm có thể khiến trẻ sơ sinh bị đầy bụng bao gồm:Các loại đậu, bắp cải, súp lơ, yến mạch, bơ, mận, đào, lê, cam chanh.
Do bé không dung nạp lactose trong sữa: Lactose là thành phần có trong hầu hết các loại sữa. Khi cơ thể bé không thể dung nạp được hoặc không dung nạp hết Lactose, lactose bị tích tụ ở ruột và gây đầy bụng.
Bé uống nhiều kháng sinh hơn 14 ngày, làm chết vi khuẩn có lợi trong đường ruột, làm mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột của bé có thể dẫn đến đầy bụng, khó tiêu, táo bón hoặc tiêu chảy.
Mắc 1 số bệnh đường tiêu hóa như rối loạn tiêu hóa: khi bé bị trào ngược dạ dày, hơi bị tống xuất theo chiều ngược so với bình thường. Vì thế, bé hay bị chướng bụng, ợ hơi, dễ nôn ói. Tình trạng ứ phân do táo bón tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn yếm khí lên men tạo khí, gây đầy hơi cho trẻ. Còn khi tiêu chảy, bé bị mất điện giải gây nên chướng bụng.
Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị đầy bụng
Sau đây là 1 số dấu hiệu trẻ bị đầy hơi cha mẹ cần lưu ý
Ợ hơi: Đây là phản ứng của cơ thể để loại bỏ không khí bên trong dạ dày, rất tốt để loại bỏ chứng đầy hơi chướng bụng ở trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, nếu bé bị ợ hơi khó khăn hoặc là quá mức dẫn đến nôn trớ, có thể bé đang bị chướng bụng đầy hơi ở mức nghiêm trọng.
Nôn trớ: Nôn trớ kèm theo ợ hơi trong hoặc ngay sau khi bú là tình trạng mà hầu hết các trẻ sơ sinh thường gặp. Các thành phần trong sữa công thức, ăn quá nhiều và quá nhanh, làm tăng nguy cơ nôn trớ cũng là dấu hiệu liên quan đến đầy hơi chướng bụng.
Sưng chướng vùng bụng: Trẻ sơ sinh nếu nuốt phải quá nhiều không khí, tồn tại trong ruột và dạ dày sẽ gây cản trở hoạt động của hai cơ quan này. Lúc này, áp lực lên dạ dày và ruột tăng cao, gây sưng chướng bụng khiến trẻ cảm thấy khó chịu và đau đớn. Nếu xử lý không đúng cách và hiệu quả sẽ khiến bệnh nghiêm trọng hơn, em bé có thể bị đau thắt ngực.
Xì hơi nhiều và liên tục: Trung bình trẻ sơ sinh sẽ bị xì hơi khoảng 15 – 20 lần mỗi ngày, nếu trẻ bị xì hơi nhiều hơn thì rất có thể bị đầy hơi chướng bụng.
Quấy khóc nhiều: Nếu bé quấy khóc nhiều mà không có dấu hiệu đói, nóng, lạnh hay sợ thì rất có thể bé đang cảm thấy khó chịu, đầy hơi chướng bụng. Mẹ nên dựa vào thói quen của bé, nhận biết xem cách khóc và tiếng khóc của có khác thường hay không rồi mới đưa ra phán đoán.
Bé khó ngủ và ngủ không yên giấc: Đầy hơi chướng bụng sẽ khiến cho bé cảm thấy khó chịu, dẫn đến tình trạng khó ngủ, ngủ không yên giấc và quấy khóc.
Trẻ sơ sinh bị đầy hơi có sao không?
Đầy hơi chướng bụng không nguy hiểm nhưng có thể khiến bé khó chịu, quấy khóc, khó ngủ, ngủ không sâu giấc. bé sẽ vô cùng mệt mỏi, chán ăn, ảnh hưởng đến sức khỏe, còn mẹ thì vò đầu bứt tóc vì không biết có cách nào để con tiêu hóa tốt hơn. Nếu mẹ không biết cách xử lý để lâu sẽ ảnh hưởng đến sinh hoạt cũng như sức khỏe của mẹ và bé.
Cách chữa đầy bụng cho trẻ sơ sinh
Giúp bé ợ: Sau mỗi lần cho bé bú, mẹ đừng cho bé nằm ngay mà hãy giúp bé ợ hơi bằng cách bế bé tựa đầu vào vai bạn và vỗ nhẹ lên lưng bé. Nếu bé vẫn còn dấu hiệu đầy hơi, mẹ có thể thực hiện động tác nhiều lần.
