Tìm ra nguyên nhân trẻ sơ sinh bị tiêu chảy và cách chữa trị an toàn

Thu gọn
Mục lục

Trong thời gian đầu đời, hệ tiêu hóa của bé còn non yếu nên rất dễ gặp phải các vấn đề về tiêu hóa ví dụ như tiêu chảy. Việc hiểu đúng về nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị khi trẻ sơ sinh bị tiêu chảy sẽ giúp hỗ trợ bé nhanh chóng phục hồi. 

Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị tiêu chảy

Nhiễm khuẩn: trẻ sơ sinh bị tiêu chảy nguyên nhân chủ yếu là do rotavirus hoặc vi khuẩn như E.coli, salmonella và trường hợp hiếm là ký sinh trùng như giardia. Các vi khuẩn, virus có thể lây lan qua đồ chơi, mặt bàn, ghế, các đồ dùng vật dụng trong nhà, hay bất cứ nơi nào bé có thể chạm vào.

Dị ứng với thành phần thức ăn trong sữa mẹ: trẻ bị tiêu chảy có thể do dị ứng với một vài thành phần trong sữa mẹ do mẹ có chế độ ăn uống chưa phù hợp. Một số thức ăn dễ gây dị ứng như hải sản, các món ăn vặt đường phố, các món ăn cũ hâm nóng lại,....

Thay đổi chế độ ăn: trẻ đang ăn hoàn toàn bằng sữa mẹ đổi sang sữa công thức hay trẻ mới bước sang chế độ ăn dặm, chưa quen với những món ăn mới khiến hệ tiêu hóa bị kích thích. 

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa, ruột khó hấp thu dinh dưỡng. 

Một số nguyên nhân khác: tiêu chảy ở trẻ sơ sinh có thể do một số nguyên nhân khác như bé dùng kháng sinh, bé bị viêm đường hô hấp, viêm tai giữa….

Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy có nguy hiểm không

Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy có thể gây mất nước, mất điện giải sau 1-2 ngày. Bệnh có thể diễn tiến rất nhanh, dẫn đến lượng nước cần thiết của cơ thể không đủ, bé có thể giảm ý thức, tim đập nhanh, da nhợt nhạt. Nếu để tình trạng kéo dài mà không xử lý kịp thời có thể ảnh hưởng đến tính mạng. 

Chưa kể đến nguyên nhân bé bị tiêu chảy là gì. Nếu trẻ bị tiêu chảy do nhiễm khuẩn, nhiễm virus mà không điều trị kịp thời thì còn nguy hiểm hơn. 

Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị tiêu chảy

Số lần trẻ đi ngoài nhiều hơn bình thường những ngày khác, phân lỏng nước, thậm chí toàn nước là dấu hiệu đầu tiên mẹ cần chú ý. Bên cạnh đó trẻ có các dấu hiệu khác đi kèm khác.

Phân nhầy bọt hoặc lẫn máu: ở trẻ sơ sinh, chất nhầy trong phân có một lượng nhỏ là điều bình thường, nhưng nếu lượng chất chầy bọt này nhiều, đặc biệt là lẫn máu thì bé có thể gặp phải tình trạng nhiễm trùng đường tiêu hóa.

Khi bé đi ngoài nhiều lần, phân nhầy bọt lẫn máu kết hợp với khó chịu, quấy khóc, chán ăn, đau bụng, nôn trớ, sốt trên 38,5 độ trở lên, khô miệng, lượng nước tiểu giảm là dấu hiệu tiêu chảy ở trẻ sơ sinh.

Cách chữa tiêu chảy cho trẻ sơ sinh

Tiêu chảy ở trẻ sơ sinh nếu không biết cách chữa trị và xử lý có thể dẫn đến những hậu quả đáng tiếc. Mẹ hãy theo dõi những dấu hiệu để nhận biết trẻ bị tiêu chảy và áp dụng ngay các cách dưới đây để điều trị cho bé.

Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy phải làm sao

Với trẻ dưới 6 tháng tuổi mẹ hãy tích cực cho bé bú mẹ nhiều lên để giúp bé bù lại lượng nước và chất dinh dưỡng mất đi khi bị tiêu chảy. Hơn thế nữa, trong sữa mẹ có rất nhiều lợi khuẩn tốt cho hệ tiêu hóa. Mẹ cũng cần bổ sung dinh dưỡng hợp lý, tránh những món ăn gây dị ứng với bé, cân bằng đủ các nhóm dinh dưỡng nhưng cũng hạn chế những món ăn nhiều đạm, nhiều chất béo, bổ sung những thực phẩm có lợi cho hệ tiêu hóa. 

Với trẻ trên 6 tháng tuổi: vẫn tích cực cho bé bú thêm sữa mẹ, đồng thời cho bé uống thêm nước, oresol pha theo tỉ lệ được hướng dẫn.

Trẻ đã ăn dặm mẹ nên cho bé ăn các món ăn mềm dễ tiêu hóa như cháo cà rốt, cháo thịt băm, chuối, táo… Chia nhỏ bữa ăn trong ngày để tránh quá tải cho hệ tiêu hóa. Thức ăn cần mềm, lỏng, nhuyễn, nấu chín kĩ. 

Tuyệt đối tránh cho trẻ ăn, uống các thực phẩm chứa nhiều đường như kẹo ngọt, nước có ga, các thực phẩm quá nhiều chất xơ, thực phẩm nhiều dầu mỡ, thực phẩm có nguồn gốc từ sữa như sữa tươi, phomai để tránh tình trạng tiêu chảy trở nên nặng nề hơn. 