Động tác đạp xe đạp cũng là phương pháp giúp bé tống đẩy không khí dư thừa ra ngoài rất tốt. Mẹ thực hiện bằng cách đặt bé nằm ngửa và di chuyển hai chân bé như thể đang đạp xe đạp.
Massage cho bé: Massage bụng cho bé yêu với động tác dùng tay xoay tròn theo chiều kim đồng hồ có thể giúp bé bớt đau bụng và đầy hơi.
Giúp bé thư giãn: Tắm bé với nước ấm cùng sữa tắm pha với một ít tinh dầu hoa cúc. Loại tinh dầu này có tác dụng xoa dịu một cách tự nhiên, kết hợp cùng với nước ấm sẽ giúp các cơ của bé được thư giãn và giải phóng hơi thừa ra ngoài.
Thay đổi bình sữa: Nếu nhận thấy bé rất thường xuyên bị đầy hơi, mẹ nên xem lại bình bú mà mình đã chọn, hãy kiểm tra xem sản phẩm đó có hỗ trợ bé giảm lượng hơi thừa khi mút sữa vào hay không và tìm kiếm một sản phẩm thích hợp hơn.
Chú ý tư thế bú của bé: Việc đảm bảo bé ngậm ti mẹ đúng cách không chỉ giúp bé bú nhiều sữa hơn đồng thời giảm hơi thừa. Trường hợp mẹ vắt sữa ra ngoài và cho bé bú bình, hãy đảm bảo khi bú, phần đầu của bé cao hơn phần thân.
Cho bé uống nước: thiếu nước cũng là nguyên nhân khiến bé bị đầy hơi. Do đó, mẹ cần bổ sung đầy đủ lượng nước cần thiết cho bé.
Lưu ý thực đơn của bé: Những thức ăn cứng, khó tiêu được biết đến là nguyên nhân gây ra lượng khí dư thừa. Mẹ ăn đồ khó tiêu cũng sẽ khiến bé bị đầy hơi khi bú mẹ. Mẹ hãy rà soát lại chế độ ăn uống của mình xem mẹ có lỡ ăn phải những món ăn khó tiêu như những món cay hoặc có gas không?
Hãy tiếp tục cho bé bú sữa mẹ. Trong sữa mẹ có các kháng thể và axit amin tốt cho hệ tiêu hóa của bé.
Cách phòng tránh đầy bụng ở trẻ sơ sinh
Sau đây là 1 số biện phòng tránh và hạn chế tình trạng đầy hơi cho bé mà mọi người cần nên nắm rõ:
- Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu để tăng đề kháng cho bé.
- Vỗ ợ hơi cho bé sau mỗi lần cho bé bú để giải thoát lượng khí đi vào bụng bé sau mỗi lần cho bé bú.
- Nếu sữa tiết ra quá nhiều, mẹ có thể vắt ra ly rồi đút bằng muỗng cho bé, để tránh bị sặc, dẫn đến nuốt phải khí vào bụng.
- Khi bú bình nên cho bé uống từ từ, canh giảm số lượng sữa vừa đủ
- Cần có thời gian nghỉ giữa các bữa ăn, tránh cho ăn liên tục
- Giảm bớt số lượng đạm, bột đường trong khẩu phần ăn dặm
- Chế độ ăn của mẹ hợp lý, tránh những thực phẩm gây đầy hơi.
- Không cần đợi đến lúc bé bị đầy hơi mẹ mới tập thể dục và massage cho bé. Mẹ có thể áp dụng thường xuyên, hằng ngày để tăng cường thể lực cho bé.
Trên đây là tất cả các kiến thức về trẻ sơ sinh bị đầy bụng. Mẹ đã biết nguyên nhân, dấu hiệu, cách phòng tránh đầy hơi cho bé. Trong giai đoạn sơ sinh, bé sẽ ít nhất một lần bị đầy hơi, mẹ chú ý để nhận biết và xử lý kịp thời cho bé, tránh để bé mệt mỏi, khó chịu, quấy khóc, ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé nhé. Hơn thế nữa, mẹ cần phòng tránh để hạn chế một cách tối đa khả năng bé bị đầy hơi. Phòng bệnh hơn chữa bệnh mà đúng không? Chúc cho mẹ và bé luôn khỏe mạnh!