Vệ sinh các đồ dùng, vật dụng, đồ chơi của bé, vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, rửa tay trước và sau khi vệ sinh cho bé, cho bé ăn…

Không tự ý cho bé uống thuốc chống tiêu chảy trừ khi có sự chỉ định của bác sĩ. Các bác sĩ sẽ thường không kê thuốc cầm tiêu chảy cho trẻ mà thay vào đó là xác định trẻ bị nhiễm tiêu chảy do đâu rồi dùng các loại kháng sinh nếu trẻ bị nhiễm trùng.

Sau khi thực hiện các biện pháp điều trị mà tình trạng của bé vẫn không đỡ hơn, mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đến các cơ sở y tế để điều trị kịp thời. 

Mẹo chữa tiêu chảy cho trẻ sơ sinh

Một số cách dân gian chữa tiêu chảy cho trẻ sơ sinh:

Nước gạo và cà rốt rang: Mẹ lấy một nhúm gạo và cà rốt thái nhỏ rang lên. Lấy hỗn hợp đã rang đun sôi với nước, sau đó cho chút muối vào nước đun lên cho bé uống.

Gạo lứt rang: rang vàng gạo lứt, khi thấy thơm thì tắt bếp, cho vào lọ thủy tinh bảo quản và cho bé dùng dần. Đun nước cho trẻ uống dần

Chuối tiêu xanh: tước lớp vở xanh bên ngoài, cắt ra rồi xay nhỏ, trộn với cháo nấu chín cho bé ăn trong khoảng 3 ngày đến khi tình trạng tiêu chảy thuyên giảm. 

Trứng rán là mơ. Lá mơ thái nhỏ, rán cùng với trứng cho bé ăn 2 lần/ngày.

Lá ổi xanh: chọn những búp ổi non, nấu lên chắt lấy nước uống trong 1-2 ngày. 

Gừng tươi: Gừng tươi rửa sạch, nướng chín rồi gọt vỏ, cắt thành từng lát nhỏ. Khi dùng cho vài lát gừng vào nước nóng và cho bé uống như trà. 

Cà rốt: rửa sạch, gọt vỏ, đun với 2 lít nước đến khi nhừ, cà rốt nghiền nhỏ, cho bé uống nước và ăn cà rốt nghiền vừa giúp hỗ trợ điều trị tiêu chảy vừa tăng đề kháng cho trẻ. 

Ngoài ra còn một số thực phẩm tốt mẹ cho bé ăn thêm để nhanh chóng xử lí được tình trạng tiêu chảy như chuối, táo, sữa chua. 

Phòng ngừa trẻ sơ sinh bị tiêu chảy như thế nào?

Để phòng ngừa tiêu chảy ở trẻ sơ sinh mẹ cần thực hiện những biện pháp sau: 

Nên nuôi con bằng sữa mẹ đến khi bé được 18 - 24 tháng tuổi.

Trong quá trình nuôi con bằng sữa mẹ hay khi bắt đầu cho trẻ ăn dặm, mẹ nên test dị ứng cho trẻ. Mẹ thử từng lượng nhỏ, trong 3 ngày liên tiếp rồi xem phản ứng của bé. Nếu thấy bé phản ứng với thực phẩm nào thì nên tránh những thực phẩm đó, chờ đến khi hệ tiêu hóa của bé thật sự hoàn thiện và quen với các loại thực phẩm thì hãy cho bé ăn lại.

Trong sinh hoạt hàng ngày nên sử dụng nguồn nước sạch

Rửa tay trước khi ăn, khi chế biến đồ ăn, trước khi cho bé ăn và sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã cho bé.

Thực hiện ăn chín, uống sôi, không ăn rau sống, không uống nước lã và các thực phẩm chưa chín kỹ.

Sử dụng cầu tiêu và xử lý phân trẻ nhỏ an toàn. Đối với gia đình có bệnh nhân tiêu chảy cấp cần rắc vôi bột hoặc Cloramin B sau mỗi lần đi tiêu. Phân và chất thải của người bệnh phải đổ vào nhà tiêu, cho vôi bột, Cloramin B... vào sau mỗi lần đi để sát khuẩn.

Hạn chế ra, vào vùng đang có dịch để tránh bị lây nhiễm bệnh cho bé, gia đình và những người khác.

Không đổ chất thải, nước giặt, rửa và đồ dùng của người bệnh xuống ao, hồ, sông, giếng. Không vứt súc vật chết và rác xuống ao, hồ, sông, giếng.

Nhỏ vắc-xin rota là một trong những biện pháp phòng ngừa tiêu chảy do rotavirus ở trẻ giúp bé phòng tránh được đến 90% nguy cơ bị tiêu chảy do rota virus gây ra.

Lời khuyên cho cha mẹ 

Trên đây là những gợi ý của chúng tôi về những cách điều trị cho trẻ sơ sinh bị tiêu chảy tại nhà. Nhưng tốt hơn hết, mẹ nên đưa bé đến các cơ sở y tế để được thăm khám và có sự hướng dẫn của các bác sĩ chuyên khoa. 

Hoặc khi trẻ có những dấu hiệu sau mẹ cần đưa bé đi khám ngay:

  • Tình trạng tiêu chảy của trẻ kéo dài quá 3 ngày.
  • Trẻ nôn ói nhiều hơn 12h
  • Đau bụng hoặc quấy khóc nhiều.
  • Các triệu chứng mất nước như môi khô, mắt trũng, khóc không có nước mắt, vật vã, kích thích.
  • Sốt cao liên tục trên 38,5 độ C.
  • Đi tiêu lẫn nhầy và máu.
  • Trẻ dưới 3 tháng tuổi

Như vậy, cha mẹ đã phần nào hiểu được nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị khi trẻ sơ sinh bị tiêu chảy cũng như cách phòng ngừa cho bé. Chúc cha mẹ và bé luôn khỏe mạnh!

 

Bài viết liên quan